Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức mua LTDT quốc gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh (Trang 40 - 43)

Tổng cục DTNN: Có chức năng giao chỉ tiêu kế hoạch xuống cho các Cục

DTNN khu vực, phê duyệt các kế hoạch mua, phương thức mua của Cục DTNN. Tổng cục DTNN

Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh

Phòng

KH&QLHDT PhòngTCKT KTBQPhòng Thanh traPhòng

Các Chi cục trực thuộc

Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh: Tiếp nhận Quyết định giao chỉ tiêu của

Tổng cục DTNN; Lãnh đạo Cục xem, chỉ đạo Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện mua LTDT.

Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện

các kế hoạch, các đề án và chương trình công tác sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đấu thầu, đấu giá; thực hiện hợp đồng kinh tế mua, bán hàng dự trữ nhà nước theo kế hoạch được duyệt và theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá mua, giá bán hàng dự trữ nhà nước do đơn vị trực tiếp quản lý; thực hiện tiến độ mua, bán hàng dự trữ nhà nước theo quy định và trong các trường hợp đột xuất; hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ kho hàng dự trữ, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt; khắc phục hậu quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với hàng dự trữ và tài sản nhà nước do đơn vị quản lý.

Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ trình Cục trưởng Cục DTNN khu

vực: phương án phân bổ dự toán ngân sách và các nguồn lực tài chính cho các Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc; kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên kho hàng, trụ sở làm việc của đơn vị; quản lý chặt chẽ vốn, phí mua, bảo quản hàng dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật, bảo đảm việc sử dụng các nguồn lực tài chính đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo chế độ, chính sách quy định.

Phòng kỹ thuật bảo quản: Có nhiệm vụ trình Cục trưởng Cục DTNN khu

vực kế hoạch bảo đảm kinh phí, trang bị kỹ thuật, thiết bị đo kiểm, các điều kiện cơ sở vật chất khác phục vụ cho công tác bảo quản hàng dự trữ; tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện quản lý chất lượng hàng dự trữ nhập, xuất kho theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác bảo quản hàng dự trữ nhà nước trong quá trình lưu kho; hướng dẫn xử

lý các phát sinh làm ảnh hưởng chất lượng hàng dự trữ; thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật trong quá trình quản lý và bảo quản hàng dự trữ nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra các thiết bị đo kiểm, các thiết bị kỹ thuật và các điều kiện vật chất khác trong công tác giao nhận, bảo quản hàng dự trữ nhà nước.

Phòng thanh tra: Có nhiệm vụ trình Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước

khu vực kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn theo phân công, phân cấp của Tổng cục Dự trữ Nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ dự trữ nhà nước của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; tổng hợp báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị.

Các Chi cục DTNN trực thuộc: Có nhiệm vụ tiếp nhận các Quyết định

tiếp nhận, nhập kho và bảo quản từ Cục DTNN; thực hiện theo các quyết định của cấp trên và pháp luật.

* Quy trình mua LTDT quốc gia

Cục đã sử dụng phương thức đấu thầu rộng rãi để mua gạo và mua trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng đối với thóc. Sự khác nhau của 2 phương thức này được thể hiện ở quy trình dưới đây (Sơ đồ 4.2 và 4.3).

Lập kế hoạch đấu thầu

Xây dựng hồ sơ mời thầu

Đăng tin mời thầu

Phát hành hồ sơ mời thầu

Tổ chức đấu thầu

Ký kết và thực hiện hợp đồng

Đăng tin mua thóc

Văn bản báo cáo UBND 3 tỉnh Hà , Định, Ninh Bình

Niêm yết các thông tin (số lượng, chất lượng, địa điểm nhập và giá cả mua thóc)

Sơ đồ 4.3 Quy trình mua thóc

(Nguồn: Phỏng vấn, 2015)

Sơ đồ 4.2 Quy trình đấu thầu mua gạo

(Nguồn: Phỏng vấn, 2015)

Nhìn vào 2 quá trình mua LTDT ở trên ta thấy: Quy trình mua gạo phải trải qua nhiều giai đoạn và phức tạp hơn quá trình mua thóc. Cả 2 quá trình đều có điểm chung đều phải đăng tin mua LTDT trên các phương tiện đại chúng (đối với gạo: đăng tin đấu thầu mua lương thực trên mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu của Bộ Kế hoạch và đầu tư 3 số liên tiếp, đăng tải thông tin mua trên Trang thông tin của Tổng cục DTNN; đối với thóc: Cục thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân 03 tỉnh (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng 03 ngày liên tiếp, Đồng thời thực hiện việc đăng tải thông tin mua trên Trang thông tin của Tổng cục DTNN).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w