2001 – 2010
2.3.2. Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng công
nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp
a. Cơ giới hóa
Nnhững năm gần đây, tình hình lao động nông nghiệp, nhất là lao động thời vụ ngày càng thiếu trầm trọng, hàng hóa nông sản yêu cầu chất lượng phải nâng cao, giảm thất thoát (trong thu hoạch, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh, đặc biệt cây lúa phải gieo xạ đồng loạt để né rầy, nhu cầu lao động lại càng thiếu gay gắt...) việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng và yêu cầu cấp bách.
Cơ giới hóa NN của tỉnh Long An có bước phát triển vượt bật, nhất là thời gian UBND Tỉnh ban hành quyết định số 2205 về chính sách hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa NN.
Chỉ tính riêng năm 2008 ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 2,865 tỉ đồng cho các đối tượng mua 57 máy gặt đập liên hợp, 01 máy sấy, v.v… Theo báo cáo số 1999/BC-SNN ngày 24/11/2008 của Sở NN và PTNT, tính đến năm 2008 toàn tỉnh có 456 máy gặt đập liên hợp, 13 máy gom tuốt lúa, 1.578 máy gặt xếp dãy, 675 máy sấy, 5.765 máy tuốt lúa, 8.715 công cụ sạ hàng. Theo đánh giá của Cục Khuyến nông Bộ NN và PTNT, Long An là tỉnh dẫn đầu ĐBSCL và cả nước về tỉ lệ cơ giới hóa sản xuất lúa. (Tính đến tháng 3/2009 toàn ĐBSCL có 2.942 máy gặt đập liên hợp thì Long An có 1.578 máy (chiếm 53,64%) và máy gặt xếp dãy tổng số 3.244 chiếc, trong đó, Long An có 1.815 chiếc (chiếm 55,95% so với tổng số lượng máy). Kết quả hoạt động cơ giới hóa sản xuất lúa đã góp phần giảm nhẹ sức lao động, giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo gieo cấy kịp thời vụ, tăng giá trị sản lượng và thu nhập cho người trồng lúa.
Trong khâu làm đất, hơn 200.000ha trồng lúa nước đã được cơ giới hóa toàn bộ 100%, khâu gieo trồng đạt 45%, tưới nước 100%, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đạt 70%, thu hoạch bằng máy gặt lúa xếp dãy kết hợp thùng phóng đạt 25%, sấy lúa vụ hè thu đạt 40-45%, sấy lúa vụ đông xuân chỉ đạt 25-30%.
Qua số liệu thống kê trên cho thấy, trong khâu sấy lúa, bảo quản sau thu hoạch vẫn còn yếu, tỷ lệ cơ giới hóa chỉ đạt trung bình dưới 30%. Đặc biệt, vụ đông xuân đa số nông dân bán thẳng lúa tươi tại đồng cho lái nên giá trị thấp, tỷ lệ bảo quản dự trữ rất thấp, chỉ đạt hơn 20%. Do chi phí đầu vào như giống, giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu không bảo đảm…, điều này một phần lý giải cho điệp khúc “được mùa mất giá” của người nông dân.
Ngoài cây lúa, một số cây trồng chủ lực khác của tỉnh như cây mía diện tích khoảng 12.600ha, cây đậu phộng, cây bắp, cây mè… tỷ lệ cơ giới hóa vẫn còn thấp. Theo Chi cục phát triển NT cho biết, trong niên vụ mía vừa qua giá mía ổn định từ đầu vụ là 1.000.000 đồng/tấn, nhưng do tình trạng khan hiếm công lao động, nhất là công thu hoạch đốn chặt, chi phí vận chuyển cao nên nông dân chủ yếu bán sô tại ruộng cho thương lái với giá từ 650.000 đồng/tấn đến 900.000 đồng/tấn nên thật sự nông dân trồng mía không được hưởng lợi nhiều. Do vậy, tỉnh đang có chủ trương khuyến khích sáng tạo hoặc mua máy thu hoạch mía (ở nước ngoài) để giảm bớt chi phí trong thu hoạch mía.
