Các tiền đề để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 42)

2001 – 2010

2.1.Các tiền đề để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.1. Các tiền đề để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Long An tỉnh Long An

Long An là tỉnh có phần đông dân cư sống ở NT, năm 2010 dân số toàn tỉnh là 1.446. 235 người, trong đó, dân số NT là 1.191.038 người (chiếm 82,4% cơ cấu dân số của tỉnh). Người dân Long An sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lao động trong NN chiếm hơn 55% lao động NT, tuy những năm gần đây, số lao động trong NN có giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế. Tiến hành CNH, HĐH NN, NT dựa trên lợi thế về lao động sẽ góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thực trạng kinh tế NN, NT sẽ khắc phục những mặt hạn chế về đời sống của nhân dân, nâng cao chất luợng cuộc sống, cải tạo môi trường NT, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở NT , đặc biệt lao động ở các huyện vùng sâu, vùng xa như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa. Quá trình CNH, HĐH NN, NT đồng thời chuyển nền NN lạc hậu, thủ công sang áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật đem lại năng suất, lợi nhuận cao hơn.

Hòa nhập với xu thế hội nhập quốc tế của cả nước, Long An cũng góp phần quan trọng vào nền NN nước nhà. Trong vựa lương thực ĐBSCL, Long An cũng là một trong năm tỉnh đứng đầu về diện tích và năng suất lúa, góp phần đáng kể vào việc xuất khẩu lúa gạo của cả nước. CNH, HĐH thúc đẩy phát triển nhanh về năng suất, chất lượng lúa gạo của tỉnh Long An nói riêng và của cả nước nói chung.

Muốn tiến hành CNH, HĐH NN, NT nhanh và vững chắc cần tiềm lực khá mạnh về CN. Long An rất có lợi thế về vị trí, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với vùng Đông Nam Bộ - là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước, cửa ngõ đầu vào của vựa lương thực nhất nước – vùng ĐBSCL. Dựa vào lợi thế đó, Long An trở thành vùng đệm, tỉnh vệ tinh cho sự phát triển CN của vùng Đông Nam Bộ mà nhất là TP.Hồ Chí Minh. Nhờ sự phát triển CN lan tỏa của TP.Hồ Chí Minh đến Long An nên tỉnh đã dẫn đầu về phát triển CN trong vùng ĐBSCL. CN ở Long An chỉ tập trung chủ yếu ở các huyện trọng điểm như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước. CN đã tạo cơ sở đưa KHKT và công nghệ vào trong NN, tạo ra khối lượng lương thực phẩm

lớn hơn, chất lượng cao hơn.

2.2. Các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn 2.2.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lý

Long An là một trong 13 tỉnh nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long, ở vị trí bản lề giữa Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Tỉnh có tọa độ địa lý khoảng 105030’30” đến 106047’02” kinh Đông, 100

23’40” đến 110

02”vĩ Bắc. Đồng thời, Long An là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì thế, tỉnh luôn nhận được sự hỗ trợ về nhân lực có trình độ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là hàng nông sản.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 4.493km2, chiếm 1,3% diện tích cả nước, 8,47% diện tích ĐBSCL, với 13 huyện (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc) và 1 thành phố (TP Tân An). Long An có 190 đơn vị hành chính cấp xã gồm 166 xã, 9 phường và 15 thị trấn.

Long An ở phía Đông và Đông Bắc giáp TP Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế - công nghiệp - dịch vụ - khoa học công nghệ - đào tạo nhân lực và cũng là thị trường tiêu thụ lớn vào bậc nhất của nước ta) dài 57,5 km, được kết nối bằng hệ thống đường bộ (QL 1A, QL 50, đường cao tốc, đường N2 và các tuyến đường tỉnh lộ: TL8, TL10,…), đường giao thông thủy quốc gia và liên vùng tạo cho tỉnh Long An có thêm động lực và cơ hội phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó có NN.

Ngoài ra, Long An giáp Tây Ninh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Tiền Giang, phía Bắc giáp với tỉnh Xvayriêng (Campuchia), có một phần huyện Cần Đước và Cần Giuộc giáp với cửa sông Soài Rạp.

