Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 65 - 85)

2001 – 2010

2.3.1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại

a. Cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp

nông – lâm – thủy sản. Lâm nghiệp tăng số tuyệt đối nhưng giảm về tương đối. Thủy sản tăng về tuyệt đối nhưng không ổn định về số tương đối (tăng rất chậm từ 2001 – 2003, ổn định từ 2003 – 2006, giảm từ 2006 – 2010).

Trong vòng 10 năm, giá trị NN tăng về số tuyệt đối và cả số tương đối trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản. Từ năm 2001 - 2010 tăng về số tuyệt đối từ 3.952 tỉ đồng (81,7%) năm 2001 lên 18.334 tỉ đồng (88,7%) năm 2010 tăng 14.382 tỉ đồng, tăng 0,7%/năm. Giai đoạn từ 2001 – 2003 tăng chậm, tăng từ 3.952 tỉ đồng (81,7%) năm 2001 lên 4.803 tỉ đồng (81,9%) năm 2003, tăng 851 tỉ đồng. Giai đoạn 2003 – 2006 tăng nhanh hơn giai đoạn 2001 – 2003, tăng từ 4.803 tỉ đồng (81,9%) năm 2003 lên 7.535 tỉ đồng (83,6%) năm 2006. Giai đoạn tăng mạnh nhất là từ 2006 – 2008, tăng 6.000 tỉ đồng, tăng gấp 7 lần giai đoạn 2001 – 2003, tăng từ 7.535 tỉ đồng (83,6%) năm 2006 lên 13.535 tỉ đồng (87,1%) năm 2008. Từ 2008 – 2010 tăng chậm hơn giai đoạn 2006 – 2008, tăng từ 13.535 tỉ đồng (87,1%) năm 2008 lên 18.334 tỉ đồng (88,7%) năm 2010, tăng 4.799 tỉ đồng. Từ năm 2006 giá trị NN tăng nhờ UBND tỉnh đã có chính sách đầu tư máy móc cho NN, trong NN đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung nên giá trị sản xuất ngày càng tăng.

Ngành lâm nghiệp tăng về giá trị tuyệt đối, tăng từ 447 tỉ đồng (2001) lên 702 tỉ đồng (2010), tăng 255 tỉ đồng nhưng tỉ trọng của nó giảm trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản, giảm 5,8% từ 9,2% (2001) xuống 3,4% (2010).

Riêng ngành thủy sản, giá trị tuyệt đối tăng 1.189 tỉ đồng từ 441 tỉ đồng (2001) lên 1.630 tỉ đồng (2010). Trong 10 năm, tỉ trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản không ổn định, từ 2001 – 2006 tăng rất chậm từ 9,1% (2001) lên 9,6% (2003 và 2006) nhưng từ 2006 – 2010 giảm rõ rệt từ 9,6% (2006) xuống 8,9% (2008) xuống 7,9% (2010), giảm 1,7%. Nguyên nhân giảm là do tình hình dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nuôi phát sinh cục bộ ở một số vùng nuôi, giá đầu ra không ổn định.

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thời kì 2001 – 2010

theo giá hiện hành

Ngành

Tổng số (tỉ đồng)

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Giá trị (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) 2001 4.840 3.952 81,7 447 9,2 441 9,1 2003 5.866 4.803 81,9 500 8,5 563 9,6 2006 9.016 7.535 83,6 610 6,8 871 9,6 2008 15.541 13.535 87,1 623 4,0 1.383 8,9 2010 20.666 18.334 88,7 702 3,4 1.630 7,9

(Nguồn: Tính toán dựa trên NGTK tỉnh Long An 2010)

81.7 81.9 83.6 87.1 88.7 9.2 8.5 6.8 4 3.4 9.1 9.6 9.6 8.9 7.9 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2001 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Thủy sản Lâm nghiệp Nông nghiệp

