Giai đoạn 2 trên xúc tác Ca(NO3)2/SiO2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách và chuyển hóa sinh khối vi tảo họ botryococccus thành nhiên liệu sinh học biodiesel theo phương pháp hai giai đoạn trên xúc tác dị thể (Trang 56)

Dụng cụ: Bình ba cổ dung tích 250 ml, máy khuấy từ có thiết bị gia nhiệt và có thể điều chỉnh được tốc độ khuấy và nhiệt độ, sinh hàn ngược làm mát bằng nước để ngưng tụ metanol, nhiệt kế 100oC, phễu chiết, cốc thủy tinh để đựng sản phẩm.

Hóa chất: Dầu vi tảo đã qua quá trình este hóa bằng xúc tác axit SO42-/ZrO2, metanol, xúc tác Ca(NO3)2/SiO2, cồn công nghiệp để tráng rửa dụng cụ, nước cất nóng 80oC để rửa sản phẩm.

Cách tiến hành: Lắp sơ đồ phản ứng như hình 2.1. Bình ba cổ có một cổ cắm nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ, một cổ cắm sinh hàn để hơi metanol bay lên ngưng tụ trở lại thiết bị phản ứng, một cổ để nạp xúc tác, metanol, nguyên liệu cho phản ứng, sau khi nạp xong nguyên liệu dùng nút có nhám đậy kín cổ này lại để tránh hơi metanol bay ra ngoài.

40

dùng ống đong đong 100ml metanol cho thêm vào bình phản ứng, đậy kín cổ bình, tiến hành khuấy trộn gia nhiệt 20 phút để hoạt hóa xúc tác; lấy 50ml dầu vi tảo (đã qua quá trình este hóa bằng xúc tác axit SO42-/ZrO2) cho vào bình phản ứng; nâng nhiệt độ lên 60oC, bắt đầu tính thời gian phản ứng khi nhiệt độ đạt 60oC.

Sau phản ứng (7 giờ), tắt gia nhiệt và máy khuấy, lấy sản phẩm ra lọc bằng máy hút chân không, thu hồi xúc tác. Sau đó đưa hỗn hợp sản phẩm lên phễu chiết và tiến hành rửa bằng nước nóng thu hồi sản phẩm. Quá trình chiết tách thu sản phẩm được minh họa như hình 2.5.

Pha (1) chủ yếu là metyl este và một ít triglyxerit dư, pha (2) bao gồm nước, metanol dư và glyxerin… Sau khi tiến hành rửa nước từ 3 đến 5 lần, thu biodiesel (lớp phía trên) đem đi đuổi nước và phân tích để định lượng lượng biodiesel thu được.

2.3.3. Tính toán hiệu suất biodiesel thu đƣợc

2.3.3.1. Xác định hiệu suất giai đoạn 1

Giai đoạn 1 thực hiện các phản ứng chuyển hóa axit béo tự do trong dầu metyl este, để giảm hàm lượng các axit béo tự do trong dầu vi tảo xuống mức chấp nhận được với xúc tác bazơ dị thể. Hiệu suất giai đoạn này được tính theo độ giảm chỉ số axit của dầu vi tảo. Công thức xác định hiệu suất như sau:

H = (Cax0 – Cax1)/Cax0 x 100%.

Trong đó : Cax0 là chỉ số axit của dầu vi tảo sau khi tách heptandecan; Cax1 là chỉ số axit của dầu vi tảo sau phản ứng giai đoạn 1.

Hiệu suất tạo biodiesel của quá trình là hiệu suất của giai đoạn 2.

2.3.3.2. Xác định hiệu suất biodiesel theo phương pháp truyền thống

a. Xác định lượng triglyxerit dư

Sau phản ứng giai đoạn 2 và quá trình làm sạch sản phẩm phản ứng, sản phẩm phản ứng thu được gồm chủ yếu metyl este và lượng nhỏ triglyxerit dư. Muốn xác định chính xác lượng metyl este thu được cần xác định lượng triglyxerit dư.

Tiếp tục xà phòng hóa hỗn hợp này bằng dung dịch NaOH 30% tại nhiệt độ 90oC trong thời gian 12 giờ để chuyển hóa hoàn toàn các gốc axit béo có trong các metyl este cũng như các triglyxerit thành xà phòng (gọi chung là RCOONa).

41

Hỗn hợp phản ứng sau xà phòng hóa bao gồm glyxerin, xà phòng, nước, NaOH dư, ancol. Hỗn hợp này được axit hóa bằng dung dịch H2SO4 20% đến khi pH đạt 4,5.

NaOH + H2SO4 = Na2SO4 + H2O RCOONa + H2SO4 = RCOOH + Na2SO4

Phản ứng tạo ra các axit của các gốc axit béo tự do có trong nguyên liệu ban đầu. Lượng axit béo này luôn luôn nổi trên mặt dung dịch, còn dung dịch phía dưới chứa các muối sunfat, axit dư, metanol và glyxerin được tách ra. Dùng phễu chiết để tách phần chứa các axit béo ở lớp phía trên. Lớp phía dưới chứa glyxerin, muối vô cơ (chủ yếu là Na2SO4), nước và ancol được chưng cất tại 120oC cho đến khi ancol và nước bay hơi hoàn toàn. Dung dịch thu được chỉ còn glyxerin và Na2SO4, được làm lạnh đến nhiệt độ 10oC. Khi đó, Na2SO4 tách ra khỏi glyxerin dưới dạng kết tủa. Lọc kết tủa này ra và cân lượng glyxerin, được khối lượng mgly. Dựa vào khối lượng phân tử trung bình của các triglyxerit qua phương pháp GC-MS (Mdầu,chỉ áp dụng khi đạt được biodiesel với hiệu suất cao trên 90%), có thể tính được khối lượng của triglyxerit dư sau phản ứng trao đổi este theo công thức sau:

mtrigly dư = (mgly/92)×Mdầu

Từ đó có thể tính độ chuyển hóa của phản ứng trao đổi este như sau: C = (mdầu – mtrigly dư)×100%/mdầu

b. Xác định độ chọn lọc của phản ứng trao đổi este

Độ chọn lọc của phản ứng được đánh giá qua kết quả GC-MS của phản ứng có độ chuyển hóa cao nhất, ký hiệu là S.

S = [(mME×CME)/MME]/[(mdầu – mtrigly dư)x3/Mdầu)] Trong đó: mME là khối lượng sản phẩm thu được, CME là hàm lượng metyl este có trong sản phẩm theo kết quả GC-MS, MME là khối lượng phân tử trung bình của các alkyl este cũng tính được từ kết quả GC-MS.

c. Xác định hiệu suất alkyl este (biodiesel)

Từ hai giá trị độ chuyển hóa và độ chọn lọc có thể tính ra hiệu suất tạo biodiesel như sau:

H = C×S = mME x (CME/MME) x (Mdầu/3mdầu)x 100 %.

2.3.3.3. Xác định hiệu suất alkyl este (biodiesel) qua độ nhớt

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng phương pháp xác định nhanh hiệu suất qua độ nhớt của sản phẩm, kết quả nghiên cứu đã được công bố [81].Trong luận án này, tác giả dùng các công bố trên như một tài liệu tham khảo, sử dụng để xác định hiệu suất phản ứng.

42

2.4. Các phƣơng pháp, tiêu chuẩn đánh giá dầu vi tảo chiết tách đƣợc, dầu vi tảo sau phản ứng giai đoạn 1 và biodiesel thu đƣợc

2.4.1. Xác định chỉ số axit (ASTM D 664)

Định nghĩa:Chỉ số axit là số mg KOH cần dùng để trung hòa hết lượng axit có trong 1g dầu, mỡ.

Nguyên tắc: Hòa tan mẫu thử trong dung môi thích hợp, và tiến hành chuẩn độ axit – bazơ để xác định lượng axit béo tự do bằng dung dịch KOH trong etanol, chất chỉ thị màu là phenolphtalein.

Thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm của bộ môn Công nghệ Hữu cơ – Hóa dầu, với các bước tiến hành như sau:

Cân 1 – 2 g mẫu dầu vi tảo cho vào bình tam giác 250 ml, thêm vào đó 80 ml dung môi hỗn hợp (gồm hai phần ete dietylic và một phần etanol), lắc mạnh cho dầu tan đều. Sau đó cho vào bình 4 giọt chất chỉ thị màu phenolphtalein, và chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt, bền màu trong 30 giây, thì dừng và đọc kết quả.

Tính kết quả:Chỉ số axit được tính theo công thức:

Trong đó:

V: là số ml dung dịch KOH 0,1N cần dùng để chuẩn độ. C: là nồng độ chính xác của dung dịch chuẩn KOH đã dùng. m: là lượng mẫu mỡ bò thử, g.

Mỗi mẫu được xác định 3 lần, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của ba lần chuẩn. Chênh lệch giữa các lần thử không lớn hơn 0,1mg.

2.4.2. Xác định chỉ số xà phòng (ASTM D 464)

Định nghĩa: Chỉ số xà phòng là số mg KOH cần để xà phòng hóa 1g chất béo dưới các điều kiện quy định của tiêu chuẩn này.

Nguyên tắc: Đun sôi mẫu thử với dung dịch KOH trong etanol và cho hồi lưu bằng bộ sinh hàn, sau đó chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn HCl .

Cách tiến hành: Cân khoảng 2 g dầu vi tảo cho vào bình nón 250ml. Dùng pipet lấy 25ml dung dịch KOH 0,1 N trong etanol cho vào bình nón chứa mẫu thử. Tiếp tục cho vào đó một ít chất trợ sôi. Nối bộ sinh hàn với dụng cụ đun nóng và đun sôi từ từ, khuấy nhẹ trong thời gian 1-2 giờ. Sau khi đun nóng để hỗn hợp về nhiệt độ phòng. Sau đó cho thêm vào bình nón 3-5 giọt phenolphtalein và chuẩn độ với dung dịch HCl 0,1 N đến khi màu hồng của chất chỉ thị biến mất.

m C V X 56,1. .

43

Tiến hành chuẩn độ với dung môi trắng (khi không cho dầu vi tảo vào) với các bước như trên.

Tính toán kết quả :

Chỉ số xà phòng được xác định theo công thức:

0 1 ( ). .56.1 s V V C I m   Trong đó :

V0: là thể tích dung dịch chuẩn HCl đã sử dụng cho mẫu trắng, ml. V1: là thể tích dung dịch chuẩn HCl đã chuẩn mẫu thử, ml.

C : là nồng độ chính xác của dung dịch HCl, mol/l. M : là khối lượng mẫu, g.

Kết quả của chỉ số xà phòng là giá trị trung bình của hai lần đo, chênh lệch giữa hai lần không quá 0,5% kết quả trung bình.

2.4.3. Xác định chỉ số Iot (pr EN 14111)

Định nghĩa: Chỉ số iốt là khối lượng iốt do mẫu thử hấp thụ dưới điều kiện thao tác được quy định trong tiêu chuẩn này.

Nguyên tắc: Hòa tan lượng mẫu thử trong dung môi và cho thêm thuốc thử Wijs. Sau một thời gian xác định cho thêm dung dịch KI và nước, chuẩn độ iốt đã được giải phóng với dung dịch natri tiosunfat.

Cách tiến hành: Đặt mẫu thử vào bình dung tích 500ml. Cho thêm 20ml dung môi để hòa tan mỡ. Thêm chính xác 25ml thuốc thử Wijs, đậy nắp và lắc mạnh, đặt bình trong bóng tối. Tương tự chuẩn bị một mẫu thử trắng với dung môi và thuốc thử nhưng không có mẫu thử.

Khối lượng phần mẫu thử thay đổi theo chỉ số iốt dự kiến như bảng 2.2.

Đối với mẫu có chỉ số iốt thấp hơn 150, để bình trong bóng tối 1 giờ, đối với mẫu thử có chỉ số iốt trên 150 và các sản phẩm polyme hóa hoặc sản phẩm bị oxy hóa tương đối hơn thì để 2 giờ.

