1961-1975 Cục cung ứng trên 3 triệu tấn lương thực, 10 vạn tấn xăng dầu, muối, kim khí, thiết bị; hàng triệu mét vải bạt, ni- lon che mưa cho quân đội
1972 Cục xuất phục vụ cho quân đội 11 vạn tấn lương thực, gần 1.000 xe ô tô các loại và trang thiết bị khác
Trước 1975 Cục đã xuất cấp phục vụ chiến dịch 125.000 tấn lương thực, gần 1.200 xe các loại, hàng trăm tấn xăng dầu
Sau 1975 Quỹ dự trữ chiến lược đã tụt chỉ bằng 59% so với mức tồn kho đầu năm 1976; trong đó LTDT chỉ bằng 12,9% mức kế hoạch.
(Nguồn: Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh, 2015)
Quá trình xây dựng và phát triển đất nước ngày nay đòi hỏi ngành Dự trữ Nhà nước phải không ngừng đổi mới về mọi mặt; trước hết là hoàn thiện và phát triển về tổ chức. Với ý nghĩa đó, ngày 20/8/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ quốc gia được
nâng cấp thành Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Theo mô hình tổ chức mới, Tổng cục Dự trữ Nhà nước được tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý: Tổng cục, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và Chi cục DTNN. Trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước có 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ và quản lý nhà nước các hoạt động dự trữ trên địa bàn; có 01 Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ Nhà nước trực thuộc Tổng cục.
Bên cạnh việc đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, kiện toàn và phát triển tổ chức bộ máy, công tác quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Tổng cục đã đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng kho đi đôi với tăng cường nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ bảo quản. Về công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 94/QĐ-TTg ngày 17/01/2011 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ nhà nước đến năm 2020. Theo đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ có nhiệm đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống kho dự trữ, bảo đảm hệ thống kho dự trữu vừa phải được quy hoạch theo vùng chiến lược vừa phải đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành.
Trên cơ sở tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa hệ thống kho tạo tiền đề cho công tác tăng cường và phát triển quy mô quỹ dự trữ nhà nước. Trong những năm nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mức tăng quy mô quỹ dự trữ hàng năm từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, chỉ đạt 150 tỷ đồng/năm; những năm gần đây quy mô dự trữ ngày càng được tăng cường, đã đạt gần 2.000 tỷ đồng/năm. Tổng mức dự trữ nhà nước đến nay bằng khoảng 0,4% GDP, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Thực hiện Quyết định số 139/2007/QĐ-TTg ngày 23/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia
đến năm 2020, Tổng cục Tổng cục Dự trữ Nhà nước,đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện về cơ cấu danh mục mặt hàng dự trữ, đảm bảo thực hiện mục tiêu của dự trữ nhà nước, đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới. Tiếp tục tập trung nguồn lực ngân sách tăng cường tiềm lực dự trữ nhà nước, đảm bảo tổng mức dự trữ được tăng dần hàng năm, đến năm 2015 tổng mức dự trữ đạt khoảng 0,8% đến 1% GDP, đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.
Những năm qua, Tổng cục đã có nhiều giải pháp quan trọng và đồng bộ nhằm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, tận tụy, yêu ngành, yêu nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước nâng cao năng lực công tác để ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cùng với sự phát triển của ngành, đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay đã được lãnh đạo các cấp, các ngành chăm lo, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, tiếp bước cha, anh; là thế hệ các bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, từng bước chuyên nghiệp hóa; gắn bó, tận tâm với ngành, với sự nghiệp; đã và đang là nhân tố quyết định cho mọi thành công của ngành Dự trữ Nhà nước.
3.1.2 Bộ máy tổ chức của Cục
Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh gồm có văn phòng Cục DTNN đóng tại thành phố Nam Định và 8 Chi cục DTNN nằm ở các địa bàn trong tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.
Chi cục DTNN Nghĩa Hưng
Chi cục DTNN Bình Lục Chi cục DTNN Duy TiênChi cục DTNN Lý NhânChi cục DTNN Yên MôChi cục DTNN Yên Khánh
Chi cục DTNN Tam Điệp
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh
(Nguồn: Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh, 2014)
Chi cục DTNN Nam
Tổ chức bộ máy của Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh được cơ cấu với người đứng đầu Cục DTNN là Cục trưởng, có 2 Phó cục trưởng được phân công theo dõi nhiệm vụ công tác của các phòng chức năng do Cục trưởng phân công.
Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh được chia ra làm 2 cấp là cấp Cục (văn phòng Cục DTNN) và cấp chi cục bao gồm 8 Chi cục DTNN.
3.1.3 Đặc điểm nhân sự của Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh
Tính đến hết tháng 8 năm 2014, tổng số cán bộ công chức Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh là 210, trong đó ở văn phòng Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh có 40 cán bộ trong đó có 01 Cục trưởng Cục DTNN chịu trách nhiệm chung, 02 phó Cục trưởng Cục DTNN được phân công theo dõi, kiểm tra công tác của các phòng chức năng do Cục trưởng phân công; các cán bộ còn lại được bố trí làm việc tại 5 phòng thuộc văn phòng Cục DTNN. Các phòng bao gồm 1 trưởng phòng, phó phòng và các cán bộ.
Bảng 3.2 Cơ cấu tổ chức cán bộ Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh