Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đồng nai hiện trạng và giải pháp (Trang 135 - 146)

Đẩy mạnh hoạt động du lịch sinh thái để tăng cường sức khỏe cho người dân, trong địa bàn tỉnh cĩ vườn quốc gia Nam Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Bàu Sấu, các khu di tích, nghỉ dưỡng phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch.

Tỉnh cần cĩ chính sách thu hút nhân tài từ các nơi khác tới, hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám của tỉnh, từ đĩ gĩp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao mức sống của dân cư.

Như vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đĩ vấn đề xĩa đĩi giảm nghèo, nâng cao thu nhập được xem là yếu tố hàng đầu trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư và đưa Đồng Nai trở thành tỉnh cơng nghiệp vào năm 2020.

Tiểu kết chương 3

Để đạt được những thành tựu trong việc nâng cao CLCS dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây, Đảng bộ và các cấp ban ngành trong tỉnh đã xây dựng được một hệ thống các chính sách phát triển đúng đắn. Thực tiễn nâng cao CLCS dân cư tỉnh Đồng Nai cần cĩ sự điều chỉnh các chính sách thích hợp tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương trong địa bàn. Các giải pháp đề ra nhằm nâng cao hơn nữa CLCS dân cư tỉnh thì cần tập trung hơn nữa vào việc nâng cao chỉ tiêu về thu nhập, sẽ kéo theo được các chỉ tiêu khác, nâng mức sống của người dân, giảm bớt sự cách biệt và chênh lệch mức sống giữa các địa phương và giữa các nhĩm dân cư trong địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN

Chất lượng cuộc sống là khái niệm khá phức tạp và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử và nhận thức của con người. Việc nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống luơn là mục tiêu phấn đấu, mục đích vươn lên của các quốc gia trên thế giới. Để phản ánh chất lượng cuộc sống, người ta đã sử dụng đồng bộ nhiều tiêu chí, trong đĩ cĩ các tiêu chí cơ bản: y tế, giáo dục, thu nhập đầu người...nhưng trong đĩ tiêu chí thu nhập bình quân đầu người vẫn là tiêu chí quan trọng nhất và cĩ ý nghĩa khái quát nhất trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống. Từ những năm cuối thế kỷ 20, các tổ chức và cá nhân nghiên cứu trên thế giới đã thống nhất trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư trong hệ thống đánh giá tạo ra 3 tiêu chí. Hình thành nên tam giác tăng trưởng: mức thu nhập cao, sức khỏe tốt, trình độ dân trí phát triển chính là các điều kiện để kinh tế phát triển bền vững.

Căn cứ vào các tiêu chí cơ bản đã trình bày ở trên, trải qua quá trình tìm hiểu, đánh giá, chúng ta cĩ thể đưa ra một số kết luận:

 Đồng Nai cĩ vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đơng Nam Bộ nĩi riêng và của cả nước nĩi chung, cĩ nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, nguồn lao động được bổ sung hàng năm lớn... là những nhân tố thuận lợi cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

 Chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đồng Nai hiện nay cĩ bước tiến bộ được thể hiện rõ qua sự phân tích một số tiêu chí cụ thể như: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ đĩi nghèo, các chỉ tiêu về văn hĩa, giáo dục, y tế...

 Để nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đĩ cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như nâng cao các chỉ tiêu về thu nhập, xĩa đĩi giảm nghèo, về giáo dục, về y tế và chăm sĩc sức khỏe, về đảm bảo trật tự an tồn xã hội và vệ sinh mơi trường.  Bên cạnh những thành tựu kể trên, trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, Đồng Nai cũng khơng tránh khỏi sự phân hĩa trong chất lượng cuộc sống dân cư ngày càng sâu sắc và khoảng cách này ngày càng tăng. Một bộ phận dân cư sống trong khu

đơ thị (Thành phố Biên Hịa, thị xã Long Khánh) cĩ mức sống khá cao, trong khi đĩ, một bộ phận dân chúng ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc ít người cuộc sống gặp rất nhiều khĩ khăn. Tiến hành giảm dần khoảng cách giữa thành thị với nơng thơn, giữa các địa phương trong tỉnh.

Kết quả đạt được của đề tài

+ Đề tài cĩ tính kế thừa quan điểm về quan điểm và cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống của các tác giả trong và ngồi nước, trên cơ sở đĩ, đề tài đã vận dụng cơ sở khoa học về dân cư và chất lượng cuộc sống vào địa bàn tỉnh Đồng Nai để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và làm sáng tỏ hiện trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh từ 1999 – 2010 qua một số tiêu chí cụ thể: thu nhập bình quân đầu, tiêu chí giáo dục, y tế, chăm sĩc sức khỏe, mơi trường sống…Đề tài đã cĩ sự so sánh giữa các địa phương trong địa bàn của tỉnh.

+ Đề tài đã dựa trên kết quả nghiên cứu được và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đồng Nai trong thời gian sắp tới.

Hạn chế của đề tài

+ Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ phân tích một số tiêu chí chủ yếu trên diện rộng tồn tỉnh, chưa đi phân tích sâu sự khác biệt trong địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố.

+ Một số thơng tin cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá chât lượng cuộc sống của dân cư chưa được cơng khai hĩa, nên việc đánh giá chất lượng cuộc sống chỉ được thực hiện trên một số tiêu chí cụ thể, chưa phản ánh được tồn diện các khía cạnh của chất lượng cuộc sống dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo về sự phát triển con người (1992), UNDP Oxford University Press. 2. Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 3. Báo cáo chỉ số phát triển con người (2010) (Báo cáo hàng năm của cơ quan phát

triển Liên Hợp Quốc) (UNDP).

4. Báo cáo phát triển con người thế giới năm 2007 – 2008 (Báo cáo hàng năm của cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc).

5. Báo cáo phát triển thế giới năm 2010, Phát triển và biến đổi khí hậu, Ngân hàng thế giới.

6. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, Nghèo, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam.

7. Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị CG ngày 9 – 10/6/2010.

8. Bộ LĐ-TB&XH (2004), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, NXB LĐ-XH, Hà Nội.

9. Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (2005), Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI - cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (2005), Chỉ số tuổi thọ trong HDI - một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Cành (chủ biên) (2001), Diễn biến mức sống dân cư, phân hĩa giàu nghèo và các giải pháp xĩa đĩi giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

12. Hồng Văn Cường (2002), “Sử dụng các chỉ số HDI và HPI trong đánh giá trình độ phát triển các vùng nơng thơn”, Tạp chí Kinh tế và phát triểnsố 56, tr. 36-38.

14. Nguyễn Hồng Hà (2006), “ Một số khĩ khăn đối với ngành điện Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế”, Tạp chí Kinh tế và phát triểnsố 105, tr. 9-11.

15. Phạm Minh Hạc (2007), “Thái độ của người dân đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu con ngườisố 28, tr. 19-35.

16. Trương Thị Thúy Hằng (2006), “ Nhu cầu và thực tiễn nghiên cứu, đo đạc chỉ số phát triển con người tại các địa phương nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu con người

số 27, tr. 58-63.

17. Phan Thị Xuân Hằng, Luận văn Thạc sĩ (2011), Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Huyện Ninh Phước.

18. Joyce Halliday (2004), “Tìm hiểu thực tế chăm sĩc con cái của phụ nữ nơng thơn”, Tạp chí Xã hội họcsố 85, tr. 108-115.

19. Nguyễn Thị Thúy Mai, Khĩa luận tốt nghiệp (2008), Tìm hiểu tác động của cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đối với chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

20. Bùi Vũ Thanh Nhật, Luận văn Thạc sĩ (2008), Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận - Hiện trạng và giải pháp.

21. Niên giám Thống kê (2010), Cục Thống kê Đồng Nai 2010.

22. Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai (2010), Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2010 – 2015.

23. Sở y tế Đồng Nai (2010), Báo cáo nhân lực và tổ chức ngành y tế.

24. Lê Thơng (2004), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 25. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2006 – 2009, NXB Thống kê Hà Nội. 26. Nguyễn Yên Tri (2005), Địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai,NXB Giáo dục.

27. Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Nguyễn Minh Tuệ, Tập bài giảng cao học Địa lý 2010.

29. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

30. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XVII, tỉnh ủy Đồng Nai (2010).

31. http://www.cpv.org.vn 32. http://www.unesco.or.id

PHỤ LỤC

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 1. Về thu nhập và chi tiêu

- Thu nhập của hộ gia đình: Tồn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, khơng tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn được.

- Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình: Được tính bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ gia đình chia cho tổng số thành viên của hộ (kể cả những người khơng trực tiếp làm ra thu nhập).

- Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình: Chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định (thường là 1 tháng hoặc 1 năm) bao gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, phi lương thực, thực phẩm và các khoản chi tiêu khác (chi biếu, đĩng gĩp…). Các khoản chi tiêu của hộ khơng bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, chi gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự.

2. Về giáo dục

- Biết đọc, biết viết: Là những người cĩ thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc, hoặc chữ nước người.

- Tình trạng đi học: Là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục phổ thơng hoặc chuyên nghiệp (từ cao đẳng trở lên) được nhà nước cơng nhận như là các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng và các trường trung học chuyên nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc hệ thống trường cơng lập, bán cơng, dân lập hoặc các trường lớp tương đương (gồm các hình thức đào tạo chuyên tu, tại chức, hệ mở) để nhận được sự truyền đạt kiến thức văn hĩa phổ thơng hay kỹ thuật, chuyên mơn một cách cĩ hệ thống.

- Trình độ học vấn cao nhất đang học hoặc đã học xong: + Học vấn phổ thơng:

 Đối với những người đã thơi học, là lớp phổ thơng cao nhất mà họ đã học xong (đã được lên lớp hoặc tốt nghiệp)

+ Cao đẳng, đại học: Là trình độ học vấn cao đẳng, đại học mà một người đang theo học hoặc tốt nghiệp.

+ Trên đại học: Là trình độ học vấn trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) mà một người đang theo học hoặc đã tốt nghiệp.

- Trình độ chuyên mơn kỹ thuật cao nhất đạt được:

+ Khơng cĩ trình độ: Những người khơng cĩ bất kì một bằng cấp hoặc chứng chỉ về chuyên mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ.

+ Cơng nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cĩ bằng/chứng chỉ: bao gồm những người đã cĩ bằng hoặc chứng chỉ đã tốt nghiệp các trường lớp dạy nghề hoặc chuyên mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ dưới trình độ trung học chuyên nghiệp.

+ Trung học chuyên nghiệp: Bao gồm những người đã cĩ bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.

+ Cao đẳng: Bao gồm những người cĩ bằng tốt nghiệp các trường đào tạo bậc cao đẳng chuyên nghiệp.

+ Đại học: Bao gồm những người cĩ bằng tốt nghiệp các trường đào tạo bậc đại học.

+ Thạc sĩ, tiến sĩ: Bao gồm những người đã được cấp học vị thạc sĩ, tiến sĩ.

3. Về tài sản và nhà ở

- Loại nhà: Nhà ở của người dân được chia làm các loại sau:

 Nhà kiên cố: Bao gồm biệt thự, nhà xây nhiều tầng hoặc các căn hộ trong nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tơng nhiều tầng, nhà xây mái bằng.

 Nhà bán kiên cố: Gồm những ngơi nhà cĩ tường xây/ghép gỗ/ khung gỗ cĩ mái lợp bằng ngĩi/tơn/tấm lợp/tấm rạ… hoặc xây dựng bằng các vật liệu tương đương.

 Nhà khung gỗ lâu bền, mái lá: gồm những ngơi nhà cĩ khung chịu đựng làm bằng khung gỗ (tồn bộ mái do các cột bằng gỗ chắc chắn đỡ), cĩ niên hạn sử dụng trên 15 năm, cĩ mái lợp bằng tranh, tre, nứa, lá, giấy dầu…

 Nhà đơn sơ: gồm các loại nhà ở khơng thuộc một trong số hai nhĩm trên. Loại nhà này cĩ kết cấu đơn giản, vật liệu thơ sơ. Tường của nhà này làm bằng đất/cĩt/lá…(khơng phải tường xây hoặc khung gỗ) và mái thường lợp bằng tranh, tre, nứa, giấy dầu…

- Tổng diện tích nhà ở: Là tổng diện tích tính bằng mét vuơng của các phịng dùng để ăn, ngủ, tiếp khách, đọc báo, học tập. diện tích để ở bao gồm diện tích lơ gia và diện tích cơ nới thêm được dùng để ở cĩ mái che và tường/vách ngăn kín đáo, chắc chắn. Riêng đối với nhà/căn hộ khép kín cịn tính cả diện tích phịng vệ sinh, nhà tắm, phịng nấu ăn.

- Nếu nhà cĩ gác xép dùng để ở thì được tính 50% diện tích, khơng tính phần diện tích gác xép chuyên dùng để chứa đồ đạc, dụng cụ gia đình.

- Quyền sở hữu nhà ở:

+ Nhà riêng của hộ: Gồm các ngơi nhà/căn hộ do hộ tự làm, mua, thừa kế, được tặng hoặc nhà tình nghĩa, đang dùng để ở.

+ Nhà thuê của nhà nước: Gồm các ngơi nhà/căn hộ mà các hộ đã hợp đồng thuê với nhà nước theo thời gian, giá cả do hai bên thỏa thuận, những ngơi nhà/căn hộ do nhà nước xây dựng và đã phân phối cho các hộ cán bộ, cơng nhân viên sử dụng để ở và thực tế đang ở.

+ Những ngơi nhà/căn hộ mà các hộ thuê của nhà nước, cơ quan, xí nghiệp…nay đã chuyển nhượng cho các hộ khác thuê lại/bán hoa hồng thì cũng tính là “nhà thuê của nhà nước”.

+ Nhà thuê/mướn của tư nhân: gồm các ngơi nhà/căn hộ do hộ thuê hoặc mượn của tư nhân để ở và thực tế hiện đang ở theo thời gian và giá cả do hai bên thỏa thuận.

+ Nhà ở tập thể/tơn giáo: Gồm các ngơi nhà/căn hộ do các hợp tác xã, tập đồn sản xuất hoặc các tổ chức tơn giáo tự xây dựng hoặc đã được phép quản lí, đã phân

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đồng nai hiện trạng và giải pháp (Trang 135 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)