Hiện nay, tỉnh đang được Trung ương hỗ trợ 102 tỉ đồng (nguồn vốn hỗ trợ cho những tỉnh có diện tích lúa nước trên 200.000ha). Nếu một phần số vốn này được tập trung đầu tư tiếp cho cơ giới hóa, đặc biệt là khâu bảo quản sau thu hoạch, tin chắc rằng người nông dân sẽ tiết kiệm nhiều chi phí, tăng năng suất lao động và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Năm 2010, tỷ lệ cơ giới hoá trong gieo trồng, thu hoạch, sấy lúa hè thu đạt 70%; cây trồng cạn 30%; thu hoạch mía, đậu phộng (lạc), bắp (ngô), đay, chăn nuôi thuỷ sản 60%. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ đầu tư khoảng 155, 5 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng giúp nông dân mua máy với mức bằng khoảng 30% giá trị hợp đồng, tối đa là 75 triệu đồng /máy. Đối tượng được vay tương đối rộng: hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, tổ giống, trang trại (có giấy chứng nhận) sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động. Trước đó, Hội Nông dân tỉnh cũng đã bảo lãnh cho nông dân mua máy trả chậm với lãi suất 0%. Chỉ trong 3 năm (2004 - 2006), Long An đã triển khai cho bà con vay 1 tỷ đồng, góp phần nâng mức độ cơ giới hoá trong khâu thu hoạch lúa lên 35% với 1.200 máy gặt, cơ giới trong khâu sấy, bảo quản lúa 20% (toàn tỉnh hiện có 600 – 700 máy sấy).
Từ 2006 – 2011, số lượng các loại máy trong sản xuất NN đều tăng kể cả bình quân số máy/100 hộ cũng tăng theo. Về máy kéo tăng 3.628 cái, trong đó, máy có công suất từ 12CV trở xuống tăng 1.718 cái, máy công suất trên 12CV tăng 1.910 cái. Máy tuốt lúa có động cơ tăng 619 cái. Máy hoặc lò sấy nông sản tăng chậm nhất với 120 cái. Máy chế biến thức ăn gia súc tăng 188 cái. Máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 305 cái. Máy bơm nước dùng trong nuôi trồng thủy sản nhiều nhất và tăng mạnh nhất với 36.616 cái. Song so với yêu cầu cơ giới ta nhận thấy mới chỉ tập trung nhiều cho sản xuất lúa.
Những hạn chế đối với trang bị cơ giới NN của Long An là cần tăng thêm số lượng và tỉ lệ cơ giới hóa đối với các loại cây trồng, chăn nuôi và thủy sản. Trong đó, cần đầu tư thêm các loại máy đối với khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa, bắp, đậu phộng, đay, rau đậu thực phẩm, đối với chăn nuôi trang trại - doanh nghiệp nên trang bị cơ giới đồng bộ, khâu phân phối thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, … Đầu tư cơ giới hóa chính là đẩy mạnh CNH, HĐH NN.
Bảng 2.18: Trang bị cơ giới hóa NN tỉnh Long An
Số lượng (cái) Bình quân/100 hộ Số lượng (cái) Bình quân/100 hộ Máy kéo 12.126 15.754 + Loại máy ≤ 12 CV 8.461 3,39 10.179 3,81 + Loại máy > 12 CV 3.665 1,47 5.575 2,09 Máy tuốt lúa có động cơ 5.691 2,28 6.310 2,36 Máy/lò sấy nông sản 239 0,10 359 0,13 Máy chế biến thức ăn chăn
nuôi gia súc 58 1,02 246 0,09
Máy chế biến thức ăn thủy
sản 106 1,04 411 0,15
Máy bơm nước dùng trong
nuôi thủy sản 72.317 28,97 108.933 40,8 ( Nguồn: Kết quả tổng điều tra NN, NT và thủy sản tỉnh Long An năm 2011)
b. Thủy lợi hóa
Từ nhận thức xây dựng và vận hành hệ thống công trình thủy lợi theo đúng mục tiêu quy hoạch và của từng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp nói riêng. Vai trò của thủy lợi thực sự là nền tảng, động lực, biện pháp phát triển NN bền vững và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với tỉnh Long An. Ngay sau năm 1975 nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và bằng mọi nguồn lực có được của tỉnh tập trung cao độ cho đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi.
Bảng 2.19: Tổng hợp một số chỉ tiêu của các công trình thủy lợi tỉnh Long An đến năm 2009
trình lượng Tưới Tiêu Kiểm soát lũ cả năm Kiểm soát lũ tháng 8 Ngăn mặn Hệ thống sông rạch, kênh,… 240.614,60 Sông, rạch, kênh tạo nguồn km 519,65 120.701 Kênh cấp I km 3.893,79 412.787 Kênh cấp II km 4.376,0 184.058 Kênh cấp III, IV Tuyến 2.226 40.618 Trạm bơm Trạm bơm điện Máy 22 3.930 Công trình kiểm soát lũ Bờ bao kiểm soát lũ cả năm Km 2.890,0 35.026 Bờ bao kiểm soát lũ tháng 8 Km 1.080,95 40.388 Công trình kiểm soát mặn Đê bao Km 612 40.005 Cống các loại Chiếc 847 Các công trình khác Bờ bao kiểm soát khu dân
cư Km 15 479
Đập ngăn
mặn Chiếc 22
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An) 5 huyện vùng ĐTM có: 168 ô có bờ bao lửng vùng hưởng lợi thực tế đến năm 2008 là 40.388 ha. Trong đó: Tân Hưng: 12.900 ha, Vĩnh Hưng: 11.624 ha, Tân Thạnh:
10.430 ha, Mộc Hóa: 4.512 ha và Thạnh Hóa: 922 ha. 6 huyện và Tân An đê bao khép kín: 320 ô, tổng diện tích đất NN trong các ô có bờ bao khép kín là: 51.694 ha.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An đến năm 2009 năng lực tưới của các công trình thủy lợi là: 240.606 ha, so với 290.455 ha diện tích đất trồng cây hàng năm (chiếm 82,84%).
