Về nông thôn

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 123 - 128)

2001 – 2010

3.5.2.Về nông thôn

3.5.2.1. Phát triển công nghiệp bền vững

Phát triển ngành CN phải gắn chặt với bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm theo một số hướng sau: áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong sản xuất. Ngoài ra, có thể sử dụng công nghệ mới, men, enzyme để thay thế các hoá chất độc hại thường dùng… Tận dụng chế biến các phụ phế liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm chính thành các thành phẩm có giá trị kinh tế. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi vùng dân cư đông đúc. Bố trí tập trung các cơ sở sản xuất cùng ngành nghề ở địa phương thành từng cụm để thuận tiện cho việc xử lý chất thải, nước thải.

Quy hoạch và xây dựng các hệ thống hạ tầng về cấp, thoát nước, xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các địa phương trong tỉnh. Để làm tốt được việc này, trước hết tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân và doanh nghiệp về quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, đồng thời để họ thấy được sự cần thiết để vận động đóng góp đầu tư, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc đóng góp kinh phí xây dựng công trình.

3.5.2.2. Đời sống nông thôn

Tiếp tục nâng cấp hệ thống hạ tầng NT nhằm đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, thông thương hàng hóa thuận lợi trên địa bàn. Ngoài ra, còn tiến hành xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho quy trình sản xuất và hoạt động đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh như bệnh viện, trường học, chợ, bưu điện,... Nguồn kinh phí để thực thiện các

hệ thống hạ tầng NT cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

a. Xây dựng giao thông NT

Đẩy mạnh việc khảo sát và quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống giao thông đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa các địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng mới với việc cải tạo, duy trì và bảo dưỡng hệ thống đường sá hiện có. Cần nâng cấp chất lượng đường giao thông liên huyện, liên xã và đường nối với các tụ điểm kinh tế, dịch vụ và thương mại.

b. Phát triển lưới điện

Đầu tư nâng cấp hạ tầng điện, điện NT, ưu tiên đầu tư những xã còn tỉ lệ hộ sử dụng điện thấp, điện phục vụ sản xuất NN..., trong đó, kết hợp triển khai đầu tư nâng cấp 59,6 km đường dây trung thế (cải tạo 21,3 km, xây dựng mới 38,3 km), 293,7 km đường dây hạ thế (cải tạo 58,6 km, xây dựng mới 235,1 km), 85 trạm biến áp với dung lượng 5.808 KVA, với vốn đầu tư khoảng 96,6 tỉ đồng từ nguồn vốn Ngân hàng tái thiết của Đức hỗ trợ đầu tư, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân khu vực NT.

Đẩy nhanh việc thực hiện điện khí hóa NT, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, đưa điện nguồn điện 3 pha, lắp đặt điện kế đến từng hộ, cơ sở sản xuất. Nhằm cung cấp nguồn điện chất lượng ổn định để kết hợp sử dụng các loại máy móc thiết bị vào hoạt động sản xuất ngành nghề của người dân, thay thế nguồn điện tổ hợp, không ổn định như ở một số huyện hiện nay.

Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bình quân 13,5-14%/năm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu một cách bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu đến năm 2020 Long An trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, ngành điện cần các giải pháp sau:

- Chú trọng quy hoạch phát triển ngành điện, nhất là triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Long An giai đoạn 2011 - 2015, theo dõi, giám sát việc thực hiện đầu tư các công trình điện phù hợp với quy hoạch.

- Đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng cung cấp điện. Thực hiện phương án điều hòa, tiết giảm phụ tải hệ thống điện khi thiếu nguồn một cách hợp lý nhằm hạn chế tình trạng thiếu điện, mất điện gây thiệt hại đến tình hình sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm năng lượng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện hiện nay...

c. Y tế

Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống y tế công từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực y tế, tập trung đầu tư nâng cấp trường Trung cấp Y tế lên trường Cao đẳng Y tế. Mở rộng các hình thức đào tạo (đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ…) đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cung cấp cho các cơ sở y tế. Phấn đấu đến 2020 toàn tỉnh có 100% trạm y tế có bác sĩ, đạt 7 bác sĩ/1 vạn dân.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa y tế, thu hút các dự án lớn tham gia đầu tư phát triển y tế. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực y tế.

Có chính sách động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ y tế cống hiến, ổn định cuộc sống. Nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế.

d. Giáo dục và đào tạo

Nâng cao giáo dục toàn diện. Giữ vững kết quả phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, đẩy nhanh phổ cập giáo dục phổ thông. Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và dạy nghề, tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục, thu hút các dự án lớn tham gia đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề. Đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, từng bước giảm sự chênh lệch giữa các vùng. Thực hiện các chính sách hỗ trợ để học sinh không bỏ học vì lí do kinh tế. Phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức trong tỉnh.

