Về nông nghiệp

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 113 - 116)

2001 – 2010

3.4.1.Về nông nghiệp

Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân: 4,2% - 4,3%/năm, trong đó, sản xuất NN tăng: 4,4% - 4,6%/năm, lâm nghiệp giảm: 2,0% - 2,3%/năm và ngư nghiệp tăng: 4,4% - 4,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất NN năm 2015: trồng trọt: 72,0%, chăn nuôi: 22,0%; dịch vụ NN: 6,0%. Giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng GTSX nông - lâm - ngư nghiệp đạt bình quân: 3,9% -

4,0%/năm, trong đó, NN: 4,0% - 4,1%/năm, lâm nghiệp giảm: 1,8% - 2,0%/năm và ngư nghiệp tăng: 4,0% - 4,1%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất NN năm 2020: trồng trọt: 68,5%, chăn nuôi: 25,0%; dịch vụ NN: 6,5%.

a.Về trồng trọt

- Thực hiện quy hoạch bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng phù hợp cho từng tiểu vùng.

- Lúa vẫn là thế mạnh và là cây chủ lực của ngành với sản lượng đạt khoảng 2,34 triệu tấn/năm. Tiếp tục tập trung thâm canh, đầu tư nghiên cứu các giống mới để nâng cao năng suất, chất lượng và xây dựng các vùng lúa chất lượng cao đến 2015 đạt sản lượng khoảng 500 nghìn tấn.

- Đẩy mạnh luân canh rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày trên đất lúa nhất là đất hiện canh tác lúa 3 vụ hoặc đất xám với các sản phẩm có nhu cầu nội địa và có hiệu quả như bắp lai, rau thực phẩm, mè.

- Tổ chức sản xuất vùng thanh long theo hướng GAP; thực hiện thâm canh mía nhằm tăng năng suất và chữ đường, tổ chức tốt thu mua, tiêu thụ đảm bảo sản lượng mía hàng năm khoảng 850 nghìn tấn/năm.

Bảng 3.1: Sản lượng các sản phẩm trồng trọt của Long An đến 2020 (tấn)

Sản phẩm trồng trọt TH 2010 KH 2015 KH 2020 Lúa 2.304.761 2.300.011 2.301.209 Rau thực phẩm 159.153 190.500 211.472 Mía cây 895.942 850.000 864.900 Đậu phộng 16.499 21.000 19.154 Bắp 28.513 34.500 38.580 Dưa hấu 85.785 90.000 103.545 Khoai mỡ 34.733 38.500 39.162 Đay 5.638 14.300 6.825 Cói 2.952 2.500 1.200 502 1.400 1.109

Trái cây các loại 124.366 170.000 192.000

(Nguồn: Báo cáophương hướng 2011-2015 của sở NN và PTNT) - Tiếp tục cơ giới hóa NN giai đoạn 2010 – 2015, đẩy mạnh hơn nữa giai đoạn

2016 – 2020.

b. Về chăn nuôi:

- Tổ chức phòng chống có hiệu quả dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, tiếp tục cải thiện giống, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trong chăn nuôi.

- Mở rộng các hình thức chăn nuôi trang trại công nghiệp, bán công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ chi phí sản xuất.

- Ưu tiên tập trung phát triển các vật nuôi có hiệu quả cao như bò sữa, bò thịt, phát huy thế mạnh nuôi lợn và gia cầm các loại.

Bảng 3.2: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của Long An đến năm 2020

Sản phẩm chăn nuôi TH 2010 KH 2015 KH 2020

Thịt hơi các loại (tấn) 66.893 138.565 139.637

Sữa tươi (tấn) 11.474 12.000 16.978

Trứng gia cầm (triệu quả) 98 120 138

(Nguồn: Báo cáo phương hướng 2011-2015 của sở NN và PTNT)

c. Về lâm nghiệp

- Tiếp tục đầu tư chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng tràm đạt khoảng 42000ha. - Áp dụng kĩ thuật thâm canh trồng rừng kết hợp xen canh như nuôi thủy sản, nuôi ong lấy mật,… để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác rừng.

- Phát triển rừng sản xuất đi đôi với việc xây dựng và phát triển các khu rừng đặc dụng phục vụ cho việc bảo tồn các động thực vật đặc trưng, quý hiếm, phát triển du lịch sinh thái. Triển khai các đề án trồng cây phân tán.

Bảng 3.3 : Kế hoạch phát triển lâm sản của Long An đến năm 2020

Lâm sản chủ yếu TH 2010 KH 2015 KH 2020

Sản lượng gỗ khai thác (m3

) 80.000 76.000 72.000 Củi khai thác (Sters) 900.000 84.000 800.000 Tre, trúc khai thác (1000 cây) 4.700 4.850 4.950

(Nguồn: Quy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp đến 2020 của phân Viện quy hoạch) - Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển rừng đi đôi với đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm thu hoạch từ rừng.

- Thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản tập trung của tỉnh, phát triển thủy sản vùng ĐTM, khai thác mọi loại hình thủy vực với các hình thức nuôi phù hợp như cá da trơn, cá rô đồng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng giá trị sản xuất thủy sản từ 676.245 triệu đồng (2010) lên 868.900 triệu đồng (2015).

Bảng 3.4: Kế hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020 (đơn vị: tấn)

Sản phẩm thủy hải sản TH 2010 KH 2015 KH 2020

Tổng sản lượng thủy hải sản 39.451 53.245 64.306 - Sản lượng thủy sản nuôi 33.451 46.265 59.026

+ Cá 26.750 38.485 5.135

+ Tôm (tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh) 5.601 6.318 5.836

+ Cua 980 1.462 1.855

- Sản lượng thủy hải sản khai thác 6.000 6.980 5.280 (Nguồn: Quy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp đến 2020 của phân Viện quy hoạch) - Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt hiệu quả cao.

- Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản góp phần tạo môi trường nuôi ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 113 - 116)