Mộ: sự khao khát khám phá thế giới tâm linh

Một phần của tài liệu thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 122 - 184)

7. Kết cấu của luận văn

3.4 Mộ: sự khao khát khám phá thế giới tâm linh

Trong thế giới của sự sống thì cái chết là một cái gì vô cùng bí ẩn, con người thấy sợ hãi trước nó và muốn hiểu biết về nó. Sau khi chết, nằm dưới nấm mồ thì mình sẽ thế nào ? Có ai thương tiếc, tưởng nhớ mình hay không ? Chết là hết chăng ? Hay chết là kết thúc một chặng đường để rồi đi tiếp trên cuộc hành trình kiếm tìm những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Dự cảm về cái chết khi cảm nhận được thời gian đã trôi qua một cách nhanh chóng “bóng câu qua cửa sổ”. Sau cái chết sẽ là cái gì? Con người có thật sự trở về

cát bụi để tiếp tục trở lại với cõi đời ở kiếp lai sinh? Tất cả những điều đó chính là sự băn khoăn da diết, khao khát mong tìm một lời giải đáp. Kiếp này và kiếp sau có liên quan gì với nhau? Con người chết rồi đi về đâu? Tiêu rửa hoàn toàn hay xác thân vùi trong đất còn hồn thì vật vờ, lơ lửng nơi đâu? Sự trăn trở, niềm khao khát ấy của Nguyễn Du cuối cùng vẫn chỉ là “một câu hỏi lớn không lời đáp” mà thôi. Chỉ có thể nhận thấy mối liên quan giữa lúc sống và lúc chết, nhưng sự liên quan ấy cũng không phải là tuyệt đối cho mọi kiếp người.

Qua hình ảnh những nấm mồ, chúng ta không chỉ thấy được tấm lòng nhân đạo, nỗi niềm bi thiết của Nguyễn Du mà ẩn sâu bên trong còn là một sự mong muốn khao khát được hòa nhập để khám phá thế giới tâm linh của con người để giãi mã những điều bí ẩn. Thế nhưng khát khao là thế, mà cuộc sống vốn dĩ quá phức tạp, làm sao có thể đi đến tận cùng để khám phá, để thấu suốt được.

Đứng trước những nấm mồ của những hiền tài qua lớp bụi của thời gian, dường như những nấm mồ đã bị thay đổi, thái độ của người đời nay đối với người đời xưa cũng còn quá lạ xa. Ông bà mình vốn coi hai thế giới sống và chết không khác nhau, sao ở đây chúng ta thấy khác nhau đến vậy. Chính vì vậy tác giả luôn trăn trở suy tư. Không biết rằng đến lúc mình không còn nữa thì còn có ai nhớ tiếc mình không? Nỗi niềm ấy, suy tư ấy, trăn trở ấy đã một lần được nhắc tới trong Độc Tiểu Thanh kí “ Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hà nhân khấp Tố Như”. Giờ đây, “Mạn hứng” và “Đối tửu” lại một lần nữa thể hiện sự băn khoăn, một chút lo lắng và hy vọng… Nỗi niềm ấy của Nguyễn Du mang đậm dấu ấn tâm linh.

Trong bài “Mạn hứng” Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi lòng của mình, một nhà nho nghèo trong ngôi nhà bên sông Lam. Cuộc đời trăm năm buồn thay chỉ là thoáng chốc. Tuổi già đến mới biết mua vui rồi ngậm ngùi nhận ra thời gian còn lại sao ngắn ngủi. Trăn trở không biết rằng khi mình nằm xuống gò tây ấy, liệu vào ngày trùng dương khi mà các văn nhân họp mặt, uống rượu làm thơ có ai nhớ đến mình không? Có ai rưới cho mình một giọt rượu nhạt hay không?

“Ninh tri dị nhật tây lăng hạ,

Năng ẩm trùng dương nhất trích vô.”

Có thể uống được giọt rượu nào trong tiết trùng dương không?)

( Mạn hứng)

Hay:

“Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi”

( Lúc sống không uống cạn rượu trong bầu Thì chết rồi ai tưới chén rượu lên mồ?)

( Đối tửu)

Ngồi bên song vắng, nhìn thấy những cánh hoa rụng xuống trên rêu xanh, nghĩ về cảnh đời, về cuộc sống sau khi chết để rồi mong muốn tìm được người bạn tri âm, có thể uống với mình chung rượu khi mình không còn nữa.

