2001 – 2010
3.4.2. Về phát triển nông thôn
Xây dựng phát triển NT toàn diện cả về cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kỹ thuật; ưu tiên trước hết đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thông NT, giáo dục, y tế, văn hóa, phát triển đô thị NT văn minh, bảo vệ môi trường…
- Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế NT: mục tiêu cực kỳ quan trọng đặt ra
là đồng thời với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, mở rộng và phát triển mạnh sản xuất NN, cần phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế NT theo hướng CNH, HĐH bằng cách tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích tham gia vào sản xuất trong các ngành nghề ngoài NN, sử dụng thời gian nhàn rỗi trong thời vụ NN để tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các dịch vụ khác. Cụ thể như: gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm ngư, xay xát nông sản, sơ chế và chế biến lương thực thực phẩm-thủy sản,
may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…
- Giao thông NT: Theo đề án phát triển giao thông NT đến năm 2020, tỉnh Long
An sẽ thực hiện nhựa hóa 3.100km đường giao thông do địa phương quản lý.
Cũng theo đề án trên, từ nay đến năm 2020, tỉnh Long An phấn đấu 100% xã ở các huyện vùng ĐTM có đường ôtô đến trung tâm xã và nhựa hóa 315km đường giao thông NT đến trung tâm xã; bêtông hóa 5.227m cầu trên các tuyến đường địa phương quản lý và bêtông hóa 248km đường ở xóm ấp, sửa chữa làm mới 650 bến thủy nội địa kết hợp với giao thông NT do địa phương quản lý, nạo vét thông luồng giao thông thủy với 1.054km. Ưu tiên phát triển giao thông NT ở các huyện vùng ĐTM, các xã vùng sâu, vùng xa. Tổng số vốn đầu tư phát triển giao thông NT đến năm 2020 của tỉnh Long An hơn 7.100 tỉ đồng, trong đó huy động nhân dân đóng góp từ 20%-30% để góp phần hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông NT, đáp ứng nhu cầu phục vụ xây dựng nền NN, lâm nghiệp và thủy sản phát triển toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. Long An hiện có khoảng 5.562km đường và 711 cầu với chiều dài 30.809km. Hệ thống giao trên địa bàn tỉnh cơ bản đã kết nối giao thông nội địa với các tuyến QL. Một số tuyến giao thông quan trọng huyết mạch trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầu tư như đường vành đai 4 dự kiến năm 2015, đường vành đai 3, đường cao tốc Tân Sân Nhất - Long An, QL N2 đoạn Tân Thạnh - Đồng Tháp, đường Cần Đước - Chợ Gạo; về giao thông đường thủy các trục chính như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, kênh Chợ Đệm, kênh Thủ Thừa, kênh Chợ Gạo sắp tới cũng đầu tư nạo vét khai thông luồng tuyến phục vụ vận chuyển đi lại thuận lợi.
- Giáo dục, đến năm 2010, có ít nhất 10 – 15% trường mầm non, 70% trường tiểu
học, 50% trường Trung học cơ sở và 100% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2020 có ít nhất 50% trường mầm non, 100% trường tiểu học,80% trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia.
- Y tế, đến năm 2010 có trên 100% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia (2007:
89,61%), đạt tỉ lệ 5,2 bác sỹ/10.000 dân và 0,8 dược sỹ đại học/10.000 dân và đến năm 2020 đạt tỉ lệ 6 bác sỹ và trên 1,2 dược sỹ/10.000 dân. Duy trì tốt 3 chỉ tiêu nhân lực y tế xã (100% xã có bác sỹ, nữ hộ sinh, 100% khóm ấp có nhân viên y tế). Tổ chức tốt hệ thống y tế dự phòng, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và kế hoạch hoá gia đình.
dân khu vực NT được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập. Đến năm 2015 triển khai hạ tầng mạng viễn thông băng rộng đa dịch vụ đến 100% UBND các xã, trường học, trạm y tế. Tiếp tục thực hiện dịch vụ viễn thông công ích theo chủ trương chung tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020 hoàn thiện mạng viễn thông băng rộng đến hầu hết các ấp trong tỉnh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống điểm Bưu điện văn hóa xã hoặc trung tâm thông tin và truyền thông tại xã và phát triển internet cho cộng đồng NT, giai đoạn 2012- 2013 có 10 xã và giai đoạn 2013- 2015 có 40 xã đạt tiêu chí NT mới.
Có internet kết nối đến ấp: giai đoạn 2011-2015 cho khoảng 30% số xã trong tỉnh. Đến năm 2020 thực hiện các xã còn lại.
Xây dựng chính quyền điện tử cấp xã: Phấn đấu đến năm 2015 thực hiện 50% số xã, đến năm 2020 thực hiện 50% số xã còn lại; Các cơ quan nhà nước từ cấp huyện đến tỉnh có trang (cổng) thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin và cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực NT. Phấn đấu đến năm 2015, có trên 70% các Sở ngành, UBND huyện, thành phố Tân An (UBND cấp huyện) có trang (cổng) thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin lĩnh vực, ngành mình phụ trách, phục vụ cho người dân. Đến năm 2020 thực hiện 30% các Sở ngành, UBND cấp huyện còn lại.
Truyền thông cho cộng đồng NT: Tiếp tục thực hiện Đề án “Tuyên truyền, nâng cao kiến thức về ứng dụng CNTT phục vụ NN, nông dân, NT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011- 2015”; Đảm bảo 100% số xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình Trung ương; hệ thống truyền thanh được đưa đến hầu hết các xã. Đảm bảo hầu hết các hộ gia đình khu vực NT nghe và xem được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu; Báo, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh xây dựng các chương trình, chuyên mục chuyên biệt về NN, nông dân và NT; đảm bảo 100% số xã trong tỉnh có báo Nhân dân, báo Long An đến trong ngày.