Bảng 3.2 Cơ cấu tổ chức cán bộ Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh (Trang 32 - 45)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 1 Tổng số cán bộ 190 100 198 100 210 100 2.1 Theo trình độ - Sau đại học - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp, lái xe 190 8 177 1 4 100 4,2 93,2 0,5 2,1 198 8 185 1 4 100 4,0 93,4 0,5 2,1 210 11 193 1 5 100 5,2 92,0 0,5 2,3 2.2 Theo giới tính - Nam - Nữ 190 89 101 100 46,8 53,2 198 91 107 100 46,0 54 210 102 108 100 48,6 51,4

(Nguồn: Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh, 2014)

Đội ngũ cán bộ công chức viên chức thuộc Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh có trình độ tương đối đồng đều, với lượng công chức có trình độ đại học là chiếm đa số. Năm 2012 là 93%; năm 2013 là 93%, năm 2014 là 92% tổng số

công chức, viên chức của Cục DTNN. Trong nhiều năm lại gần đây, Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh có nhiều cán bộ đang tham gia học các lớp thạc sĩ.

Số lượng cán bộ Cục DTNN có tăng nhưng tăng không nhiều vì cán bộ được tuyển dụng trong những năm gần đây thường được bố trí làm việc tại Chi cục DTNN. Các cán bộ tăng ở văn phòng Cục DTNN chủ yếu do điều chuyển từ các Chi cục.

3.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Cục

3.1.4.1 Chức năng

Cục DTNN khu vực là tổ chức trực thuộc Tổng cục DTNN, thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước và quản lý nhà nước về hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cục DTNN khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

3.1.4.2 Nhiệm vụ

Trình Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN quyết định:

Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm về dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Chương trình, kế hoạch, dự án, đề án triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Kế hoạch dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị.

Kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị dự trữ trên địa bàn trong việc thực hiện kế hoạch dự trữ theo đặt hàng của Nhà nước và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN.

Thanh tra việc chấp hành pháp luật dự trữ nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ, các tổ chức, cá nhân sử dụng DTNN trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật DTNN theo quy định của pháp luật.

Thực hiện việc mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ theo kế hoạch được giao theo quy định của pháp luật.

Thực hiện xuất hàng dự trữ nhà nước để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc cho các mục đích khác, đảm bảo kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng và hiệu quả; kiểm tra việc sử dụng hàng DTNN sau khi xuất, cấp cứu trợ, cứu hộ.

Thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ nhà nước; quản lý chất lượng hàng dự trữ nhà nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; quản lý và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Thực hiện công tác bảo vệ, bảo mật, phòng chống cháy, nổ, bão lụt, đảm bảo an toàn hàng dự trữ theo quy định của Nhà nước và Tổng cục DTNN.

Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực được giao; quản lý tài chính, giá, phí, hạch toán kế toán, kiểm tra nội bộ, quyết toán theo quy định của pháp luật.

Thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống kho dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính và Tổng cục DTNN.

Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý và bảo quản hàng DTNN theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động xuất, nhập, mua, bán hàng DTNN.

Thực hiện công tác thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị trực thuộc; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn được phân công và phối hợp với các cơ quan chuyên môn địa phương

trong việc triển khai quy hoạch, kế hoạch mua, bán, nhập, xuất, cứu trợ, cứu nạn, tham gia bình ổn thị trường, xây dựng giá mua, giá bán hàng dự trữ trên địa bàn.

Cục trưởng Cục DTNN khu vực được ban hành các quy định, quy chế quản lý đơn vị, ban hành quyết định cá biệt theo thẩm quyền; được ký văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc các văn bản được Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao và theo quy định của pháp luật.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là việc làm rất cần thiết trong phân tích kinh tế bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất ra các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu và cơ sở.

3.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Thông tin thu thập

+ Tổng quan tài liệu nghiên cứu: cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài + Các số liệu về tình hình mua LTDT

+ Cơ chế hoạt động chung của Cục - Nguồn thu thập

+ Thu thập qua các sổ sách, văn bản, sách báo, tạp chí, internet…

+ Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ và báo cáo tổng kết tình hình mua lương thực hàng năm của Cục.

