Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 30 - 31)

2001 – 2010

1.3.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội NT phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở NT bao gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế như điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại…; và hệ thống kết cấu hạ tầng văn hóa – xã hội như phòng khám đa khoa, bệnh viện, các loại hình trường học, các loại hình dịch vụ văn hóa như thư viện, mạng lưới chợ,…

Sự hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung qui mô lớn, việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN tiên tiến cho những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hay thực hiện chuyên canh để có nông sản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu… chỉ có được khi ở NT có một hệ thống các công trình thủy lợi, đường sá, hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin liên lạc, kho chứa và bảo quản hàng hóa, chợ và các trung tâm mua bán… Một khi hệ thống kết cấu hạ tầng đã được tạo lập tương đối đầy đủ và đồng bộ ở NT, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn vào lĩnh vực này, do đó sẽ thúc đẩy NN, NT phát triển mạnh hơn.

Đối với các vùng NT chậm phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng còn là cách thức để xóa bỏ sự cách biệt về địa lý, xã hội, hình thành những cơ sở cho việc tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa, phá bỏ sự khép kín của NT truyền thống, tạo điều kiện, cơ hội cho nông dân tiếp cận được với những dịch vụ mới như tín dụng, kĩ thuật, thông tin và đưa nông dân vào một sự chuyển động chung của tiến trình phát triển hiện đại.

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội NT là cách để thực hiện phân bố rộng khắp những thành tựu của sự phát triển, tạo lập sự công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân NT.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)