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy Long An từ năm

2001 – 2010

Như vậy, trong vòng một thập kỉ, ngành NN vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn trên 80% và ngày càng tăng về giá trị tuyệt đối cũng như tỉ trọng. Ngành lâm nghiệp giảm rõ rệt về tỉ trọng, giảm 5,8% trong vòng 10 năm. Riêng ngành thủy sản lại tăng giảm không ổn định, nhưng nhìn chung từ 2001 – 2010 tỉ trọng thủy sản giảm 1,2%. Trong cơ cấu giá trị nông, lâm nghiệp và thủy

sản chưa thấy rõ sự chuyển dịch tích cực từ NN sang thủy sản mà quá trình chuyển dịch ngược lại nên gây khó khăn cho quá trình CNH, HĐH NN, NT.

b. Cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

* Nông Nghiệp:

NN theo nghĩa hẹp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Trong tổng giá trị sản xuất NN, trồng trọt chiếm phần lớn, trong 10 năm (2001 – 2010) bình quân 78,3%/năm, chăn nuôi luôn thấp hơn chiếm 15,4%/năm. Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi hầu hết ít thay đổi, dao động từ 0,5 – 1,5%.

Trong tổng thu NN thuần, ngành trồng trọt luôn chiếm giá trị và tỉ trọng cao nhất. Ngành trồng trọt tăng về giá trị và tỉ lệ từ 2001 – 2010. Từ 2001 – 2003 trồng trọt tăng 680 tỉ đồng (tương đương 0,4%). Từ 2003 – 2006 giá trị tăng 2.085 tỉ đồng nhưng tỉ trọng giảm 0,6%. Từ 2006 – 2008 tăng mạnh nhất 4.810 tỉ đồng (tương đương 1,2%). Từ 2008 – 2010 tăng 3.883 tỉ đồng (tương đương 0,5%). Điều này cho thấy trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo nhất trong cơ cấu NN của tỉnh, và sự chuyển dịch cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi còn khá mờ nhạt, nguyên nhân chính là do truyền thống sản xuất, người dân đã quen với việc trồng trọt.

Bảng 2.8: Giá trị trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ NN của Long An theo giá hiện

hành từ 2001 - 2010 Ngành Tổng số (tỉ đồng) Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN Giá trị(tỉ đồng) Tỉ lệ(%) Giá trị(tỉ đồng) Tỉ lệ(%) Giá trị(tỉ đồng) Tỉ lệ(%) 2001 3.952 3.071 77,7 578 14,6 303 7,7 2003 4803 3.751 78,1 736 15,3 316 6,6 2006 7.535 5.836 77,5 1.212 16,1 487 6,4 2008 78,7 2.208 16,3 681 5,0 2010 18.334 79,2 15,9 884 4,9

77.7 78.1 77.5 78.7 79.2 14.6 15.3 16.1 16.3 15.9 7.7 6.6 6.4 5 4.9 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2001 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Dịch vụ NN

Chăn nuôi

Trồng trọt

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất NN Long An từ 2001 - 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành chăn nuôi trong 10 năm về giá trị tăng 2.343 tỉ đồng nhưng tỉ trọng thay đổi nhẹ, từ 2001 – 2008 tăng 1,7%, 2008 – 2010 có xu hướng giảm từ 16,3% năm 2008 xuống 15,9% năm 2010, giảm 0,4%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, lỡ mồm long móng trên gia súc, rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn cùng với giá thức ăn tăng cao nên tình hình chăn nuôi không được ổn định. Song nhờ công tác quản lý dịch bệnh của ngành và việc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau dịch bệnh nên ngành chăn nuôi đã phục hồi và phát triển. Về số đầu gia súc, gia cầm từ 2001 – 2010 cũng đã thay đổi. Năm 2010 nuôi được 15,5 nghìn con trâu; 81,7 nghìn con bò; 274,2 nghìn con lợn; 5,6 nghìn con dê và 10,7 triệu con gia cầm. So với năm 2001 thì trâu giảm 6,6 nghìn con; bò tăng 56,7 nghìn con; lợn tăng 96,1 nghìn con; gia cầm tăng 6,912 triệu con. Hiện nay, tỉnh đang chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh nuôi bò thịt, bò sữa, lợn nạc, gia cầm hướng thịt và trứng cao sản.

Dịch vụ NN là các dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của tỉnh khá phát triển, năm 2001 đạt GTSX là 303 tỉ đồng (chiếm 7,7% trong cơ cấu NN), đến 2006 đạt GTSX 487 tỉ đồng (chiếm 6,4% trong cơ cấu NN) và năm 2008 đạt GTSX 681 tỉ đồng (chiếm 5,0% trong cơ cấu GTSX NN), năm 2010 đạt GTSX 884 tỉ đồng (chiếm 4,9% trong cơ cấu GTSX NN). Nhìn chung, từ 2001 – 2010, dịch vụ NN tăng về giá trị tuyệt đối 581 tỉ đồng còn giá trị tương đối thì giảm 2,8%.

* Lâm nghiệp:

Ngành lâm nghiệp tỉnh Long An có một số kết quả đáng ghi nhận, ngành đã khai thác đất phèn hoang hóa sử dụng trồng rừng tràm đưa tỉnh Long An trở thành địa phương có diện tích rừng tràm lớn nhất vùng ĐBSCL. Những năm 2005 trở về trước cây tràm đã thực sự góp phần xoá đói giảm nghèo và không ít hộ trồng tràm bán được giá đã trở nên khá giàu. Tuy diện tích trồng rừng ngày càng giảm nhưng giá trị sản xuất lâm nghiệp ngày càng tăng và có sự thay đổi trong diện tích cũng như GTSX trong nội bộ ngành lâm nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Long An tăng nhanh trong 5 năm (2001 - 2005) tăng 21.343,83 ha, trong đó: rừng sản xuất tăng 20.152,94 ha, rừng phòng hộ tăng 1.448,74 ha, nhưng rừng đặc dụng lại giảm 246,59 ha, vườn ương cây giống bị hủy diệt. Vì đây là thời gian trồng rừng tăng cả số lượng và chất lượng. Trong 6 năm (2005 - 2010) diện tích đất lâm nghiệp giảm rất mạnh 22.179,22 ha, trong đó: rừng sản xuất giảm 24.799,48 ha, rừng sản xuất của tỉnh Long An do các hộ gia đình trồng (năm 2005 chiếm: 80,82% và năm 2010 là: 72,26% so với tổng diện tích rừng); do đó, rừng sản xuất do gia đình trồng và quản lý sử dụng biến động mạnh, rừng phòng hộ tăng 80,36 ha và rừng đặc dụng tăng đột biến 1.999,8 ha. Do thời gian này quy hoạch chuyển rừng sản xuất sang rừng đặc dụng.

Bảng 2.9: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Long An từ 2006 – 2010 (Đơn vị: ha) Đất lâm nghiệp 2001 2005 2010 Tổng diện tích 45.374,17 66.718,00 43.998,68 Đất rừng sản xuất 45.028,76 65.181,70 40.382,22 Đất rừng phòng hộ 98,50 1.536,10 1.616,46 Đất rừng đặc dụng 246,79 0,20 2.000,00 Vườn ương cây giống 0,12

(Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An) Qua 10 năm (2001 - 2010) diện tích đất lâm nghiệp giảm 1.375,49 ha, trong đó: diện tích đất trồng rừng sản xuất giảm nhiều 4.646,54 ha, rừng phòng hộ tăng 1.517,96 ha và rừng đặc dụng tăng mạnh 1.753,41 ha. Song, đất lâm nghiệp và diện tích ba loại

rừng biến động rất phức tạp và trái ngược nhau giữa giai đoạn 2001 - 2005 và 2005 - 2010. Hậu quả nông dân phải gánh chịu thiệt hại do “trồng - chặt” rừng.

Đến ngày 31/12/2009 rừng được trồng thuộc tỉnh Long An phân bố tập trung ở vùng ĐTM như Thạnh Hóa: 16.095,02 ha (34,62%), Đức Huệ 7.715,9 ha (16,68%), Tân Hưng: 7.130,94 ha (15,34%), Mộc Hóa: 5.766,2 ha (12,40%), Tân Thạnh: 5.343,5 ha (11,49%), Thủ Thừa: 3.275 ha (7,04%), Vĩnh Hưng: 1.441,0 ha (3,11%) và 4 huyện là Đức Hòa (205,45 ha), Bến Lức (124,2 ha), Cần Đước (42,6 ha), Cần Giuộc (21,37 ha). Rừng sản xuất được trồng ở các huyện thuộc vùng ĐTM và huyện Đức Hòa. Rừng phòng hộ trồng ở 8 huyện trong đó: diện tích rừng phòng hộ nhiều nhất là Thạnh Hóa: 1.391,95 ha, Tân Thạnh: 412,0 ha, Mộc Hóa: 141,6 ha, Vĩnh Hưng: 10,0 ha, Đức Hòa - Đức Huệ mỗi huyện 7,0 ha… Rừng đặc dụng ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen thuộc huyện Tân Hưng; đây là Dự án thuộc chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ nhằm mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước (theo Quyết định số: 229/QĐ-UBND khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen có diện tích tự nhiên: 3.381 ha) nhưng đến 31/12/2009 chỉ có 1.200 ha và trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu ĐTM huyện Mộc Hóa có diện tích tự nhiên 800 ha và huyện Đức Huệ 3,0 ha.

Bảng 2.10: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp theo giá hiện hành tỉnh Long An từ

2006 – 2010 (đơn vị: tỉ đồng) GTSX lâm nghiệp 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 610,0 577,5 623,4 654,6 702,4 Trồng rừng 18,9 11,0 7,7 7,9 6,8 Khai thác gỗ và lâm sản 563,3 546,0 598,8 629,8 680,7 Dịch vụ lâm nghiệp 27,8 20,5 16,9 16,9 14,9

18,9 563,3 27,8 7,7 598,8 16,9 6,8 680,7 14,9 0 100 200 300 400 500 600 700Tỉ đồng 2006 2008 2010 Năm Trồng rừng Khai thác gỗ và lâm sản Dịch vụ lâm nghiệp

Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Long An từ 2006 – 2010

Từ 2006 – 2010, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 92,4 tỉ đồng, bình quân tăng 18,5 tỉ đồng/năm. Trong đó, khai thác gỗ và lâm sản luôn có giá trị sản xuất cao nhất và ngày càng tăng 117,4 tỉ đồng, bình quân tăng 23,5 tỉ đồng/năm, tăng cao hơn mức bình quân của tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp. Dịch vụ lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao thứ hai trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp nhưng giảm nhiều nhất, giảm 12,9 tỉ đồng, còn trồng rừng chỉ giảm 12,1 tỉ đồng. Rừng trồng chủ yếu ở Long An là rừng tràm vì tràm phù hợp với sinh thái vùng ngập nước ĐTM nhưng từ 2006 – 2010 hiệu quả kinh tế từ rừng tràm đạt rất thấp do sản phẩm (cừ, củi tràm) khó tiêu thụ và giá bán thấp nên hơn 20.000 ha rừng tràm sản xuất đã bị chặt chuyển sang trồng lúa nên giá trị sản xuất rừng trồng ngày càng giảm. Dọc QL 62, từ Tân Thạnh đến Mộc Hóa, người dân nhận định làm tràm không có ăn, mỗi hecta tràm phải trồng từ 5-7 năm, thu hoạch được khoảng 35-37 triệu đồng. Nếu lúc bắt đầu trồng không bị ngập nước, cây tràm lên đều thì khi bán có thể khoán cho chủ vựa họ tự vào chặt và chở ra ngoài, nếu vườn của mình không lên đều, cây to cây nhỏ thì phải bán 2- 3 đợt mới hết vườn tràm, đi lại chuyên chở vất vả nhưng thu lãi chẳng được bao nhiêu. Sau khi phá vườn tràm, bỏ ra thêm khoảng 10 triệu đồng/ha phí san ủi mương liếp thì có thể canh tác hai vụ lúa/năm, thu lãi khoảng 15-20 triệu đồng/ha/năm. Nếu nhà không có người làm có thể cho thuê đất trồng lúa mỗi năm cũng được khoảng 5-8 triệu đồng, bằng tiền bán tràm sau 6-7 năm mà khỏi phải chăm sóc cũng như chặt hái vất vả.

Bên cạnh đó, cháy rừng thường xuyên xảy ra gây thiệt hại đối với rừng (năm 2004, cháy rừng gây thiệt hại 485,0 ha, năm 2005: 554,0 ha, năm 2007: 3.172,0 ha...). Tình trạng chặt phá rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vi phạm luật bảo vệ rừng vẫn xảy ra.

