2001 – 2010
3.5.1. Về phát triển nông nghiệp
3.5.1.1. Đối với trồng trọt
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch: phát triển vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu, vùng sản xuất lúa đặc sản, vùng sản xuất rau an toàn… và các dự án đầu tư phát triển ngành hàng thanh long, chanh, lúa gạo huyết rồng… dự án đầu tư thâm canh mía nguyên liệu, dự án khai thác gạo đặc sản.
- Xây dựng chương trình hoặc đề án ứng dụng công nghệ vào sản xuất các cây trồng là hàng hóa chủ lực của tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Xây dựng các câu lạc bộ: bắp lai 7 tấn/ha, đậu phộng 4 tấn/ha, rau cải ngọt 40 – 50 tấn/ha, thanh long 30 tấn/ha, lúa cao sản chất lượng cao 7 tấn/ha, chanh 30 – 40 tấn/ha… Xây dựng, nâng cao chất lượng sinh hoạt các câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm, phổ biến tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới cũng như các thông tin về thị trường…
- Thực hiện có hiệu quả chương trình giống cây trồng, phấn đấu đến năm 2015 có 95% diện tích sử dụng giống tiến bộ kĩ thuật mới, 70% diện tích gieo trồng lúa sử dụng giống xác nhận, sử dụng các giống rau – dưa hấu thế hệ lai F1 có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng quy trình nhân giống chất lượng cao đối với cây lâu năm (chanh, thanh long, dứa…)…
- Hoạt động khuyển nông và đào tạo nghề trong trồng trọt phải gia tăng số lượng mô hình, người lao động được huấn luyện…
3.5.1.2. Đối với chăn nuôi
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi, phát triển chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp theo phương thức nuôi bán công nghiệp – công nghiệp.
- Kêu gọi đầu tư phát triển chăn nuôi hàng hóa và tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi nằm trong các khu dân cư di dời đến địa điểm mới gắn với mở rộng quy mô và thay đổi phương thức nuôi.
tốt giống vật nuôi.
- Tăng cường hoạt động thú y trong giám sát, phòng dịch bệnh, đặc biệt theo dõi giám sát diễn biến dịch bệnh tiềm ẩn có nguy cơ tái phát (cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng, heo tai xanh…), kiểm tra vệ sinh thú y, chất lượng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, kiểm dịch động vật vận chuyển qua cửa khẩu biên giới và qua phạm vi hành chính của tỉnh.
3.5.1.3. Đối với thủy sản
- Khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản bền vững, tạo bước đột phá đối với nuôi thủy sản nước ngọt (cá đồng) ở các huyện ĐTM.
- Xây dựng và đầu tư phát triển nuôi cá đồng cho 6 huyện: Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức Huệ thuộc vùng ĐTM; đầu tư phát triển vùng nuôi thủy sản nước lợ tập trung ở huyện Châu Thành và Tân Trụ; đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học hỗ trợ các cơ sở nhân giống cá nước ngọt đạt chất lượng cao.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường, dịch bệnh, chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm thủy sản sau khi thu hoạch. Xây dựng quy chế phòng chống lây lan dịch bệnh thủy sản nhằm hỗ trợ một phần kinh phí xử lí bệnh và tái sản xuất cho người dân.
- Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tổ chức quan trắc và thông báo thường xuyên chất lượng nước đến người nuôi thủy sản.
3.5.1.4. Tiếp tục đầu tư, hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp
Trong những năm gần đây, tình hình lao động NN, nhất là lao động thời vụ ngày càng thiếu trầm trọng, hàng hóa nông sản yêu cầu chất lượng phải nâng cao, giảm thất thoát (trong thu hoạch, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh, đặc biệt cây lúa phải gieo xạ đồng loạt để né rầy, nhu cầu lao động lại càng thiếu gay gắt...) việc đẩy mạnh cơ giới hóa NN càng có ý nghĩa quan trọng và yêu cầu cấp bách.
Đưa cơ giới hóa NN vào áp dụng rộng rãi đối với các công đoạn của sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản. Tiếp tục hỗ trợ cơ giới hóa các khâu gieo cấy, sấy và bảo quản sản phẩm trồng trọt, máy phân phối thức ăn, nước uống,… đối với chăn nuôi gà, lợn, thủy sản.
3.5.1.5. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất
Khai thác có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất NN nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Công tác áp dụng tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất NN bao gồm:
- Chọn, tạo, nhập, lai tạo để có bộ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, có khả năng chống chịu tốt với yếu tố môi trường và sâu bệnh, đạt năng suất cao đặc biệt là phải có chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận tiêu thụ.
- Ứng dụng công nghệ cao: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học và công nghệ năng lượng vào phát triển các ngành hàng ưu tiên phát triển như chăn nuôi lợn, gà, trồng hoa cây cảnh, trồng rau an toàn, sản xuất trái cây đặc sản (thanh long, dứa, chanh), sản phẩm chăn nuôi và thủy sản an toàn…
- Hoàn thiện và ứng dụng có hiệu quả quy trình kĩ thuật thâm canh từng loại cây trồng, gia súc, gia cầm, cá tôm và thủy đặc sản để có năng suất tối ưu cả về sinh học và kinh tế.
- Làm tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm bằng cách xây dựng mô hình, tập huấn kĩ thuật, cập nhật và ứng dụng đầy đủ về một số cây trồng, vật nuôi cho nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Xây dựng và có chế độ chính sách khuyến khích hoạt động hiệu quả của khuyến nông cơ sở.
3.5.1.6. Đẩy mạnh thủy lợi hóa nông nghiệp
Thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản có trọng tâm, trọng điểm theo hướng đa mục tiêu phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh. Xây dựng và quản lí vận hành hệ thống thủy lợi hiệu quả, triển khai thực hiện các chương trình, dự án thủy lợi cần thiết đầu tư đồng bộ phục vụ phát triển NN từ 2010 đến 2020 như sau:
- Thực hiện đề án phát triển trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ vùng ĐTM, triển khai hợp phần xây dựng hệ thống các kênh mương – cống cấp thoát nước cho 17.800 ha ở huyện Đức Hòa.
- Lập các dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản ở các huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Đức Huệ, Châu Thành…
- Chương trình xây dựng hệ thống đê bao lửng cho diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ: Đông xuân và Hè thu ở các huyện vùng ngập lũ.
thường xuyên nạo vét kênh nước đảm bảo tưới, tiêu kịp thời cho sản xuất NN.
3.5.1.7. Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông sản
- Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản nông sản, phát huy mối gắn kết giữa doanh nghiệp (công ty Lương thực Long An, nhà máy đường NIVL, Hiệp Hòa, các nhà máy chế biến sản phẩm từ tràm) và nông dân trong chuỗi sản xuất – chế biến – bảo quản – tiêu thụ nông sản.
- Kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất thu mua, chế biến một số nông sản như: chanh, thanh long, rau an toàn, dứa, chủ động trong xây dựng vùng nguyên liệu, có chính sách đầu tư, thu mua đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp.