Kỹ năng giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm long an (Trang 35 - 39)

1.2.3.1. Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề

Theo những nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu và nhiều tổ chức phi chính phủ trên thế giới thì kỹ năng GQVĐ là một kỹ năng sống.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống có 3 nhóm:

+ Nhóm một – kỹ năng nhận thức, bao gồm những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tự nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

+ Nhóm hai – nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc, bao gồm những kỹ năng như: Kỹ năng nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kỹ năng tự giám sát, tự điều khiển, điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

+ Nhóm ba – nhóm kỹ năng xã hội, bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng hợp tác, kỹ năng gây thiện cảm, kỹ năng giao tiếp – truyền thông, kỹ năng thích ứng với cảm xúc của người khác.

Trong đó, kỹ năng giải quyết vấn đề thuộc nhóm kỹ năng nhận thức.

Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) phân chia kỹ năng sống thành hai nhóm chính:

+ Nhóm một, bao gồm các kỹ năng chung như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng xã hội.

+ Nhóm hai, bao gồm các kỹ năng chuyên biệt như: Các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, các kỹ năng liên quan đến cộng đồng, các kỹ năng liên quan đến giới tính, các kỹ năng liên quan đến sức khỏe…

Theo tổ chức UNESCO, kỹ năng giải quyết vấn đề thuộc nhóm kỹ năng chung là một trong hai nhóm kỹ năng sống mà tổ chức này phân chia gồm nhóm kỹ năng chung và nhóm kỹ năng chuyên biệt.

Theo quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì kỹ năng sống gồm ba nhóm chính:

+ Nhóm một – nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình gồm các kỹ năng như: Tự nhận thức và tự đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc đời, kỹ năng bảo vệ bản thân…

+ Nhóm hai – nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng thiết lập quan hệ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm…

+ Nhóm ba – nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả bao gồm một số kỹ năng như: Phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề...

Như vậy, theo sự phân chia của tổ chức UNICEF thì kỹ năng GQVĐ thuộc nhóm kỹ năng thứ ba – nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc có hiệu quả.

Trong khi đó tác giả Nguyễn Quan Uẩn (2008) chia kỹ năng sống làm ba nhóm và kỹ năng GQVĐ thuộc nhóm thứ ba [35]. Cụ thể như sau:

+ Nhóm một – nhóm kỹ năng cuộc sống cá nhân bao gồm: Kỹ năng sinh hoạt cá nhân, kỹ năng rèn luyện giữ sức khỏe, kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng tự ý thức và có trách nhiệm với bản thân, kỹ năng tự xác định mục đích, kế hoạch cuộc sống…

+ Nhóm hai – nhóm kỹ năng quan hệ với người khác, với cộng đồng, xã hội bao gồm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách, kỹ năng thực hiện các hành vi văn hóa xã hội, kỹ năng thích ứng xã hội…

+ Nhóm ba – nhóm kỹ năng công việc bao gồm: Kỹ năng xác định mục tiêu công việc, kỹ năng lựa chọn và xác định các giá trị, kỹ năng hoạch định công việc, kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, kỹ năng tổ chức thực hiện công việc có kết quả, kỹ năng đánh giá công việc và rút kinh nghiệm về công việc, kỹ năng chuẩn bị cho các công việc tiếp theo…

Như vậy, tất cả các tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu mà chúng tôi kể trên đều có một sự thống nhất kỹ năng GQVĐ là một kỹ năng sống. Tuy nhiên, quan niệm, cách phân loại kỹ năng sống có phần khác nhau nên quan niệm của từng tác giả về kỹ năng GQVĐ cũng không giống nhau. Song về cơ bản, kỹ năng GQVĐ

có thể hiểu là khả năng chủ thể vận dụng nền tảng kiến thức có sẵn để giải quyết những vấn đề xảy ra.

Từ việc tham khảo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về kỹ năng và kỹ năng GQVĐ, chúng tôi đưa ra khái niệm kỹ năng GQVĐ như sau: Kỹ năng giải quyết

vấn đề là sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng

ngày của con người bằng cách tiến hành đúng đắn các bước, các thao tác trên cơ

sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể.

1.2.3.2. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề

Bước 1: Nhận thức về vấn đề

Khi chủ thể chưa nhận ra vấn đề tức là chủ thể cũng chưa có hành động nào vì thực sự chưa biết vấn đề đang gặp phải là gì. Để sớm nhận ra vấn đề đòi hỏi chủ thể có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Có những vấn đề đôi khi không cần giải quyết hay đưa ra giải pháp nào thì chúng cũng qua đi. Nhưng cũng có những vấn đề nếu chủ thể không giải quyết thì nó sẽ không bao giờ mất đi thậm chí vấn đề có thể trở nên trầm trọng hơn.

Khi đã nhận ra vấn đề thì chủ thể cũng phải xác định người có trách nhiệm giải quyết vấn đề, những nguồn lực hỗ trợ chủ thể khi giải quyết vấn đề. Nhận biết xem vấn đề có ảnh hưởng tới chủ thể hay không và vấn đề nào không phải quan tâm. Nếu chủ thể không có quyền hạn hay khả năng, nghĩa vụ phải giải quyết nó thì tốt nhất nên chuyển vấn đề cho người có thể giải quyết. Còn ngược lại, thì chủ thể phải nhận thức rõ vấn đề để bắt tay giải quyết nó. Như vậy, xác định vấn đề cũng có nghĩa chủ thể nhận thấy: Có một vấn đề đang tồn tại, cần phải giải quyết, đáng để giải quyết. Sau đó quyết định: Chủ thể có nghĩa vụ phải giải quyết hay không, phải dốc sức lực vào GQVĐ này, bảo đảm những ai liên quan đến vấn đề đều biết rằng chính chủ thể là người chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề.

Tiếp đó, chủ thể phải xác định mục tiêu khi giải quyết vấn đề, mục tiêu trước mắt cần đạt được cũng như mục tiêu lâu dài khi giải quyết vấn đề này là gì. Mục tiêu này sẽ định hướng cho chủ thể xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề, là cơ sở để chủ thể đánh giá tính hiệu quả của quá trình giải quyết vấn đề.

Bước 2: Hiểu vấn đề

Một trong những yêu cầu quan trọng khi GQVĐ là xác định nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên, khi một vấn đề xảy ra nó dễ bị che khuất bởi các tình tiết khác nhau dẫn đến nhiều trường hợp chủ thể không xác định được nguyên nhân thực sự là gì.

Do đó, khi chủ thể có một vấn đề và xác định mình là người giải quyết vấn đề thì đòi hỏi chủ thể phải định nghĩa (chỉ ra, mô tả) một cách rõ ràng, tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt để từ đó nhận diện các mâu thuẫn tồn tại trong vấn đề như mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài. Từ đó, chủ thể hiểu vấn đề và tìm ra được cách giải quyết vấn đề đó. Như vậy, hiểu vấn đề là rất quan trọng, nó giúp chủ thể xác định nguyên nhân của vấn đề bao gồm nguyên nhân trực tiếp và cả nguyên nhân gián tiếp.

Bước 3: Đề ra các phương án giải quyết

Với mỗi vấn đề, chỉ có một giải pháp tốt nhất để GQVĐ một cách hiệu quả. Do đó chủ thể phải dựa trên những thông tin thu thập được và những mâu thuẫn của vấn đề đã được xác định, liệt kê các phương án khác nhau để GQVĐ. Mỗi phương án sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau nên càng nhiều phương án được đưa ra thì chủ thể càng có thêm cơ hội để lựa chọn ra giải pháp tốt nhất. Vì vậy, ở giai đoạn này, chủ thể có thể liệt kê tất cả những phương án được hình dung để sau đó xác định một phương án tối ưu.

Bước 4: Chọn giải pháp tốt nhất

Giai đoạn chọn giải pháp tối ưu là một giai đoạn đòi hỏi chủ thể phải có sự so sánh các phương án với nhau, đồng thời chủ thể cũng phải tiến hành phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế và những rủi ro của từng phương án. Bên cạnh đó chủ thể phải dựa trên mục tiêu đã đề ra khi GQVĐ để lựa chọn phương án tối ưu.

Như vậy, phương án tối ưu là phương án chứa đựng nhiều ưu điểm nhất, ít rủi ro nhất, phù hợp với hoàn cảnh và khả năng thực thi của chủ thể, đồng thời phải thoả mãn được mục tiêu đã đề ra.

Bước 5: Thực thi giải pháp

chủ thể không thực hiện tốt ở giai đoạn này thì toàn bộ quá trình GQVĐ sẽ thất bại. Thực thi giải pháp là biến những ý tưởng của giải pháp tối ưu được lựa chọn bằng việc lên một kế hoạch thực hiện với sự cân nhắc nhiều yếu tố như thời gian, bối cảnh, địa điểm, các phương tiện cũng như các cá nhân hỗ trợ. Từ đó chủ thể tiến hành những hành động cụ thể để thực thi giải pháp tối ưu lựa chọn.

Bước 6: Theo dõi và đánh giá giải pháp

Đây là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình GQVĐ. Nếu như chủ thể dừng quá trình GQVĐ ở giai đoạn thực thi giải pháp thì chủ thể sẽ không xác định được quá trình GQVĐ có thành công hay không.

Do đó, sau khi thực thi giải pháp, chủ thể cần dựa trên mục tiêu đã đề ra, xác định những mục tiêu nào đã đạt được và mục tiêu nào chưa hoàn thành. Bằng cách này hay cách khác chủ thể có thể kiểm tra xem cách giải quyết đó có thành công như mong đợi hay không, có tạo ra những ảnh hưởng không mong đợi nào không và quan trọng nhất là rút kinh nghiệm cho lần sau. Hoặc đặt trường hợp vấn đề chưa được giải quyết thì chủ thể phải thực hiện lại từng bước một để GQVĐ.

Một phần của tài liệu kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm long an (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)