Kinh nghiệm CNH,HĐH nông nghiệp, nông thô nở một số nước và vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 31 - 38)

2001 – 2010

1.4.Kinh nghiệm CNH,HĐH nông nghiệp, nông thô nở một số nước và vùng lãnh thổ

thổ

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước và vùng lãnh thổ Châu Á

Các nước và vùng lãnh thổ châu Á, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia…là những nước và vùng lãnh thổ đã thực hiện thành công sự nghiệp CNH đất nước ở các mức độ khác nhau. Mỗi thành công của các quốc gia trên đều cho ta các kinh nghiệm bổ ích giúp Việt Nam giảm được thời gian mò mẫm, rút ngắn thời kì CNH, HĐH NN, NT của mình. Một số kinh nghiệm chính là:

- Phát triển NN là tiền đề CNH.

Làn sóng CNH lần thứ nhất diễn ra từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX, bước chuẩn bị của làn sóng CNH luôn luôn khởi đầu bằng một giai đoạn phát triển đột phá của NN. Sự cất cánh về công nghiệp đòi hỏi NN cung cấp một lượng lương thực hàng hóa lớn, đủ sức giữ giá thực phẩm không tăng, ổn định mức lương thực tế cho một lượng khổng lồ lao động tăng vọt tham gia vào công nghiệp. Ngân hàng thế giới đã nhận định: “Tăng trưởng NN chính là yếu tố tiên phong của các cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra trên khắp thế giới”.

Đối với Malaixia, đầu tiên họ cũng khuyến khích phát triển NN, nhưng không phải là một nền NN để lấy lương thực như nhiều nước Châu Á khác mà tập trung vào khai thác và phát huy thế mạnh của các loại cây công nghiệp xuất khẩu như cao su, cọ dầu,… Sản xuất NN ở Malaixia chủ yếu được tiến hành trong trong các trang trại lớn của Nhà nước và tư nhân, các trang trại gia đình qui mô nhỏ của từng hộ nông dân. Chính phủ Malaixia đã đề ra nhiều chính sách thúc đẩy phát triển NN, NT trong đó chú trọng các chính sách phát triển lương thực thực phẩm với chương trình quốc gia về lúa gạo. Nhà nước tiến hành hỗ trợ cho việc tăng thu nhập của nông dân, trước hết là nông dân trồng lúa, như: tăng cường đầu tư trực tiếp cho NN ở vùng lúa về nghiên cứu khoa học, giảm giá phân bón, giảm thủy lợi phí, tăng cường các công trình thủy lợi, phổ biến giống mới, thâm canh tăng vụ, hỗ trợ giá cho cả người sản xuất và người tiêu thụ…

Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á đưa NN đi lên CNH, HĐH. Mãi đến cuối thế kỉ XIX Nhật vẫn còn đặt ra yêu cầu phải CNH NN để cung cấp đủ nông sản, trước hết là lương thực thực phẩm với khối lượng lớn, chất lượng cao cho dân cư, đồng thời giải phóng một lực lượng lao động cho công nghiệp. Bài học của Nhật Bản mà chúng ta có thể tham khảo là việc giải quyết nội dung phát triển toàn diện NN được thực hiện theo nhiều giai đoạn với những mục tiêu cụ thể, phù hợp. Cụ thể là trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật đã đề ra chương trình mục tiêu là “đảm bảo an ninh lương thực và cải cách kinh tế NT”. Chính phủ Nhật thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản đảm bảo lợi ích thỏa đáng cho nông dân các vùng NN mũi nhọn và thực thi đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, bảo hộ sản xuất NN như: tự do lưu thông hàng hóa, tăng cường công tác khuyến nông do Nhà nước đầu tư, hoàn thiện qui trình sản xuất NN, cải thiện điều kiện sống. Từ năm 1947, Chính phủ Nhật đã ban hành một số đạo luật như: Luật tài trợ cho nông dân trong trường hợp gặp thiên tai, Luật tăng cường độ màu mỡ của đất, Luật đất đai NN… nhằm thúc đẩy NN phát triển cao hơn nữa. Nhờ những chủ trương đúng đắn đó mà đến năm 1960, NN Nhật Bản đã đảm bảo 102% nhu cầu về gạo, 91% nhu cầu về thịt, 101% nhu cầu về trứng, 98% nhu cầu về sữa và 100% nhu cầu về rau…

Như vậy, những ví dụ trên cho thấy có nhiều chính sách đúng đắn phát triển NN sẽ đủ mức tạo ra thặng dư nông phẩm đóng góp đầu tư phát triển công nghiệp.

- Gắn kết giữa công nghiệp và NN.

Công nghiệp luôn phục vụ NN phát triển và ngược lại, NN trở thành thị trường lớn để tích lũy cho công nghiệp.

Đó là thành công kì diệu nhất ở Nhật Bản và Đài Loan. Trong quá trình khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thập kỉ 1950, công nghiệp Nhật Bản tập trung phát triển các ngành phục vụ vật tư và máy móc cho NN như hóa chất sản xuất phân bón, cơ khí sản xuất máy kéo và máy công cụ. Nhờ đó, NN được trang bị đầy đủ máy móc, có đủ phân bón để thâm canh.

Đài Loan chủ trương tập trung sản xuất vật tư NN và phát triển công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu. Năm 1950, NN đóng góp 90% giá trị xuất khẩu, trong đó 70% là nông sản chế biến. Trong suốt 10 năm tiếp theo, nông – lâm sản thô và chế biến vẫn chiếm 70% giá trị xuất khẩu. Công nghiệp chế biến tạo sức cạnh tranh mạnh trên thị

trường xuất khẩu và làm tăng giá trị nông sản. Điểm hay nhất là các nhà máy chế biến đều dựa trên quan hệ hợp đồng sản xuất nguyên liệu với nông dân.

- Chú trọng đưa công nghiệp từ đô thị về NT.

Việc chú trọng đưa công nghiệp từ đô thị về NT sẽ tạo việc làm và thu nhập cho cư dân NT, giảm tải cho thành phố. Với phương châm “ly nông bất ly hương” cùng chính sách phát triển doanh nghiệp NT và đưa công nghiệp lớn về NT đã tạo sự gắn bó hài hòa phát triển NT với phát triển công nghiệp, xóa bỏ khoảng cách về mức sống giữa đô thị và NT. Đó là kinh nghiệm của một số nước như:

Nhật Bản đã thực hiện việc đưa công nghiệp về NT bằng hình thức xây dựng xí nghiệp vừa và nhỏ ở các thị xã, thị trấn và đặc biệt là mở ra mạng lưới công nghiệp gia đình phân tán ở NT làm vệ tinh, gia công cho các xí nghiệp lớn ở đô thị. Việc hình thành các cơ sở công nghiệp theo các cấp như vậy cho phép Nhật Bản tận dụng được mọi loại trình độ tay nghề. Những lao động có trình độ kĩ thuật cao, được đào tạo chính qui thì làm việc ở các xí nghiệp ở đô thị. Những người chỉ được đào tạo ngắn hạn, trình độ tay nghề thấp hơn một chút thì có thể làm việc tại các xí nghiệp ở thị trấn, thị xã. Còn những người nông dân hoặc chủ trang trại trình độ thấp, thậm chí chưa qua đào tạo bồi dưỡng thì có thể làm việc ở các xí nghiệp thuộc các cơ sở công nghiệp gia đình nông dân ở NT. Sự phát triển kết hợp này có ý nghĩa rất lớn trong việc tận dụng được mọi quĩ thời gian nhàn rỗi của người lao động, cũng như thế mạnh ở NT, giảm thiểu được chi phí xây dựng cơ bản và tận dụng được đất đai, nhà cửa sẵn có… Các xí nghiệp vừa và nhỏ thường làm gia công cho các xí nghiệp lớn nên cũng có quan hệ với nhau trong sản xuất kinh doanh nên tránh được việc các xí nghiệp vừa và nhỏ bị các xí nghiệp lớn cạnh tranh, thôn tính.

Chính phủ Thái Lan thì lấy NN làm điểm tựa đồng thời kết hợp công nghiệp cả ở đô thị và NT, đẩy mạnh sản xuất chế biến và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống nông, lâm, thủy sản, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có trọng điểm để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.