e. Phát triển công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông

Đánh giá lại hiện trạng hoạt động của các điểm Bưu điện văn hóa xã hoặc chuyển thí điểm thành Trung tâm thông tin và truyền thông, giúp nông dân có thể truy cập được internet, các dịch vụ CNTT, dịch vụ bưu chính, báo chí,... trong mọi điều kiện. Trung tâm hoạt động dưới hình thức sự nghiệp có thu; nhà nước ưu tiên hỗ trợ cho các Trung tâm xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Tổ chức tập huấn, đào tạo kiến thức, kỹ năng công nghệ: đào tạo điểm và tiến tới nhân rộng đào tạo phổ cập cho nông dân biết cách truy cập internet, tra cứu thông tin, gửi nhận email, tăng cường nhận thức trong nông dân về vai trò vị trí của ứng dụng CNTT trong thời đại ngày nay; Tập huấn và tuyên truyền, cung cấp cho nông dân danh mục các trang thông tin điện tử có nội dung hữu ích; trang (cổng) thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, truy cập các trang thông tin phục vụ cho NN; tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; Tập trung đào tạo cán bộ chủ chốt cấp xã: tin học văn phòng, hướng dẫn truy cập internet để tra cứu thông tin, sử dụng thư điện tử, các phần mềm ứng dụng,… phục vụ công việc hàng ngày.

Chấn chỉnh chất lượng dịch vụ, mạng đường thư bưu chính, nhằm đảm bảo tránh thất thoát thư từ, bưu phẩm, phục vụ tốt người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa.

3.5.2.3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến ở nông thôn

Quan tâm đầu tư, thu hút đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao ở xã, phường, thị trấn; đầu tư nâng cấp thiết chế văn hóa cơ sở, phấn đấu 50% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa – thể thao. Thực hiện tốt việc xây dựng Cần Đước trở thành huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh.

Phấn đấu tiến đến mục tiêu của Chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi. Chú trọng phát triển thể dục – thể thao học đường; nâng tỉ lệ người tập thể dục – thể thao thường xuyên đạt từ 20 – 30%. Phát huy hiệu quả hoạt động của các liên đoàn thể dục – thể thao trong tỉnh.

3.5.2.4. Đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn

Xuất phát yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước; chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề then chốt, quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX xác định Chương trình phát triển đồng bộ nguồn nhân lực - giải quyết việc làm - giảm nghèolà một trong bốn chương trình trọng điểm của tỉnh trong nhiệm kỳ 2010- 2015. Mục tiêu của Chương trình là xây dựng cho được lực lượng lao động có trình độ học vấn, kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, sức khoẻ,... đáp ứng yêu cầu xây dựng Long An trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Yêu cầu của Chương trình là phải tạo ra mối quan hệ liên hoàn, tương hỗ giữa đào tạo - giải quyết việc làm - giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghèo để vừa nâng cao hiệu quả đào tạo, vừa góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đối tượng của Chương trình là nhân lực ngoài xã hội ở nông thôn.

Địa phương tăng cường nâng cấp cơ sở hạ tầng và mở rộng hệ thống các trường dạy nghề, thu hút lao động học nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Đối tượng được đào tạo nghề chính là lao động NT, công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp NT.

Mời chuyên gia, nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp truyền nghề, kèm cặp tại cơ sở; hỗ trợ kinh phí học nghề và các vấn đề liên quan.

Nhà nước cần có chính sách khen thưởng và ưu đãi thích đáng đối với các nghệ nhân, khuyến khích họ dạy nghề và truyền nghề cho lớp trẻ. Hàng năm cần tổ chức xét, công nhận và trao tặng danh hiệu cao quý, cũng như khen thưởng cho những người thợ giỏi, những nhà kinh doanh có tài làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, xuất khẩu nhiều, người có phát minh sáng kiến, cải tiến máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất.

Quản lý tốt và phát triển thị trường lao động, thành lập trung tâm giới thiệu việc làm ở NT để cung cấp thông tin về việc làm, giúp người lao động tìm việc làm phù hợp với trình độ và khả năng nghề nghiệp của mình.

Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần có sự kết hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các chủ hộ và chủ doanh nghiệp về văn hóa, khoa học kỹ thuật, kiến thức về quản trị doanh nghiệp, thị trường, kỹ năng kinh doanh, về pháp luật thương mại quốc tế, hàng rào kỹ thuật thương mại…giúp các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo cán bộ chuyên về công tác quản lý chợ lâu dài cho các địa phương.

3.5.2.5. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Trên cơ sở nhu cầu lao động có tay nghề của các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh và ở các nước có nhu cầu nhập khẩu lao động mà đào tạo đúng ngành nghề xã hội cần. Chủ động liên kết với các nơi có nhu cầu, tạo điều kiện đưa lao động đến làm việc, hoặc thông qua đào tạo người lao động tự tìm việc. Đây là giải pháp căn bản nhất, hiệu quả nhất.

Xây dựng các dự án và kêu gọi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, nhằm thu hút lao động giải quyết việc làm tại chỗ.

Đưa lao động NT đi làm việc ngoài huyện, ngoài tỉnh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Có chính sách hỗ trợ cho lao động nghèo.

Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngòai.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 123 - 128)