Long An có đường biên giới với Campuchia dài 137,7km thuộc các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ với các cửa khẩu Bình Hiệp (huyện Mộc Hóa), Vàm Đồn, Kênh 28 (huyện Vĩnh Hưng), và Tho Mo, Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ) tạo ra lợi thế giao thương trong đó có NN hàng hóa, thuận lợi trao đổi hàng hóa với Campuchia và xa hơn nữa là các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, lượng hàng hóa nhất là nông sản giao thương qua cửa khẩu biên giới trên địa bàn Long An còn

rất ít (thua kém các cửa khẩu biên giới Hà Tiên - Kiên Giang, Tịnh Biên – An Giang, Mộc Bài - Tây Ninh, Thường Phước - Đồng Tháp).

Giáp TP Hồ Chí Minh, là thị trường nông thủy sản được tiêu thụ với số lượng lớn nhất Việt Nam đặc biệt là nông thủy sản tươi sống (rau, quả, tôm, cá, thịt, trứng,…) và gạo, hơn nữa cự ly vận chuyển ngắn nên cước phí vận chuyển thấp, tỉ lệ sản phẩm bị hao hụt cũng giảm đáng kể.

2.2.1.2. Tài nguyên đất

Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên các nhóm đất khác nhau. Long An có 6 nhóm đất chính:

- Nhóm đất xám bạc màu dọc biên giới với Campuchia thuộc các huyện Đức Hòa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng chiếm 21,2% diện tích toàn tỉnh. Đất được khai thác tương đối sớm và có khả năng trồng các loại lúa, mía, lạc…

- Nhóm đất phù sa ngọt chiếm hơn 17% diện tích, đất phì nhiêu màu mỡ, thuận lợi sản xuất NN. Đây là diện tích có khả năng thâm canh tăng năng suất.

- Nhóm đất phù sa bị nhiễm mặn thuộc các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ chiếm 1,26% diện tích toàn tỉnh. Đất có lượng dinh dưỡng khá, nhưng thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô nên hạn chế trong sản xuất lương thực, tuy vậy, vùng đất này có thể trồng được các loại dừa nước, đước, sú vẹt…

- Nhóm đất phèn ở vùng ĐTM kẹp giữa 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, chiếm 55,5% diện tích toàn tỉnh, hiện tồn tại 2 rốn phèn ở Đông Bắc và Bo Bo – Mỏ Vẹt. Đất có hàm lượng độc tố cao, cần được cải tạo để trồng lúa.

- Nhóm đất phèn mặn chiếm 3,9% diện tích toàn tỉnh được phân bố ở các huyện phía Nam gần cửa sông Soài Rạp và thường bị nhiễm mặn vào mùa khô.

- Nhóm đất than bùn có diện tích không đáng kể tập trung ở phía Nam huyện Đức Huệ tiếp giáp với Thạnh Hóa.

Như vậy, chúng ta thấy nhóm đất tốt thuận lợi nhất cho phát triển NN chỉ chiếm khoảng 38%, phần lớn còn lại là đất đã bị nhiễm phèn và nhiễm mặn, cần được cải tạo, tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi, nghiên cứu áp dụng các phương pháp canh tác, giống cây con… cho phù hợp, tuy nhiên, đất này thuận lợi phát triển lâm nghiệp nhất là trồng tràm. Trong những năm gần đây, đất xấu đã được cải tạo nên diện tích đất sử dụng trong NN khá nhiều. Đất sử dụng trong NN chiếm nhiều nhất trong cơ cấu sử

dụng đất với diện tích 361.837 ha (chiếm 80,5% trong tổng cơ cấu sử dụng đất).

Quỹ đất của tỉnh Long An đã khai thác cho mục đích kinh tế, xã hội nên đất hết khả năng mở rộng diện tích. Do dân số trong 10 năm (2001 – 2010) ngày càng tăng từ 1.343.122 người đến 1.446.235 người, tăng 103.113 người, vì thế, nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở, đất chuyên dụng…tăng theo, trong khi đất chưa sử dụng cạn kiệt nên diện tích đất NN ngày càng thu hẹp.

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2009 - 2010 của tỉnh Long An

Loại đất Năm 2009 Năm 2010

Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất NN 372.303 82,8 361.837 80,5

Đất phi NN 74.153 16,5 87.391 19,5

Đất chưa sử dụng 2.924 0,7 0 0

Tổng diện tích 449.380 100,0 449.228 100,0 (Nguồn: Tính toán số liệu dựa trên NGTK 2010 của tỉnh Long An)

2.2.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Long An là tỉnh có quy mô dân số trung bình so với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL. Dân số gia tăng nhanh chủ yếu gia tăng tự nhiên (0,91% năm 2010), trong 10 năm (2001 – 2010) ngày càng tăng từ 1.343.122 người đến 1.446.235 người, tăng 103.113 người. Trong đó, dân sống ở NT là 1.191.038 người (2010) chiếm 82,4%, dân thành thị là 255.197 người (2010) chiếm 17,6%. Như vậy, phần lớn dân cư tập trung ở NT, dân NT đông gấp 4,7lần dân thành thị. Đồng thời, gia tăng dân số chủ yếu ở khu vực NT (gia tăng tự nhiên 0,9% năm 2010) do NT chủ yếu làm nông nên cần lực lượng cho sản xuất, tuy nhiên, hiện nay thực hiện chính sách dân số nên gia tăng dân số chậm lại.