3.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Là các thông tin được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc các cán bộ, chuyên gia; thảo luận nhóm. Thu thập thông tin này giúp cho ta thấy được nguyên nhân của những tồn tại, và thành tựu đạt được giúp chúng ta phân tích rõ được hiện tượng từ đó đề xuất, kiến nghị và có biện pháp kịp thời.

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn Lãnh đạo Cục; chuyên viên quản lý công tác mua LTDT; các chuyên viên liên quan đến quản lý công tác mua LTDT để biết rõ được thành phần tham gia quản lý công tác mua LTDT; phương thức mua LTDT; quy trình mua LTDT và bảo quản; thời gian lập kế hoạch, bảo quản, kiểm tra, đánh giá; điều kiện thanh toán LTDT và phương thức thanh toán; nguồn vốn được lấy từ đâu; ai là người chịu trách nhiệm suy giảm chất lượng, hao hụt, mất mát trong công tác bảo quản.

Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận cùng với các chuyên viên phòng KH&QLHDT để chỉ ra hệ thống tổ chức mua LTDT quốc gia; nội dung, quy trình lập kế hoạch mua LTDT quốc gia; thời gian lập kế hoạch mua gạo; thời gian giao và thực hiện kế hoạch; năng lực của đội ngũ cán bộ trong lập kế hoạch; những điều kiện cần để bảo quản LTDT.

3.2.2 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này chủ yếu thông qua số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để mô tả phương thức thu mua LTDT.

Số bình quân: Phản ánh tình hình chung qua các năm nghiên cứu. Số tuyệt đối: Phản ánh tình hình cụ thể của từng năm.

3.2.2.2 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình nhập lương thực ở các thời điểm khác nhau; so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch được giao trong cùng

một thời điểm, ở các thời điểm khác nhau qua đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng việc quản lý mua LTDT.

3.2.3 Xử lý số liệu

Các thông tin, số liệu thu thập được (số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp) được tổng hợp và xử lí bằng phần mềm excel.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu nghiên cứu về lập kế hoạch

- Các bên tham gia lập kế hoạch

- Chỉ tiêu về kinh nghiệm lập kế hoạch của cán bộ + Số người làm việc lâu năm

+ Số người học việc

- Chỉ tiêu về chuyên môn nghiệp vụ cán bộ lập kế hoạch + Số/ tỷ lệ cán bộ đúng chuyên môn nghiệp vụ

+ Số/ tỷ lệ cán bộ không đúng chuyên môn nghiệp vụ - Chỉ tiêu về thời gian giao và thực hiện kế hoạch mua gạo - Chỉ tiêu về thời gian lập kế hoạch mua gạo

+ Thời gian bắt đầu lập kế hoạch + Thời gian hoàn thành lập kế hoạch + Khoảng thời gian lập kế hoạch

- Các bên tham gia tổ chức thực hiện - Các phương thức mua gạo, thóc

+ Phương thức mua gạo, thó theo quy định + Phương thức mua gạo, thóc thực tế thực hiện - Thời gian lựa chọn nhà thầu

+ Thời gian thực hiện theo quy định + Thời gian thực tế thực hiện

- Điều kiện thanh toán đối với mặt hàng lương thực dự trữ +Điều kiện thanh toán đối với gạo

+ Điều kiện thanh toán đối với thóc - Các phương thức bảo quản gạo, thóc * Chỉ tiêu nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá - Số đợt kiểm tra, đánh giá

+ Số đợt do Tổng cục kiểm tra, đánh giá + Số đợt do Cục kiểm tra, đánh giá - Số cán bộ tham gia kiểm tra, đánh giá + Số cán bộ của Cục

+ Số cán bộ của Chi cục

+ Thành phần kiểm tra, đánh giá hoạt động mua gạo + Thành phần kiểm tra, đánh giá hoạt động mua thóc

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng mua LTDT

4.1.1 Hệ thống tổ chức và quy trình mua * Hệ thống tổ chức

Trên cơ sở Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của Tổng cục DTNN, Cục DTNN khu vực tổ chức đấu thầu đối với gạo, mua trực tiếp từ mọi đối tượng đối với thóc. Sau khi tổ chức đấu thầu thành công Cục trực tiếp ký kết hợp đồng với các đơn vị khách hàng và ban hành Quyết định giao nhiệm vụ cho các Chi cục DTNN tiếp nhận, nhập kho và bảo quản. Hệ thống tổ chức mua được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức mua LTDT quốc gia