Người sống và người đã khuất nhớ đến nhau, nghĩ về nhau có thể cùng nhau uống rượu đó là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Người sống có thể rót rượu, nói chuyện với người đã khuất sau đó uống chung rượu của mình và rưới chung còn lại lên nấm mồ. Và họ nghĩ rằng, người chết đã cùng họ uống rượu cùng lắng nghe tâm sự của họ, cùng chia sẻ những buồn vui với họ. Phải là tri âm, tri kỉ phải có một tình cảm đặc biệt với nhau thì mới có thể cùng nhau uống rượu khi hai người ở vào hai cảnh sống, hai thế giới khác nhau. Nguyễn Du khao khát muốn biết khi mình không còn nữa thì mọi người sẽ đối xử với mình ra sao?

Nhà thơ Nguyễn Văn Phương cũng đã từng trăn trở trước khi lìa xa cõi thế, một dự cảm về sự cô đơn sau khi qua đời hay là một lời nhắn nhủ đến thế hệ sau, mong tìm một người tri kỉ.

Mai ta chết mồ kia xanh ngọn cỏ Những mùa thu vẫn lặng lẽ đi qua Có chiếc lá nào rơi trên bia mộ

Ai chôn dùm xác lá cạnh gần ta ! Mai ta chết có ai cười, ai khóc Trong tận cùng sâu thẳm ta nằm nghe

lời thơ tưởng niệm gọi ta về… Mai ta chết, có ai lên đó hỡi

Trên mồ ta những quạ rú thông reo Đè lên ta bằng tháng ngày ớn lạnh Giữa bốn bề nghĩa địa đìu hiu…

( Trôi)

Ý nghĩa cuộc đời là gì? Nguyễn Du mang màu sắc bi quan ư ? Đời người “Trăm năm còn có gì đâu? Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì” (Cung oán ngâm khúc). Với Nguyễn Du “Cổ kim hiền ngu nhất khâu thổ’’. Phải chăng chết là hết “chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh”.( Nguyễn Trãi). Triết lí về cuộc đời của Nguyễn Du thật ra không có gì mới. “Thân cát bụi lại trở về cát bụi” (Kinh Thánh) “sinh tồn hoa ốc xứ- linh lạc quy sơn khưu” (Sống ở nhà lộng lẫy, chết lại về núi gò) (Tào Thực-đời Hán) “Xử thế nhược đại mộng- Hồ vị lao kỳ sinh ?” (sống ở đời như giấc mộng lớn, tội chi vất vả đời mình) (Lý Bạch). Có điều, qua thơ chữ Hán Nguyễn Du Ta thấy hồn thơ Nguyễn Du rất đẹp. Nguyễn Du tự hào cuộc đời mình thanh cao, thương cuộc đời mình đầy bi kịch, thương đời người cát bụi. Chất triết lí trong thơ chữ Hán giàu tính nhân văn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bao thế hệ.

Con người cũng như cỏ cây có sinh ra, lớn lên rồi sẽ chết đi. Đời người một trăm năm, mừng vui, buồn giận, cái nọ đi, cái kia đến, tốt tươi rồi khô héo, tuần hoàn nối tiếp nhau trong vòng một trăm năm hữu hạn. Nguyễn Trãi đã từng chiêm nghiệm và cõi lòng nhà thơ thấm một nỗi buồn mênh mông, khi tóc đã bạc, chỉ còn biết làm bạn với mây núi, trăng ngàn:

“Láng giềng một áng mây nổi Khách khứa hai hàng núi xanh”.

( Bảo kính cảnh giới- 42)

Người xưa thường nói rằng chết là hết. Có thật thế không? Chết là hết thì cúng tế làm gì ? chết là hết thì băn khoăn nghĩ đến sau khi chết để làm chi. Theo triết lí nhà

Phật thì chết không phải là hết như ngọn đèn bị tắt, nếu chúng ta thêm dầu thêm củi vẫn sáng lại như thường. Chết chỉ là một hình thức trả nghiệp, nó thể hiện sự siêu thăng hay đọa lạc, giải thoát hay luân hồi. Thật là diễm phúc thay khi chúng ta hội đủ các yếu tố Nhân – duyên- Sanh để có mặt trên cõi đời này, chúng ta vay mượn Đất để làm cơ thể, vay mượn Nước để làm dòng máu luân chuyển, vay mượn Gió để làm hơi thở, và vay mượn Lửa để làm hơi ấm Nóng - Lạnh… May mắn thay, toàn bộ sự vay mượn đó đều không được tính “Lãi” khi ta phải buộc trả lại kiếp người cho cuộc sống! Điều mâu thuẫn nhất là chúng ta chỉ biết lo toan, giành giựt và chuẩn bị cho cuộc sống, mặc nhiên không bao giờ quan tâm hay chuẩn bị những hành trang cần thiết nhất cho cái Chết dẫu biết rằng là mình không tránh khỏi.

Trong ba tập thơ chữ Hán này, Nguyễn Du chủ yếu nhắc đến mộ của những nhân vật nổi tiếng. Hầu hết mộ của họ bị bỏ hoang, hoặc chỉ còn những gò đống, hoặc không còn dấu vết. Những con người lừng lẫy một thời đó nhưng đến khi chết đi cũng chỉ còn lại một nắm đất hoang, không còn ai nhớ tới. Nắm đất ấy tiếp tục đi vào hệ thống tan rã, nó sẽ bị san phẳng hoặc sụp đổ, nghiêng lở, để cuối cùng không còn lại dấu vết nào. Con người khi ấy thực sự trở về với cát bụi.

Từ đó nhiều vấn đề được đặt ra : Con người khi chết rồi sẽ đi về đâu, thực sự có kiếp sau hay không ? Kiếp này và kiếp sau có liên quan gì ? Đây là đường một chiều hay là một vòng tròn ? Con người loay hoay mãi mà không thể tìm ra câu trả lời. Không thể trả lời thấu đáo các câu hỏi đó nên cái chết đối với họ thật đáng sợ. Thần chết có sức mạnh vô biên. Là vị thần vô cùng nghiêm khắc, liêm khiết và công bằng tuyệt đối. Dù ta có là ai, vị tổng thống đầy quyền lực hay một tỉ phú thừa tiền thì cũng không thể thoát khỏi quyết định của Ngài. Tái sinh, luân hồi, đầu thai vào kiếp khác là những ý tưởng thú vị không thể chứng minh hay bác bỏ, nó có tác dụng an ủi cho chúng ta đỡ sợ chết mà thôi.

Với Nguyễn Du, cuộc sống hiện tại là tất cả, nghĩ về cái chết cũng là để hướng về cuộc sống, ông khuyên con người phải biết quý trọng cuộc sống của chính mình. Trong cuộc sống đừng chờ đợi, đừng để đến ngày mai để làm những việc của

ngày hôm nay. Bởi vì, có thể ngày mai chúng ta sẽ không còn để thực hiện điều đó nữa. Hãy biết trân trọng giá trị của sự sống để mà thanh thản đón nhận cái chết vì không ai có thể tránh khỏi. Nguyễn Du đã nhiều lần băn khoăn, “sao biết được rằng ngày khác nằm dưới gò tây, có thể uống được một giọt rượu nào trong tiết trùng dương không ?” (Mạn hứng) tiếc nuối “Lúc sống không uống cạn rượu trong bầu, thì chết rồi ai tưới chén rượu lên mồ?”(Đối tửu). Sự băn khoăn, tiếc nuối ấy còn pha lẫn chút lo lắng , chút hy vọng mong manh. Mong ước, khát khao tìm được người tri kỉ, cách nhau 300 năm cụ Nguyễn đã thương xót Tiểu Thanh, và “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.

Chẳng cần đến 300 năm sau, năm 1965, Hội đồng hoà bình Thế giới đã kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du. Trong buổi lễ này, Nguyễn Khánh Toàn đã viết: “Chúng ta kỉ niệm một nhân vật mà tâm hồn và những ý nghĩ đã chan hòa với tâm hồn và những ý nghĩ của biết bao con người trên trái đất từ khi xã hội loài người có áp bức và bóc lột. Nhân vật ấy đã mượn lời thơ để nói lên lòng đau xót của mình đối với số phận con người bị chà đạp”. Điều đó nhấn mạnh hơn tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.

Nguyễn Du dường như nghĩ nhiều về sự bình đẳng của mọi người trước cái chết. Con người có thể hơn thua nhau lúc sinh thời, kẻ bề trên có thể đọa đày tầng lớp dưới, nhưng khi trước cái chết, mọi ranh giới, sự cách biệt đều được xóa bỏ. Phải chăng khi chọn đề tài về cái chết, về cõi âm, nhà thơ muốn gửi vào đó một triết lí thâm trầm : nghĩ về cái chết, đó là cách con người nhận thức sâu sắc nhất về cuộc sống, về “cõi người ta”. Thành ra, những ai từng đọc Nguyễn Du, mỗi lần đối diện với cái chết của con người, sẽ càng thêm nâng niu cuộc sống. Tác phẩm của Nguyễn Du giúp người đọc biết nhìn ra cái tôi ích kỉ, biết ăn năn và mong ước hòa nhập, bình đẳng với cộng đồng.

Phiêu du vào thế giới oan hồn, Nguyễn Du đâu chỉ nói chuyện với người đã khuất. Nhà thơ còn gửi biết bao thông điệp cho người đang sống. Hơn thua, tranh

giành, sát hại nhau làm gì? Chạy đuổi theo tiền tài, địa vị hư ảo làm chi? Hãy nhìn cái chết của bao người tham vọng.

Tuy không là một nhà cải cách xã hội nhưng qua việc tạo ra một thế giới của những người đã khuất, thế giới của mồ, mả đình đài, không có sự oán thù, Nguyễn Du đã góp phần cổ xúy cho một xã hội tốt đẹp. Trong xã hội ấy, con người đồng cảm với nhau, xích lại gần nhau, biết xem nỗ bất hạnh của người khác là nỗi bất hạnh của chính mình.

Nguyễn Du rất quý cuộc sống dù có lần ông đã nói “... Chết cũng được chẳng sao” (Giang đầu tản bộ 1). Đó chỉ là cách nói, ông yêu cuộc sống, hơn nữa là cuộc sống hạnh phúc, còn cuộc sống tạm bợ, dang dở là cuộc sống vô nghĩa. Suy nghĩ về người đã khuất để tìm ra cho mình một cách sống đúng nghĩa là con người, không chạy theo thói đời đua chen tranh giành danh lợi, vì ông nhận ra rằng “xưa nay đời người ta chỉ còn một nắm đất”

Từ những vấn đề mang tính triết lí sâu sắc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, người viết nhận thấy tầm cao tư tưởng của một trái tim nhân đạo cao cả và một trí tuệ của đại thi hào. Cuộc đời con người khi đã sống trọn kiếp người đã làm tròn bổn phận của một “con người”, thì cho dầu đã nằm sâu dưới ba thước đất cũng mỉm cười mãn nguyện. Chúng ta hãy cứ sống hết mình, sống một cuộc sống thật sự có ý nghĩa, thì cái chết hay nấm mồ đối với chúng ta cũng sẽ là niềm hạnh phúc. Vì còn gì hạnh phúc hơn, khi ta sinh ra trong cuộc đời, được sống một kiếp người đến khi không còn nữa vẫn được người đời sau nhớ đến. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Con người được sinh ra để in dấu trên mặt đất và in dấu trong trái tim người khác.

Có thể còn rất nhiều ý nghĩa nhân sinh được gợi ra từ hình ảnh những nấm mồ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du mà người viết chưa thể cảm nhận hết được. Tuy nhiên qua những điều trên cũng đã thấy được những đóng góp quý báu mà Nguyễn Du đã để lại cho đời, cho cuộc sống. Xuyên suốt nội dung thơ chữ Hán là tiếng nói trữ tình, tiếng nói nhân văn giữa một thời tao loạn, tiếng nói khắc khoải tìm về ý nghĩa đích thực của cuộc sống con ngươi.

KẾT LUẬN

Một thiên tài nghệ thuật không chỉ có năng khiếu bẩm sinh mà còn nhờ sự hỗ trợ của dân tộc mình. Thiên tài được quy định một phần nhờ ở tài năng bên trong và niềm tin riêng, một phần nhờ vào dân tộc và thời đại. Nguyễn Du của chúng ta là một người như vậy. Không chỉ có Truyện Kiều mới là tiếng nói của một dân tộc đến với mọi dân tộc, mới làm nên đại danh Nguyễn Du mà một vùng sâu thẳm tâm linh khác cũng chất chứa những vấn đề lớn lao của thời đại, của nhân loại đó chính là thơ chữ Hán với những khúc tâm tình nho nhỏ, thâm trầm mà lại chứa đựng cả một đại dương mênh mông về số kiếp và thân phận con người. [42]. Tìm hiểu về thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần, ở đó con người tin vào cái thiêng, con người chủ yếu sống với phần tâm linh của mình. Văn hóa tâm linh là sợi dây nối kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái góp phần tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa dân tộc. Vấn đề văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc sẽ mãi có giá trị nhất định. Khi nào cuộc đời vẫn còn đó những điều ngang trái, những bất công khó mà hỏi trời thì lúc ấy giá trị tâm linh vẫn còn hữu ích. Nó xoa dịu nỗi đau cho con người, giúp con người có niềm tin vào cuộc sống. Việc đứng trước những nấm mồ để bày tỏ tình cảm của mình với người

Một phần của tài liệu thế giới tâm linh qua hình ảnh mộ trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 122 - 184)