Mật độ dân số bình quân: 322 người/km2 song phân bố rất khác biệt giữa các huyện (TP) trong tỉnh, TP Tân An có mật độ cao nhất: 1.629 người/km2 và thấp nhất là huyện Tân Hưng: 97 người/km2 (chênh lệch: 16,79 lần). Điều đáng chú ý là mật độ dân số của 4 huyện vùng hạ như: Tân Trụ, Châu Thành, Cần Giuộc, Cần Đước có mật độ dân số cao hơn so với 6 huyện vùng ĐTM: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ.

Bảng 2.2: Mật độ dân số và bình quân đất nông nghiệp tỉnh Long An

HẠNG MỤC Mật độ dân số 2010

(người/km2

)

Dân số NT 2010

(người) Bình quân đất NN trên dân số NT 2008 (m2/người)

Toàn tỉnh 322 1.191.038 3.099 TP. Tân An 1.629 33.323 1.606 H. Tân Hưng 97 42.985 10.598 H. Vĩnh Hưng 129 40.119 9.085 H. Mộc Hóa 139 53.584 8.272 H. Tân Thạnh 179 70.560 4.800 H. Thạnh Hóa 115 48.709 7.996 H. Đức Huệ 138 54.189 5.807 H. Đức Hòa 508 182.240 1.950 H. Bến Lức 519 126.734 1.939 H. Thủ Thừa 301 75.231 2.918 H. Châu Thành 651 92.098 1.267 H. Tân Trụ 568 54.890 1.470 H. Cần Giuộc 810 157.307 859 H. Cần Đước 779 159.069 1.045

(Nguồn: NGTK năm 2010 và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An) So sánh mức bình quân đất NN trên dân số NT của 4 huyện vùng hạ chỉ có: 1.080 m2/người, đây là mức rất thấp và có thể coi là vùng “đất chật người đông” trong khi đó ở 6 huyện vùng ĐTM là: 7.701 m2/người, gấp 7,13 lần mức bình quân của 4 huyện vùng hạ. Trên thực tế, lao động NN ở vùng hạ rất thiếu việc làm, còn vùng ĐTM lại thiếu lao động vào thời điểm thu hoạch lúa Đông xuân, Hè thu, thu hoạch đay và mía. Do vậy, cần quy hoạch nguồn nhân lực cho sản xuất NN hợp lý hơn.

Long An có kết cấu dân số trẻ nên nguồn lao động khá dồi dào năm 2010 là 990.973 người, số người trong độ tuổi lao động 937.725 người, chiếm 94,6% . Nguồn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 826.554 người, chiếm 88,1% tổng

nguồn lao động của tỉnh.

Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của những người trong độ tuổi có khả

năng lao động trong ngành NN tỉnh Long An năm 2010

Trình độ chuyên môn

Số người trong độ tuổi có

khả năng lao động (người) Tỉ lệ (%)

TOÀN TỈNH 358.297 100 Không bằng cấp 353.469 98,66 Sơ cấp 2.151 0,6 Trung cấp 1.913 0,53 Cao đẳng 463 0,13 Đại học trở lên 301 0,08

(Nguồn: Kết quả tổng điều tra NN, NT và thủy sản tỉnh Long An năm 2010) Dân số đông, nguồn lao động dồi dào cung cấp cho NN, số lao động tham gia sản xuất NN năm 2010 là 40.024 người (chiếm 49,3% tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động theo ngành sản xuất chính), đồng thời, dân đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Bên cạnh đó, dân số cũng ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề xã hội. Kết cấu dân số phân hóa giữa thành thị và NT, phần lớn lao động đã qua đào tạo còn thấp, đặc biệt, lao động trong NN trình độ rất hạn chế, phần lớn chưa qua đào tạo 98,66% (2010). Đó là điều kiện khó khăn rất lớn cho quá trình chuyển giao công nghệ về các vùng NT, hạn chế tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao để tiến hành CNH, HĐH NN, NT.