Bảng 2.11: Một số sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của tỉnh Long An

Sản phẩm ĐVT 2005 2006 2007 2010

Trồng rừng tập

trung ha 1.432 101 70 152

Trồng cây phân tán 1.000 cây 6.000 5.000 3.000 2.000 Chăm sóc rừng ha 16.073 16.049 11.849 6.750 Gỗ tròn khai thác m3 84.700 86.983 88.750 86.244 Tre, trúc,… 1.000 cây 4.500 4.550 6.250 4.687 Củi khai thác Sters 722.385 733.135 752.650 951.247

(Nguồn: NGTK tỉnh Long An 2010) Sản phẩm khai thác từ rừng ở tỉnh Long An chủ yếu là cừ tràm, củi, tre, trúc và gỗ tràm bông vàng, bạch đàn làm nguyên liệu giấy; trong khi thị trường tiêu thụ các sản phẩm trên từ 2006 đến 2010 gặp nhiều khó khăn làm cho hiệu quả kinh tế rừng trồng đạt rất thấp.

* Thủy sản:

Bảng 2.12: Giá trị sản xuất ngành thủy sản của Long An theo giá hiện hành từ

2001 – 2010 (đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng GTSX (tỉ đồng)

Nuôi trồng Khai thác Dịch vụ thủy

sản GTSX (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) GTSX (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) GTSX (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) 2001 441 300 68,0 141 32,0 2003 563 456 81,0 107 19,0 2006 871 703 80,7 164 18,8 4 0,5 2008 1.383 951 68,8 427 30,9 5 0,3 2010 1.631 1135 69,6 490 30,0 6 0,4

(Nguồn: NGTK tỉnh Long An năm 2010) Tổng giá trị thủy sản ngày càng tăng, tăng 1.190 tỉ đồng. Trong đó, GTSX nuôi trồng tăng 835 tỉ đồng, 300 tỉ đồng năm 2001 lên 1.135 tỉ đồng năm 2010, nhưng tỉ lệ nuôi trồng không ổn định, từ 2001 – 2006 tăng 12,7% nhưng 2006 – 2010 giảm đột ngột 11,1%.

Tuy Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ VIII xác định phát triển thủy sản làm hướng đột phá cho phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Song do giá thức ăn tăng cao, giá sản phẩm thủy sản không ổn định, tình hình dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nuôi, công tác đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản chưa ngang tầm, cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản chưa tiến bộ nhất là hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, công tác quản lý môi trường nuôi vùng nuôi và dịch bệnh chưa chặt chẽ, nhiều đối tượng mới nghiên cứu chưa đạt yêu cầu nên nuôi trồng giảm.

Riêng ngành khai thác, GTSX tăng chậm hơn GTSX nuôi trồng, tăng 349 tỉ đồng và chiếm tỉ lệ thấp hơn ngành nuôi trồng. Từ 2001 – 2006, ngành khai thác bất ổn, năm 2001 GTSX 141 tỉ đồng (tương đương 32%) giảm xuống năm 2003 GTSX là 107 tỉ đồng (tương đương 19%), sang năm 2006 GTSX tăng lên 57 tỉ đồng so với năm 2003 nhưng tỉ lệ giảm nhẹ 0,2%. Từ 2006 – 2010, GTSX tăng 326 tỉ đồng từ năm 2006 GTSX 164 tỉ đồng (tương đương 18,8%) lên năm 2008 GTSX 427 tỉ đồng (tương đương 30,9%), năm 2010 GTSX 490 tỉ đồng (tương đương 30,0%).

Bảng 2.13: Sản lượng thủy sản của Long An từ 2005 – 2010 (đơn vị: tấn) Năm Nuôi trồng Khai thác Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 23.425 100,0 8.823 100,0 2006 25.931 110,6 10.198 115,6 2007 29.549 126,1 10.031 113,7 2008 28.185 120,3 11.331 128,4 2009 29.563 126,2 10.677 121,0 2010 30.509 130,2 11.063 125,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tính toán dựa vào NGTK tỉnh Long An 2010) Bắt đầu từ năm 2006, UBND tỉnh đã có chủ trương phát triển các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 65 - 85)