Bảng 2.2. Lượng mẫu thử thay đổi theo chỉ số iốt dự kiến

Chỉ số iốt dự kiến Khối lượng phần mẫu thử, g

<5 3,00 5 – 20 1,00 21 – 50 0,40 51 – 100 0,20 101 – 150 0,13 151 – 200 0,10

44

Đến cuối thời điểm, cho thêm 20ml KI và 150ml nước vào mỗi bình. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosunfat chuẩn cho đến khi gần mất hết màu vàng của iốt. Thêm một vài giọt dung dịch hồ tinh bột và chuẩn độ cho đến khi lắc mạnh bình thì màu xanh biến mất.

Tính kết quả: Chỉ số iốt được xác định theo công thức sau: Id =12,69. .( 2C V V1)

m

Trong đó:

C: Nồng độ chính xác của dung dịch natri tiosunfat chuẩn đã sử dụng, ml. V1: Thể tích dung dịch natri thiosunfat chuẩn đã sử dụng cho mẫu trắng. V2: Thể tích dung dịch natri thiosunfat chuẩn đã sử dụng cho mẫu thử, ml. m : Khối lượng mẫu thử, g.

Kết quả chỉ số iốt là giá trị trung bình của hai lần đo, chênh lệch giữa hai lần đo không quá 0,5.

2.4.4. Xác định hàm lƣợng nƣớc (ASTM D 1796)

Nguyên tắc:Hàm lượng nước trong dầu được xác định bằng cách sấy dầu đến khối lượng không đổi.

Cách tiến hành: Cân 5g mẫu cần xác định cho vào cốc thủy tinh đã sấy khô và biết trước khối lượng. Đem sấy ở nhiệt độ 120oC đến khối lượng không đổi (sau 40 phút đem cân lần đầu, và cứ sau 20 phút lại đem cân lại). Khối lượng được xem là không đổi khi hai lần cân khác nhau không quá 0,005g.

Tính kết quả: Hàm lượng nước được tính theo công thức sau: N = (m1 – m2).100 m Trong đó: N: hàm lượng nước, %. m: khối lượng mẫu thử, g.

m1: khối lượng cốc và mẫu thử trước khi sấy, g. m2: khối lượng cốc và mẫu thử sau khi sấy, g.

Kết quả là giá trị trung bình cộng của hai lần đo, chênh lệch hai lần xác định không quá 0,04%.

2.4.5. Xác định tỉ trọng (ASTM D 1298)

Định nghĩa: Tỷ trọng là tỷ số giữa trọng lượng riêng của một vật ở một nhiệt độ nhất định và trọng lượng riêng của một vật khác được chọn là chuẩn, xác định ở cùng vị trí. Đối với các loại sản phẩm dầu lỏng đều được lấy nước cất ở 4oC và áp suất 760 mmHg làm chuẩn.

45

Có 2 phương pháp thường dùng để xác định tỷ trọng là: Dùng phù kế và dùng picnomet.

Phương pháp dùng picnomet là phương pháp phổ biến nhất, dùng cho bất kể loại chất lỏng nào. Phương pháp này dựa trên sự so sánh trọng lượng của dầu với nước cất trong cùng một thể tích và nhiệt độ. Phương pháp dùng phù kế thì không chính xác bằng phương pháp dùng picnomet nhưng nhanh hơn. Ở đây do lượng dung môi điều chế trong phòng thí nghiệm, nên ta đo tỷ trọng bằng phương pháp picnomet.

Nguyên tắc: Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh khối lượng của một thể tích nhất định mẫu với khối lượng của cùng một thể tích nước ở cùng điều kiện nhiệt độ.

Dụng cụ: Picnomet mao quản; dụng cụ ổn định nhiệt : một cốc chứa nước được giữ ở một nhiệt độ không đổi (bằng cách thêm đá và nước nóng), khuấy đều liên tục để ổn định nhiệt độ ở 20o

C; nhiệt kế thuỷ ngân loại 0÷30oC có vạch chia 0,1oC/vạch; pipet loại thẳng 1÷5ml; cân phân tích.