2.2.2.2. Kết cấu hạ tầng – vật chất kĩ thuật

Long An có hệ thống giao thông bộ, thủy rất thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa. Do tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có các tuyến trục QL chạy qua với lưu lượng giao thông khá lớn. Long An có tổng cộng 1.689km đường, gồm 45 tuyến QL, đường tỉnh, đường huyện. Các tuyến đối ngoại bao gồm QL 1A, QL 50, QL 62, ĐT 830, ĐT 821, ĐT 823. Nhìn chung, mạng lưới đường bộ trong tỉnh phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Giuộc và TP Tân An. Mật độ đường trong tỉnh là 0,34km/km2 và 0,99km/1.000 dân, tương đối thấp so với ĐBSCL (0,71km/km2

và 1,26km/1.000 dân). Xét về mặt đường thì toàn tỉnh có 27,9% đường nhựa, 62% đường cấp phối, 10,1% đường đất

(chưa tính đường giao thông NT). Long An có tổng cộng 346 cầu (15.800m), trong đó có 123 cầu (7.099m) là cầu bê tông, 194 cầu (6.812m) là cầu thép, 29 cầu (1.889m) sử dụng vật liệu khác. Cấp tỉnh chỉ quản lý 107 cầu (5.392m) phần lớn là cầu yếu.

Toàn tỉnh có tổng số 2.651km đường thủy nội địa, trong đó Trung ương quản lý 740km (11 tuyến), tỉnh quản lý 336km (22 tuyến), huyện quản lý 1.756km (284 tuyến). Mật độ các tuyến đường thủy nội địa là 0,59km/km2 và 1,9km/1.000dân. Tỉnh có 101 bến bao gồm cả 39 bến đò ngang và phà. Một số cảng có bến liền bờ như cảng khách Long An (TP Tân An), bến phà Tân Thanh (Cần Giuộc), Kinh Nước Mặn (Cần Đước) và cảng Bình Tịnh (Tân Trụ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên địa bàn tỉnh Long An có 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Bình Hiệp (huyện Mộc Hóa) và cửa khẩu Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ). Cửa khẩu Bình Hiệp được nâng cấp thành khu kinh tế cửa khẩu quốc gia vào tháng 1 năm 2011, nằm trên QL 62, cách trung tâm tỉnh Svây Riêng khoảng 26 km, kết nối với con đường 314 thuộc Vương quốc Campuchia. Cùng thời gian này, nước bạn cũng đưa vào khai thác cửa khẩu quốc tế Prây Vo bên tỉnh Svây Riêng. Khu kinh tế cửa khẩu Bình Hiệp là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông và vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của tỉnh Long An trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Thời gian tới, cửa khẩu này sẽ trở thành một cửa ngõ mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, Campuchia và các nước trong khu vực. Cửa khẩu Mỹ Quý Tây thành lập năm 2007, tiếp giáp cửa khẩu Som Rong tỉnh Svây Riêng của Vương Quốc Campuchia, cách tỉnh lỵ Svây-Riêng khoảng 70 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, rất thuận lợi trong giao lưu thương mại quốc tế do khoảng cách đến các cảng quốc tế tại TP.HCM và Long An gần hơn so với các cửa khẩu khác. Với sự thành lập 2 cửa khẩu quốc tế (Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp -Brây Vo, Mỹ Quý Tây – Som Rong) sẽ góp phần tạo thêm điều kiện thắt chặt tình hữu nghị hai nước, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hai bên mở rộng mối quan hệ hợp tác, xuất khẩu hàng hóa, đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An, tăng thu ngân sách, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và tạo ra diện mạo mới ở huyện biên giới.

Tính đến năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 616 số trường học và cơ sở giáo dục, mầm non 174 trường, tiểu học 247 trường, trung học cơ sở 122 trường, trung học

và trung học cơ sở 9 trường, trung học cơ sở và trung học phổ thông 9 trường, trung học phổ thông 33 trường, 1 trường dạy dành riêng cho trẻ khuyết tật, 1 trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung cấp chuyên nghiệp 3 trường, 1 trường cao đẳng sư phạm Long An, 1 trường Đại học công nghiệp Long An. Tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007, đang triển khai phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học, toàn tỉnh có 21,1% trường đạt chuẩn quốc gia.

Ngành y tế từng bước được hoàn thiện. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 16 bệnh

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 42)