Bảng 4.8 Thời gian lập kế hoạch mua gạo năm 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh (Trang 60 - 62)

kế hoạch

Thời gian hoàn thành lập kế hoạch

Khoảng thời gian lập kế hoạch (ngày) Đợt I 21/3/2014 30/3/2014 10 Đợt II 13/5/2014 19/5/2014 7 Đợt III 10/6/2014 14/5/2014 5 (Nguồn: Phỏng vấn, 2015)

Qua bảng trên ta thấy khoảng thời gian lập kế hoạch của đợt I là dài nhất (10 ngày), đợt III là ngắn nhất (5 ngày). Khoảng thời gian lập kế hoạch đợt I gấp 2 lần đợt III, khoảng thời gian lập kế hoạch đợt III ngắn làm cho cán bộ lập kế hoạch không có nhiều ý kiến, sáng tạo cho công tác lập kế hoạch và những cán bộ lập kế hoạch bị sự gò bó, thúc dục của Lãnh đạo Cục, làm việc một cách thụ thộng, máy móc dẫn đến chất lượng lập kế hoạch không cao.

- Kế hoạch của Tổng cục

Chỉ tiêu mua LTDT của Tổng cục và thời gian giao chỉ tiêu ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch của Cục: Cục không được tự ra quyết định cho mình năm nay mua bao nhiêu LTDT mà phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch của Tổng cục giao, do đó Cục không có sự linh hoạt, không thể tự lập kế hoạch mua của từng đợt ngay từ đầu năm được mà khi nào Tổng cục giao chỉ thị mua của từng đợt Cục mới bắt đầu tiến hành lập kế hoạch.

Tính ổn định của nhiệm vụ chung toàn ngành gây ảnh hưởng đến công tác kế hoạch của đơn vị: Chiến lược dự trữ quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên để thực hiện chiến lược này cần phải có nguồn ngân sách ổn định dành cho dự trữ quốc gia. Song trong điều kiện nền

kinh tế của nước ta còn chưa ổn định, nợ công không ngừng tăng lên, luôn bị tác động xấu của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Điều đó làm ảnh hưởng đến ngân sách dành cho dự trữ quốc gia, chiến lược dự trữ quốc gia vì thế mà cũng luôn bị thay đổi. Chính vì vậy kế hoạch dự trữ quốc gia từ Trung ương cho đến địa phương cũng luôn thay đổi theo làm cho việc tham mưu của Phòng Kế hoạch & Quản lý hàng dự trữ về xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia cấp Cục cũng bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ tiêu phân bổ hàng năm, hàng quý của Tổng cục DTNN.

- Kế hoạch chung của Cục: Ngay từ đầu năm Tổng cục giao chỉ tiêu xuống cho Cục, nhưng Tổng cục lại không giao mua LTDT làm mấy đợt làm cho Cục lập kế hoạch một cách chung chung, không cụ thể. Có khi Cục lập kế hoạch mua LTDT làm 3 đợt nhưng Tổng cục chỉ giao mua làm 2 đợt (năm 2012).

4.2.2 Tổ chức thực hiện

Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh đã thực hiện nhiệm vụ mua theo đúng quy trình, quy phạm phù hợp với các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ngành.

Nhiệm vụ/ vai trò của các bên (Tổng cục, Cục, Chi cục) trong thực hiện:

Tổng cục: Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện; phê duyệt phương

thức mua, giá mua do Cục DTNN khu vực trình.

Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh: Trình Tổng cục DTNN phương thức, giá

mua; triển khai theo quy trình; thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định hiện hành của Tổng cục; kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác mua LTDT.

Các Chi cục DTNN trực thuộc: Thực hiện theo chỉ tiêu của Cục giao và

đúng quy định của pháp luật, Ngành.

Tùy theo tính chất của từng mặt hàng lương thực để tiến hành mua: mua gạo bằng phương thức đấu thầu rộng rãi; mua thóc bằng phương thức mua trực tiếp từ mọi đối tượng.

Theo Luật dự trữ quốc gia các phương thức mua LTDT quốc gia được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9 Các phương thức mua LTDT quốc gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w