Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và chi tiêu

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đồng nai hiện trạng và giải pháp (Trang 82 - 86)

2.2.1.1. Lao động và việc làm

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định mức thu nhập và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phân hĩa giàu nghèo.

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh Xã hội năm 2010, số người từ 15 tuổi trở lên làm việc tại khu vực thành thị là 43%, tại khu vực nơng thơn là 57%. Và cĩ thể thấy rằng, nhĩm cĩ mức thu nhập cao thì thời gian lao động nhiều cịn nhĩm thu nhập thấp thì thời gian lao động ít, gĩp phần làm tăng sự chênh lệch mức sống giữa các nhĩm dân cư.

Bảng 2.8. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo cấp quản lý và phân theo thành phần kinh tế 2004 – 2010

Năm Tổng số(người)

Phân theo cấp quản lý (%)

Phân theo thành phần kinh tế (%)

Trung ương Địa

phương nước Nhà Ngồi nhà nước tư nước ngồi Khu vực đầu

2004 1101420 3,9 96,1 9,7 65,0 25,3

2006 1181993 3,7 96,3 8,7 62,4 28,9

2008 1263639 2,7 97,3 7,4 62,0 30,6

2010 1398192 2,3 97,7 6,8 61,5 31,7

Nguồn: Sở Lao động Thương binh Xã hội Đồng Nai 2010

Trong giai đoạn 2004 – 2010, lao động phân theo cấp quản lý trung ương cĩ xu hướng giảm dần theo thời gian, đơn giản hĩa cơng tác quản lý, đưa vào hoạch định của địa phương, giúp cho việc sử dụng hợp lý hơn lao động. Lao động phân theo thành phần kinh tế thì thành phần nhà nước cĩ xu hướng giảm, tăng nhanh nhất là khu vực

cĩ vốn đầu tư nước ngồi.

Thực tế cho thấy, khu vực thành thị số lượng và nhu cầu việc làm đa dạng hơn so với nơng thơn, điều đĩ dẫn tới thu nhập thành thị cao gấp 1,8 lần so với nơng thơn. Vì ở nơng thơn chủ yếu là lao động giản đơn, thủ cơng, theo thời vụ trong ngành nơng, lâm nghiệp, khơng đủ thời gian làm việc, nhàn rỗi nhiều. Ở nơng thơn, nhất là các huyện Định Quán, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu thì phần lớn lao động thuộc nhĩm dân cư nghèo, dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp. Chính điều này đã dẫn tới việc chênh lệch thu nhập giữa người giàu – người nghèo, giữa thành thị - nơng thơn ngày càng lớn.

2.2.1.2. Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người được coi là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, thu nhập bình quân đầu người của dân cư cũng thường xuyên tăng lên. Đời sống dân cư cải thiện rõ rệt. Trong xu thế chung đĩ, Đồng Nai cũng cĩ những bước tiến đáng kể.

Bảng 2.9. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người tỉnh Đồng Nai

Năm 2007 2008 2009 2010

Tổng GDP (triệu đồng) 43.036.010 54.075.522 61.948.061 75.899.035

GDP/người (triệu đồng) 18,2 22,3 24,8 29,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2010

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng, năm 2010 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2007, tỉ lệ gia tăng dân số đã đi vào ổn định nên thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể, cao hơn mức trung bình của cả nước (19,3 triệu đồng) và cao hơn hẳn tỉnh lân cận là Bình Thuận (17,1 triệu đồng).

Thu nhập bình quân đầu người cĩ sự chênh lệch giữa thành thị và nơng thơn, năm 2010, thu nhập ở thành thị cao hơn ở nơng thơn, điều đĩ cho thấy mức sống thành thị và nơng thơn cịn chênh lệch khá lớn.

Biểu đồ 2.4. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nơng thơn.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2010

Ngồi sự chênh lệch về thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa thành thị và nơng thơn, cịn cĩ sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhĩm ngành khác nhau, sự chênh lệch giữa nhĩm thu nhập cao nhất và nhĩm thu nhập thấp nhất.

Bảng 2.10. Bảng thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo các ngành kinh tế và các nhĩm qua các năm.(Đơn vị tính: Nghìn đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Theo nguồn thu

Nơng – lâm – thủy sản 172,1 191,8 240,4 283,0 297,7

Cơng nghiệp – xây dựng 381,3 468,8 574,4 647,0 711,3

Dịch vụ 212,9 241,0 292,7 333,0 362,5

Thu từ nguồn khác 101,3 103,5 210,0 236,0 260,1

Phân theo nhĩm thu nhập

Nhĩm 1 296,7 331,9 449,9 506,4 584,7

Nhĩm 2 501,6 631,3 741,7 906,0 994,3

Nhĩm 3 710,5 843,3 1053,2 1218,0 1432,9

Nhĩm 4 933,1 1112,2 1412,9 1632,0 1945,0

Nhĩm 5 1891,8 2124,3 2930,7 3140,0 3566,8

Chênh lệch giữa nhĩm thu nhập cao nhất và thấp nhất (lần)

Thành thị 6,43 6,45 6,60 6,35 6,17

Nơng thơn 5,03 5,01 5,10 5,05 5,80

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy trong suốt giai đoạn từ 2006 đến 2010, thu nhập bình quân theo các ngành kinh tế tăng lên rõ rệt, tăng nhanh nhất là ngành cơng nghiệp xây dựng, sau đĩ đến dịch vụ và nơng nghiệp. Thu nhập giữa các nhĩm cũng cĩ sự chênh lệch, nhĩm cao nhất (nhĩm 5) và nhĩm thấp nhất (nhĩm 1) khoảng 7 lần. Điều đĩ chứng minh rằng đời sống dân cư ngày càng tăng và cải thiện, gắn liền với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

2.2.1.3. Chi tiêu cho đời sống

Do thu nhập tăng nên mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng cĩ xu hướng tăng theo thời gian, năm 2010 chi tiêu bình quân là 1255,5 nghìn đồng/tháng, bằng 76,9% thu nhập. Trong đĩ, chi tiêu cho đời sống là 87,54%, chi tiêu khác là 12,46%. Mức chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị là 1504,9 nghìn đồng/tháng (cao gấp 2 lần so với 2006), ở nơng thơn là 1117,1 nghìn đồng/tháng (cao gấp 1,8 lần so với 2006). Chi tiêu chênh lệch giữa nhĩm thu nhập cao nhất với nhĩm thấp nhất đối với nơng thơn là 2,3 lần, trong khi đĩ ở thành thị cao hơn khoảng 3 lần.

Bảng 2.11. Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng (nghìn đồng)

Năm 2006 2008 2010

Tổng số 607,9 942,0 1255,5

Phân theo khu vực

Thành thị 717,2 1123,0 1504,9

Nơng thơn 562,3 858,0 1117,1

Phân theo khoản chi

 Chi cho đời sống 546,0 834,0 1099,1

- Chi lương thực thực phẩm 279,9 423,0 563,7

- Chi phi lương thực thực phẩm 266,1 411,0 535,4

 Chi tiêu khác 61,9 108,0 156,5

Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Nai 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xu hướng hiện nay, khi thu nhập tăng lên thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của người dân cũng tăng lên về giá trị tuyệt đối, nhưng tỷ trọng chi tiêu cho đời sống sẽ giảm, do nhu cầu ăn uống khi đã đạt đến mức độ tương đối thì các hộ gia đình sẽ chi nhiều hơn cho các nhu cầu may mặc, chăm sĩc sức khỏe, mua sắm và du lịch…Chính vì lẽ đĩ, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong đời sống cũng được xem là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư, tỷ trọng này càng cao thì mức sống cao và ngược lại. Tỷ lệ này của Đồng Nai năm 2010 là 44,9% so với bình quân vùng Đơng Nam Bộ thì

thấp hơn (56,3%), điều này cĩ thể thấy, một bộ phận dân cư trong tỉnh đời sống cịn khĩ khăn, thu nhập trung bình thấp.

2.2.1.4. Chênh lệch thu nhập và phân hĩa giàu nghèo

Song song với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống ngày càng tăng nhanh, sự phân tầng mức sống và phân hĩa giàu nghèo cũng rõ rệt. Mức độ phân tầng xã hội phụ thuộc vào từng khu vực, từng địa phương, nhưng bất cứ nơi đâu cũng tồn tại vấn đề này. Khoảng cách thu nhập giữa nhĩm giàu nhất và nhĩm nghèo nhất ngày càng thu hẹp, chênh lệch giữa thành thị luơn cao hơn ở nơng thơn và khoảng cách này ngày càng giảm từ năm 2006 – 2010, điều này cho thấy mức sống của dân cư ngày càng cao.

Đĩi nghèo tồn tại ở nước ta từ lâu do điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội và chiến tranh kéo dài. Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cĩ tốc độ tăng trưởng nhanh và cơng nghiệp phát triển khá vững chắc trong thời gian qua. Năng suất lao động cơng nghiệp gấp 10 lần nơng nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mức sống giữa thành thị và nơng thơn khá lớn, nhất là bộ phận dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa của huyện Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú gặp rất nhiều khĩ khăn.

Năm 2000, tồn tỉnh cĩ 52.827 hộ nghèo chiếm 12,59% đến năm 2003 cịn 24.808 hộ đã giảm 5,61% và đến năm 2010 tồn tỉnh cĩ số tỉ lệ hộ nghèo là 1,24%.

Trong 5 năm từ 2006 – 2010, chương trình giảm nghèo của tỉnh Đồng Nai đã giảm được 14.485 hộ nghèo, đạt 141,5% so với kế hoạch đặt ra, hiện nay chỉ cịn 1,24% tập trung nhiều ở các xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ, Định Quán và Xuân Lộc. Đồng Nai thuộc 8 tỉnh, thành phố cĩ tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất nước (chỉ cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh là 0,006% và Bình Dương là 0,01%). Đây là thành tựu đáng khích lệ trong việc thực hiện xĩa đĩi giảm nghèo tại địa phương, gĩp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân trong các địa phương trong tỉnh.

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đồng nai hiện trạng và giải pháp (Trang 82 - 86)