Ở Trung Quốc, công nghiệp NT được gọi là xí nghiệp Hương trấn. Xí nghiệp Hương trấn được hình thành từ cuối năm 1978 và phát triển mạnh từ đầu những năm 1980. Các xí nghiệp hương trấn tồn tại với nhiều hình thức đa dạng: cá nhân, tư nhân, HTX… trong đó phổ biến nhất là công nghiệp gia đình hoặc tổ hợp công nghiệp gia

đình với qui mô nhỏ nên phương thức quản lý cũng như hoạt động rất linh hoạt. Năm 2004, giá trị gia tăng của xí nghiệp Hương trấn đạt 4.150 tỉ NDT, tăng 13,3 % so với năm 2003; trong đó giá trị công nghiệp đạt 2.920 tỉ NDT, tăng 13,5% doanh thu đạt 16.600 tỉ NDT, tăng 13,1%; số công nhân là 138,4 triệu người. Các xí nghiệp Hương trấn của Trung Quốc phát triển mạnh ở các vành đai các thành phố phát triển như: Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh,… chỉ riêng Thượng Hải, các xí nghiệp Hương trấn đã có hàng nghìn mặt hàng xuất khẩu thông qua 25 công ty xuất khẩu, trong đó các sản phẩm dệt và may mặc chiếm 60 – 80%, ngoài ra còn có các mặt hàng cơ khí, điện tử liên doanh với công ty thành phố Thượng Hải, xí nghiệp Hương trấn đã kết hợp chặt chẽ với công nghiệp thành thị với nhiều hình thức linh hoạt như sản xuất gia công, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm,… Kinh nghiệm thực tế ở Trung Quốc cho thấy, công nghiệp NT không thể cùng một lúc phát triển ở tất cả các vùng, các miền của đất nước, mà giai đoạn đầu ở những vùng có điều kiện thuận lợi trước. Đó chính là các vùng vành đai của các thành phố đô thị phát triển. Việc phát triển các xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc đã đem lại hiệu quả cao, phù hợp với khả năng tài chính của người lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội NT Trung Quốc.

- Tập trung đất đai để tăng hiệu quả CNH NN

Trung Quốc giống như các nước XHCN khác, trước đây chủ trương mở rộng quy mô đơn vị sản xuất NN bằng nông trường quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm vị trí chủ đạo. Trong NT, ngay sau cải cách ruộng đất đầu thập kỉ 1950, Trung Quốc xóa bỏ kinh tế hộ, bước nhanh vào tập thể hóa với quy mô ngày càng lớn. Khi sản xuất bế tắc, quay lại cách quản lý khoán sản phẩm đến hộ nhưng vẫn giữ nguyên công xã. Tuy quy mô sản xuất lớn, huy động hàng tỉ ngày công lao động xây dựng các công trình thủy lợi, áp dụng cơ giới hóa lớn nhưng cung cách quản lý tập thể lại triệt tiêu động lực chăm lo sản xuất của người lao động, sản xuất kém hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ của quá trình CNH tăng nhanh, lao động NT chuyển nhanh ra đô thị bỏ lại đất đai trong khi nhiều người có vốn, có khả năng lại khó mở rộng quy mô trang trại vì luật không cho phép mua bán đất, cách giải quyết của họ là chuyển sang thuê lại đất để sản xuất NN. Thời gian qua, tỉ lệ ruộng đất thuê mướn trong tổng diện tích đất canh tác ở Trung Quốc tăng liên tục, diện tích đất thuê đã chiếm hơn 10% cả nước. Nhờ đó, quy

mô bình quân ruộng đất/hộ từ năm 2000 đến nay có xu hướng tăng lên, đảo ngược quá trình giảm đều suốt 15 năm trước. Cho thuê đất NN là một giải pháp để chuyển lao động NT sang thị trường lao động phi NN. Đất sau khi cho thuê tập trung lại trong tay người làm ăn giỏi đã tăng hiệu quả rõ rệt.

Ở Đông Nam Á, trừ Philippin, quá trình cải cách ruộng đất diễn ra khá thành công, sản xuất NN tiểu nông khá phát triển. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng của chủ trương bảo đảm công bằng xã hội, kinh tế trang trại không phát triển, vì vậy, khi kinh tế phát triển, nguy cơ rơi vào “bẫy quy mô sản xuất nhỏ” vẫn đe dọa các nước này. Inđônêxia năm 1983, gần một nửa số hộ dân chỉ có dưới 0,5ha, có 5,8% hộ nông dân có trên 3ha. Còn Thái Lan là nước sản xuất quảng canh, năng suất thấp cũng có quy mô hộ trung bình là 3,3ha. Vì thế, cơ giới hóa ở Đông Nam Á vẫn là cơ giới nhỏ.

- Coi trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển tài

nguyên con người ở NT

Chính phủ Malaixia cũng đặc biệt chú ý đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở NT, nhất là trên những vùng qui hoạch di dân và định canh định cư. Nhờ đó mà các chương trình đô thị hóa NT, chương trình thâm canh và phục hóa đất đai, chương trình định canh định cư… đạt được những thành tựu lớn. Chẳng hạn, trước khi đưa dân đến định cư thì hệ thống trường học, bệnh viện, đường sá, đường điện, hệ thống cấp thoát nước, cửa hàng cửa hiệu, chợ NT và cả nhà thờ… đã được xây dựng hoàn tất. Đó là những điều kiện để “an cư, lạc nghiệp” cho những người di dời đến.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Chính phủ Malaixia cũng rất chú trọng, bất kể dự án nào tiến hành ở NT đều có phần đầu tư cho đào tạo các loại như: đào tạo kĩ thuật, đào tạo tiếp thị, đào tạo quản lý, trong các điểm định cư người ta cũng tổ chức các câu lạc bộ giáo dục để phổ cập giáo dục cho từng người dân nông thôn.

Đài Loan là nước có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện nước và mạng lưới giáo dục đào tạo khá tốt. Trước năm 1945, dưới thời kì đô hộ của Nhật Bản, do muốn biến Đài Loan thành nơi cung cấp nguyên liệu NN cho chính quốc nên đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng NT, tập trung mạnh vào giao thông, hệ thống điện, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật NN. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng NT. Về giáo dục NT và đào tạo kĩ thuật hướng nghiệp, Đài Loan đã có nền tảng tốt từ khi còn là thuộc địa của Nhật Bản. Năm 1970, tỉ lệ người biết chữ

trên 90% và hơn 2/3 dân số NN Đài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức.

Kết cấu hạ tầng thuận tiện, dịch vụ điện, nước và thông tin liên lạc thông suốt trong toàn quốc và chất lượng lao động cao đã tạo nên môi trường đầu tư đặc biệt ở Nhật Bản và Đài Loan, đó là xây dựng nhà máy ở NT rẻ hơn đô thị. Đây là điều mà không một quốc gia công nghiệp đi trước nào có được và cũng chưa một nền kinh tế đang phát triển hiện nay đạt được, thậm chí đang là khó khăn lớn nhất ở Trung Quốc và Việt Nam.

Nhờ sớm biết đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội NT và phát triển tài nguyên con người mà quá trình CNH, HĐH NN, NT của các nước trên được dàn trải trên phạm vi rộng khắp cả nước, từ thành thị đến NT, từ miền xuôi đến miền núi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chú trọng chuyển giao công nghệ về các vùng NT

Nhờ sớm CNH NT thông qua hình thức chủ yếu là NT làm gia công công nghiệp cho thành thị, Nhật Bản đã đưa những công nghệ, kĩ thuật gia công chế tạo về NT, làm NT nhanh chóng được phát triển.

Ở Trung Quốc, quá trình chuyển giao công nghệ đến NT được thể hiện rõ nhất qua chương trình “đốm lửa”, để thực hiện chương trình này Trung Quốc đã huy động mọi lực lượng khoa học – kĩ thuật của trung ương và địa phương, khuyến khích làn sóng các nhà khoa học và công nghệ gia từ thành thị, từ các viện nghiên cứu, từ các trường Đại học về các xí nghiệp NT giúp đỡ các xí nghiệp hương trấn, bên cạnh đó cố gắng đổi mới về chất lượng chuyên môn cán bộ NT thông qua đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận và học tập kinh nghiệm chuyển giao công nghệ theo cách này của Trung Quốc.

- Đề cao vai trò của Chính phủ đối với quá trình CNH, HĐH NN, NT

Thực tiễn qua quá trình CNH, HĐH NN, NT ở nhiều nước cho thấy rằng ở đâu có sự quan tâm của Chính phủ, thì ở đó tiến trình CNH, HĐH đạt hiệu quả cao.

Chính phủ Thái Lan đã có vai trò rất lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT của mình. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1977 – 1981) chính phủ đã chuyển hướng chiến

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 31 - 38)