Cách tiến hành:

- Rửa, sấy, cân 2 bình picnomet (gb).

- Đổ nước cất vào picnomet, định mức đến mao quản. Ngâm bình picnomet vào nước lạnh ở nhiệt độ 20o

C trong 15 phút.

- Lấy bình picnomet ra, lau sạch và mang cân trên cân phân tích (gb+n). - Từ trên ta có gn và tính được thể tích của nước ở 20oC (Vn).

- Làm thao tác tương tự đối với dầu vi tảo ta có gMC+b

- Từ đó ta có gMC

- Khối lượng riêng của mỗi chất được xác định bởi biểu thức g/Vn.

2.4.6. Xác định độ nhớt động học (ASTM D 445)

Nguyên tắc: Đo thời gian chảy của một thể tích chất lỏng chảy qua một mao quản của nhớt kế chuẩn dưới tác dụng của trọng lực ở nhiệt độ xác định. Thời gian chảy được tính bằng giây (s).

Độ nhớt động học là tích số giữa thời gian chảy đo được và hằng số nhớt kế (hằng số hiệu chuẩn). Hằng số nhớt kế được nhà sản xuất cung cấp, hoặc có thể xác định bằng cách chuẩn trực tiếp với các chất chuẩn đã biết độ nhớt.

Tiến hành:

- Sử dụng nhớt kế kiểu Pinkevic.

- Nhớt kế phải khô và sạch, có miền làm việc bao trùm độ nhớt của dầu cần xác định, thời gian chảy không ít hơn 200 giây. Chuẩn bị đồng hồ bấm giây và lắp dụng cụ.

- Nạp mẫu vào nhớt kế bằng cách hút hoặc đẩy để đưa mẫu đến vị trí cao hơn vạch đo thời gian đầu tiên khoảng 5 mm trong nhánh mao quản của nhớt kế. Khi mẫu chảy tự do, đo thời gian chảy bằng giây từ vạch thứ nhất đến vạch thứ hai.

46 Tính kết quả:  = C.t Trong đó : Độ nhớt động học được tính bằng St, hoặc cSt. C: Hằng số nhớt kế, mm2 /s2 t: Thời gian chảy, s.

Tiến hành đo 3 lần rồi lấy kết quả trung bình, sai lệch không quá 1,2 đến 2,5% so với kết quả trung bình.

2.4.7. Phƣơng pháp sắc kí khí - khối phổ (GC - MS)

Phương pháp này dùng để xác định thành phần của dầu * Phương pháp sắc ký:

Khi dòng khí mang đưa hỗn hợp các chất đi qua một chất hấp phụ, do tác dụng của dòng khí mang đó, các chất trong hỗn hợp sẽ chuyển động với các vận tốc khác nhau, tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của chất hấp phụ với chất phân tích hay tùy thuộc vào ái lực của chất phân tích với cột tách. Khả năng hấp phụ của chất hấp phụ với chất phân tích được đặc trưng bằng thông số thời gian lưu. Trong cùng một chế độ sắc ký thì các chất khác nhau sẽ có thời gian lưu khác nhau. Chất nào bị hấp phụ mạnh thì thời gian lưu dài và ngược lại, chất nào hấp phụ yếu thì có thời gian lưu ngắn. Người ta có thể đưa chất chuẩn vào mẫu phân tích và ghi lại các pic chuẩn để so sánh với các chất trong mẫu phân tích (trong hỗn hợp sản phẩm thu được). Trong phân tích định tính, người ta tiến hành so sánh các kết quả thu được với các bảng số liệu trong sổ tay hoặc so sánh với thời gian lưu của mẫu chuẩn được làm ở cùng một điều kiện. Trong phân tích định lượng, người ta tiến hành xác định lượng mỗi chất dựa vào việc đo các thông số của các pic sắc ký như chiều cao của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách và chuyển hóa sinh khối vi tảo họ botryococccus thành nhiên liệu sinh học biodiesel theo phương pháp hai giai đoạn trên xúc tác dị thể (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)