Bảng 4.10 Thời gian lựa chọn nhà thầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh (Trang 64 - 67)

hiện theo quy định

(ngày)

Thời gian thực tế thực hiện

(ngày)

Phê duyệt kế hoạch chọn nhà thầu 5 3

Chuẩn bị hồ sơ dự thầu 20 15

Đánh giá hồ sơ dự thầu 45 12

Thẩm định hồ sơ dự thầu 20 7

Phê duyệt hồ sơ dự thầu 10 3

Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham gia dự thầu theo đường bưu điện, fax

5 3

(Nguồn: Phỏng vấn, 2015)

Qua bảng trên ta thấy, quá trình lựa chọn nhà thầu trải qua nhiều giai đoạn và Cục hoàn thành quá trình lựa chọn nhà thầu trong thời gian quy định (Thời gian thực hiện các giai đoạn đó đều tính trong ngày làm việc). Theo quy định thời gian lựa chọn nhà thầu dài nhưng trên thực tế Cục phải tiến hành lựa chọn nhà thầu trong thời gian ngắn (theo quy định thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu 45 ngày nhưng trên thực tế Cục thực hiện trong 12 ngày; thẩm định hồ sơ dự thầu 20 ngày thực tế Cục làm trong 7 ngày...). Thời gian lựa chọn nhà thầu Cục tiến hành trong thời gian ngắn như vậy là do Cục mua gạo của Nam Bộ vụ đông xuân nếu mà Cục lựa chọn nhà thầu trong thời gian dài thì gạo nhập đợt III kéo dài đến cuối tháng 7- thời điểm này lúa hè thu đang thu hoạch, Cục có thể nhập gạo không đúng chủng loại, gạo kém chất lượng (gạo vụ hè thu trộn lẫn vào gạo vụ đông xuân) từ đó ảnh hưởng đến kết quả mua.

Đăng tin mời thầu trên trang thông tin của Tổng cục DTNN, mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong 3 số liên tiếp.

Phát hành hồ sơ mời thầu tại văn phòng Cục, nhận hồ sơ dự thầu tại bộ phận văn thư Cục. Giá của hồ sơ dự thầu là 500.000 đồng/bộ.

Tổ chức đấu thầu thực hiện theo quy trình: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Nguồn kinh phí bảo đảm để sử dụng cho quá trình đấu thầu của bên mời thầu được lấy từ nguồn tiền bán hồ sơ mời thầu.

Giá đấu thầu của từng năm, từng đợt đều được Cục DTNN khu vực trình Tổng cục DTNN và Tổng cục phê duyệt giá tối đa trước những đợt đấu thầu.

Đồ thị 4.2 Giá đấu thầu mua gạo đợt I của các năm 2012- 2014

(Nguồn: Phòng KH& QLHDT- Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh, 2014)

Tùy từng năm, Tổng cục giao nhiệm vụ mua gạo theo đợt: Năm 2012 có 2 đợt mua gạo, năm 2013 có 1 đợt mua gạo, năm 2014 có 3 đợt mua gạo. Giá đấu thầu mua gạo của các đợt đa số đều mua thấp hơn hoặc bằng với giá kế hoạch đấu thầu (Giá kế hoạch và giá đấu thầu của đợt II năm 2012, năm 2013 đều không thay đổi: 7000 đồng/kg, 8400 đồng/kg; đợt III năm 2014 giá đấu thầu thấp hơn giá kế hoạch đấu thầu 100 đồng/kg), việc mua gạo với giá như vậy giúp tiết kiệm hàng tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

* Tiến hành mua thóc

Dựa vào các phương thức mua thóc (Bảng 4.9) Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh đã tiến hành mua thóc bằng phương thức mua trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng.

Mua thóc trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng là hình thức mua trực tiếp tại cửa kho dự trữ nhà nước của mọi đối tượng có thóc đảm bảo chất lượng nhập kho dự trữ nhà nước. Cán bộ công chức cơ quan được giao nhiệm vụ mua lương

thực dự trữ nhà nước không được tham gia hoạt động bán lương thực cho dự trữ nhà nước dưới mọi hình thức.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính

xem xét, quyết định mua thóc dự trữ nhà nước theo phương thức mua trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng để thực hiện.Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch mua thóc trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng. Kế hoạch mua trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng có các nội dung chính sau đây: số lượng, chất lượng, địa điểm nhập kho, giá mua, thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương nơi có kho dự trữ nhà nước mua thóc và trên trang thông tin điện tử Tổng cục Dự trữ Nhà nước, thời gian mở kho, thời gian kết thúc mua.

Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thực hiện các nhiệm vụ sau:

Căn cứ thời vụ thu hoạch thóc trên từng địa phương, lập kế hoạch mua thóc trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt.

Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có kho dự trữ nhà nước mua thóc biết chủ trương, kế hoạch mua thóc dự trữ nhà nước trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành ở địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thông báo kế hoạch mua thóc trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố nơi có kho dự trữ nhà nước mua thóc và trên trang thông tin điện tử Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đồng thời niêm yết giá mua, số lượng, chất lượng thóc nhập kho dự trữ nhà nước tại điểm kho mua thóc.

Chi cục Dự trữ Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau:

Mua thóc nhập kho dự trữ nhà nước theo phân công, phân cấp của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Thanh toán cho người bán theo quy định của Nhà nước về hóa đơn chứng từ và chế độ kế toán áp dụng đối với đơn vị dự trữ nhà nước. Cục Dự trữ Nhà

nước khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước căn cứ kế hoạch mua được giao, tổ chức thực hiện mua thóc trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng đảm bảo đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng, thời gian quy định.

Mua lương thực dự trữ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Điều kiện thanh toán được thể hiện ở bảng dước đây:

Bảng 4.11 Điều kiện thanh toán đối mặt hàng lương thực dự trữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác mua lương thực dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nam ninh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w