(Nguồn: Thảo luận nhóm, 2015)

Tổng cục DTNN: Có chức năng giao chỉ tiêu kế hoạch xuống cho các Cục

DTNN khu vực, phê duyệt các kế hoạch mua, phương thức mua của Cục DTNN. Tổng cục DTNN

Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh

Phòng

KH&QLHDT PhòngTCKT KTBQPhòng Thanh traPhòng

Các Chi cục trực thuộc

Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh: Tiếp nhận Quyết định giao chỉ tiêu của

Tổng cục DTNN; Lãnh đạo Cục xem, chỉ đạo Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện mua LTDT.

Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện

các kế hoạch, các đề án và chương trình công tác sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đấu thầu, đấu giá; thực hiện hợp đồng kinh tế mua, bán hàng dự trữ nhà nước theo kế hoạch được duyệt và theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá mua, giá bán hàng dự trữ nhà nước do đơn vị trực tiếp quản lý; thực hiện tiến độ mua, bán hàng dự trữ nhà nước theo quy định và trong các trường hợp đột xuất; hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ kho hàng dự trữ, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt; khắc phục hậu quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với hàng dự trữ và tài sản nhà nước do đơn vị quản lý.

Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ trình Cục trưởng Cục DTNN khu

vực: phương án phân bổ dự toán ngân sách và các nguồn lực tài chính cho các Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc; kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên kho hàng, trụ sở làm việc của đơn vị; quản lý chặt chẽ vốn, phí mua, bảo quản hàng dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật, bảo đảm việc sử dụng các nguồn lực tài chính đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo chế độ, chính sách quy định.

Phòng kỹ thuật bảo quản: Có nhiệm vụ trình Cục trưởng Cục DTNN khu

vực kế hoạch bảo đảm kinh phí, trang bị kỹ thuật, thiết bị đo kiểm, các điều kiện cơ sở vật chất khác phục vụ cho công tác bảo quản hàng dự trữ; tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện quản lý chất lượng hàng dự trữ nhập, xuất kho theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác bảo quản hàng dự trữ nhà nước trong quá trình lưu kho; hướng dẫn xử

lý các phát sinh làm ảnh hưởng chất lượng hàng dự trữ; thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật trong quá trình quản lý và bảo quản hàng dự trữ nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra các thiết bị đo kiểm, các thiết bị kỹ thuật và các điều kiện vật chất khác trong công tác giao nhận, bảo quản hàng dự trữ nhà nước.

Phòng thanh tra: Có nhiệm vụ trình Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước

khu vực kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn theo phân công, phân cấp của Tổng cục Dự trữ Nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ dự trữ nhà nước của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; tổng hợp báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị.

Các Chi cục DTNN trực thuộc: Có nhiệm vụ tiếp nhận các Quyết định

tiếp nhận, nhập kho và bảo quản từ Cục DTNN; thực hiện theo các quyết định của cấp trên và pháp luật.

* Quy trình mua LTDT quốc gia

Cục đã sử dụng phương thức đấu thầu rộng rãi để mua gạo và mua trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng đối với thóc. Sự khác nhau của 2 phương thức này được thể hiện ở quy trình dưới đây (Sơ đồ 4.2 và 4.3).

Lập kế hoạch đấu thầu

Xây dựng hồ sơ mời thầu

Đăng tin mời thầu

Phát hành hồ sơ mời thầu

Tổ chức đấu thầu

Ký kết và thực hiện hợp đồng

Đăng tin mua thóc

Văn bản báo cáo UBND 3 tỉnh Hà , Định, Ninh Bình

Niêm yết các thông tin (số lượng, chất lượng, địa điểm nhập và giá cả mua thóc)

Sơ đồ 4.3 Quy trình mua thóc

(Nguồn: Phỏng vấn, 2015)

Sơ đồ 4.2 Quy trình đấu thầu mua gạo

(Nguồn: Phỏng vấn, 2015)

Nhìn vào 2 quá trình mua LTDT ở trên ta thấy: Quy trình mua gạo phải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w