Bảng 2.20: Thống kê diện tích tưới của các công trình thủy lợi tỉnh Long An đến năm 2009 Tên huyện (TP) Diện tích đất trồng cây hàng năm (ha) Năng lực tưới CTTL (ha) Tỉ lệ %so với đất trồng cây hàng năm Tân Hưng 32.913,77 30.330,00 92,15 Vĩnh Hưng 30.407,08 26.873,00 88,38 Mộc Hóa 36.973,49 27.350,00 73,97 Tân Thạnh 28.307,75 24.877,00 87,88 Thạnh Hóa 20.853,11 19.804,00 94,97 Đức Huệ 25.676,48 23.032,00 89,70 Đức Hòa 29.341,48 18.432,00 62,82 Cần Giuộc 14.625,67 5.712,00 39,05 Cần Đước 14.071,00 9.495,00 67,48 Bến Lức 19.343,26 17.154,00 88,68 Thủ Thừa 17.585,60 17.410,00 99,00 Châu Thành 8.606,86 8.506,30 98,83 Tân Trụ 7.559,83 7.451,00 98,56 TP Tân An 4.189,76 4.180,30 99,77 Tổng cộng 290.455,14 240.606,6 82,84
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An)
Chú ý: Đất sản xuất cây hàng năm theo thống kê sử dụng đất của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Long An.
Các công trình thủy lợi đã xây dựng mới chỉ đáp ứng yêu cầu cấp nước tưới cho sản xuất lúa, đay, dưa hấu, đậu phộng Đông Xuân, bắp, thanh long và rau luân canh trên đất lúa. Năng lực tiêu và ngăn mặn hoạt động đạt mục tiêu khi tiến hành xây dựng công trình theo thiết kế.
Các bờ bao kiểm soát lũ cả năm và kiểm soát lũ tháng 8 đối với 5 huyện vùng ĐTM mới chiếm tỉ lệ thấp. Đặc biệt, một số hệ thống công trình thủy lợi như kênh 61 nối dài, hệ thống Rạch Tràm - Mỹ Bình mới thi công theo thiết kế giai đoạn 1 và các kênh mương cấp I, II, III, IV ở các huyện ngập lũ đã bị bồi lắng thu hẹp lòng kênh nên một số khu vực thiếu nước tưới vào cuối mùa khô (tháng 4, 5).
Năm 2009, có 26 trạm điện công suất vừa và nhỏ là quá ít, còn lại nông dân phải sử dụng bơm xăng dầu dẫn đến chi phí tốn kém. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số: 1446/QĐ-TTg ngày 15/9/2009 phê duyệt đề án phát triển trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ khu vực ĐBSCL trong đó tỉnh Long An có 600 trạm (kinh phí đầu tư ước tính: 539,0 tỉ đồng).
So sánh diện tích tưới với đất trồng cây hàng năm của một số huyện có tỉ lệ thấp (Cần Giuộc: 39,05%; Đức Hòa: 62,82%; Cần Đước: 67,05%) nên hệ số sử dụng đất thấp nhất và năng suất lúa rất thấp do phải canh tác nhờ nước mưa nên rất bị động về nước và rất khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh.
Hiện trạng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng hầu như chưa đáp ứng cả về số lượng cũng như tính năng công trình theo mục tiêu nuôi thủy sản. Đây được xem là hạn chế đối với thủy lợi của tỉnh Long An đến năm 2008.
c. Ứng dụng thành tựu cách mạng sinh học vào sản xuất nông nghiệp
Về giống cây, từ năm 2007-2010, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã khảo nghiệm được 1.350 giống, thực hiện 46 điểm thử nghiệm giống lúa thích nghi khu vực và 197 điểm trình diễn quảng bá; nhiều giống lúa được chọn đưa vào sản xuất đại trà có hiệu quả đến nay như : OM 2514, OM 2395, OM 4088, OM 3536, OM 5472, OM 5629, OM 4900, OM 6162, OM 6551, OM 4218, MTL 499, OM 697, OMCS 2009... Ngoài công tác khảo, thử nghiệm, Trung tâm còn làm công tác sản xuất thử, nhân giống đầu dòng để cung cấp cho hệ thống nhân giống, nỗ lực lọc dòng và sản xuất giống siêu nguyên chủng theo nhu cầu như giống : Jasmine 85, OM 4900, OM 5930, MTL 499.... Như giống Jasmine 85 được chọn lọc từ IR841 tại Mỹ, có thời gian sinh trưởng sớm (105 - 110 ngày), có chiều cao cây thấp hơn IR841, và cho năng suất khá 5 - 6 tấn/ha. Ngoài ra, các giống lúa nếp cũng đạt năng suất khá cao như OM 85, OM 84, IR 29…Đặc biệt với giống OM 85, với mật độ sạ 90 kg và 120 kg giống/ha, áp dụng phương pháp sạ
hàng, cho thấy tỉ lệ đổ ngã thấp, năng suất trên 6 tấn/ha. Cây lúa có thể chống chịu sâu, bệnh khá tốt và có chỉ số bệnh và bệnh đạo ôn trên lá thấp. Mô hình áp dụng kỹ thuật giảm lượng giống sử dụng, giảm lượng phân bón, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất rõ rệt trong 2 vụ đông xuân và hè thu trên đất phù sa chua canh tác 2 và 3 vụ lúa /năm. Lãi ròng của mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng từ 10 – 15 %, giá thành sản xuất giảm 17 – 20 % so với các giống khác..
Đối với cây mía, từ 2006-2010 đã khảo nghiệm 4 bộ với 28 giống và chọn vào sản xuất đại trà các giống K 88-65, KK 2, VĐ 85-177, LK 92-11, K 95-156, KU 60-1, K 88-200, Suphanbury 7 và K 90-77, K 93-219, K 88-92. Các giống mía cho năng suất cao, kháng sâu bệnh, có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh. Như giống K 95-156 lai tạo tại tỉnh Suphan Buri, Thái Lan năm 1995, được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường nhập vào Việt Nam năm 2005 và áp dụng ở Long An từ năm 2000 cho năng suất cao, đạt từ 121 – 162 tấn/ha, hàm lượng đường cao đạt từ 11,53 – 12,73%.
Về giống con, giống bò lai Sind năm 2003 chỉ có 1.580 con (chiếm 4,16%) đến năm 2008 là: 58.456 con (chiếm: 68,39%) tăng 56.876 con. Song tỉ lệ bò lai Sind của Long An thấp so với các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Mức độ Sind hóa đàn bò còn chậm do thiếu vốn mua bò giống, giá liều tinh cao, chất lượng liều gieo chưa cao trong khi tỉ lệ đậu thai thấp, đặc biệt là nhận thức của hộ chăn nuôi bò đối với thụ tinh nhân tạo cho bò nhằm cải thiện chất lượng bò về tăng năng suất chăn nuôi bò còn hạn chế.
Giống bò sữa ở tỉnh Long An được cải thiện rõ rệt, theo điều tra năm 2005: đàn bò sữa HF1 chiếm 52% tổng đàn bò sữa, HF2: 37% và HF3, HF4 còn 11,0%. Sản lượng sữa trung bình của bò HF1, HF2, HF3 là: 3.556 - 3.800 kg/chu kỳ, đến năm 2009 đã tăng lên trên 4.000 kg/chu kỳ do đàn bò sữa được bình tuyển và kỹ thuật nuôi dưỡng đảm bảo tốt hơn các năm trước.
Giống heo được thực hiện thông qua chương trình nạc hóa đàn heo. Hiện trạng chất lượng heo nuôi ở Long An được thị trường đánh giá cao và xếp vào nhóm các địa phương dẫn đầu vùng ĐNB và ĐBSCL. Tỉ lệ các giống heo ngoại và heo lai 2 - 3 hoặc 4 máu ngoại chiếm trên 95% tổng đàn qua đó đã tăng năng suất và chất lượng thịt heo. Giống gà địa phương (chủ yếu là giống gà tàu) đây là giống có thế mạnh của chăn nuôi gia cầm tỉnh Long An do chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với loại hình và
phương thức nuôi. Ngoài ra còn có các giống gà Tam hoàng, Lương Phượng nuôi bán chăn thả, gà công nghiệp chuyên thịt lông trắng Hubbard, Hibro, AA và gà chuyên trứng: Isa Brown.
Giống vịt nuôi phổ biến ở tỉnh Long An là vịt siêu thịt CVsuperMeat2, vịt đẻ là giống KhakiCambell, CV2000Lagen, đàn vịt xiêm là giống lai giữa ngan địa phương và ngan Pháp Hyline, Hubbart + Conet, …
Đến năm 2010, tình hình sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều tiến bộ. Công nghệ sản xuất giống cho một số đối tượng thủy sản nuôi chủ lực đã được tiếp