4 Là việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong hoạt động học tập dựa trên việc vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên
212 56.8
5 Là khả năng thực hiện đúng các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ để giải quyết có kết quả và hợp lý những vấn đề trong hoạt động học tập dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên
90 24.1
ĐTB chung 3.64
Khi tìm hiểu về việc sinh viên hiểu như thế nào về kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, chúng tôi nhận thấy rằng có đến 56.8% sinh viên chọn khái niệm
“kỹ năng GQVĐ là việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong hoạt động học tập dựa trên việc vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên”. Khái niệm này cũng tương đối chính xác nhưng chưa đầy đủ khi nói về khái niệm kỹ năng GQVĐ. Và chỉ có 24.1% sinh viên lựa chọn khái niệm “kỹ năng GQVĐ là khả năng thực hiện đúng các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ để giải quyết có kết quả và hợp lý những vấn đề trong hoạt động học tập dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên”. Đây mới chính là khái niệm của kỹ năng GQVĐ. Như vậy có thể thấy nhận thức của sinh viên về khái niệm của kỹ năng GQVĐ ở mức tốt với ĐTB = 3.64.
Khi chúng tôi tiến hành so sánh nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng GQVĐ giữa các ngành học với nhau đã cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 2.12. So sánh nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng GQVĐ
TT Ngành học Số lượng ĐTB Thứ hạng Kiểm nghiệm ANOVA 1 Mĩ thuật 29 3.72 6 0.122 > 0.05 2 Giáo Dục Tiểu học 59 3.90 3 3 Giáo dục Thể chất 30 4.13 2 4 Giáo dục Mầm non 44 3.89 4 5 Âm Nhạc 21 3.67 7 6 Tiếng anh 50 3.38 9 7 Toán 81 3.84 5 8 Tin học 18 4.17 1 9 Ngữ Văn 41 3.61 8 Tổng 373 3.64
Kết quả kiểm nghiệm ANOVA để so sánh điểm trung bình nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng GQVĐ giữa các ngành học cho biến số kiểm nghiệm là 1.603, với mức ý nghĩa là 0.122 > 0.05, cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Duy nhất chỉ có ngành Tiếng anh có mức độ nhận thức về khái niệm kỹ năng GQVĐ ở mức trung bình với ĐTB = 3.38. Sinh viên ở các ngành đào tạo còn lại đều có nhận thức về khái niệm kỹ năng GQVĐ ở mức tốt.
d. Nhận thức của sinh viên về các bước của quá trình GQVĐ
Đây cũng là một nội dung quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề, những hiểu biết về các bước của quá trình GQVĐ sẽ giúp sinh viên năm thứ nhất có thể vận dụng vào giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống. Khi chúng tôi khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên năm thứ nhất về các bước của quá trình GQVĐ thu được kết quả như sau:
Bảng 2.13. Nhận thức của sinh viên về các bước của quá trình GQVĐ
TT Các bước của quá trình GQVĐ ĐTB ĐLC Thứ hạng
1 Nhận thức về vấn đề 3.60 0.86 1
2 Hiểu vấn đề 3.44 0.83 2
3 Đề ra phương án giải quyết 3.06 0.91 5
4 Lựa chọn phương án tối ưu 3.18 0.96 4
5 Tổ chức thực hiện 3.00 1.02 6
6 Kiểm tra đánh giá 3.19 1.04 3
ĐTB chung 3.24
Kết quả phân tích cho thấy hiểu biết của sinh viên về các bước của quá trình GQVĐ còn khá hạn chế. Trong sáu bước của quá trình GQVĐ thì chỉ có bước đầu tiên “nhận thức về vấn đề” được sinh viên đánh giá ở mức độ “hiểu biết rõ” với ĐTB = 3.60 (xếp thứ hạng cao nhất). Có đến 59.3% sinh viên đánh giá ở mức độ hiểu biết rõ và hiểu biết rất rõ về bước “nhận thức về vấn đề” (46.4% lựa chọn mức hiểu biết rõ, 12.9% lựa chọn mức hiểu biết rất rõ). Trong khi đó với năm bước còn lại của quá trình GQVĐ đều ở mức “phân vân” với ĐTB dưới 3.51. Điều này có thể giải thích là do sinh viên năm thứ nhất chưa được tìm hiểu, nghiên cứu và rèn luyện về kỹ năng giải quyết vấn đề nên có thể sinh viên sẽ trả lời theo kinh nghiệm, mức độ hiểu biết của bản thân.
Kiểm nghiệm ANOVA được sử dụng để tìm hiểu thêm về mức độ hiểu biết về các bước của quá trình giải quyết vấn đề giữa các ngành đào tạo. Số liệu thống kê cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (với mức ý nghĩa 0.000 <0.05), trong đó có ba ngành đào tạo có mức độ hiểu biết về các bước của quá trình GQVĐ ở mức “hiểu biết rõ” đó là: Giáo dục thể chất với ĐTB=3.93, Tin học với ĐTB=3.57 và Âm nhạc với ĐTB=3.52. Chỉ có ngành Giáo dục Mầm non xếp thứ hạng thấp nhất với ĐTB= 2.98. Các ngành đào tạo còn lại đều có mức độ hiểu biết về các bước của quá trình GQVĐ vẫn còn ở mức “phân vân”theo thang đánh giá.
Bảng 2.14. So sánh nhận thức của sinh viên về các bước của quá trình GQVĐ TT Ngành học Số lượng ĐTB Thứ hạng Kiểm nghiệm ANOVA 1 Mĩ thuật 29 3.27 5 0.000 < 0.05 2 Giáo Dục Tiểu học 59 3.08 8 3 Giáo dục Thể chất 30 3.93 1 4 Giáo dục Mầm non 44 2.98 9 5 Âm nhạc 21 3.52 3 6 Tiếng anh 50 3.05 7 7 Toán 81 3.12 6 8 Tin học 18 3.57 2 9 Ngữ Văn 41 3.45 4 Tổng 373 3.24
e. Nhận thức của sinh viên về các thao tác trong quá trình giải quyết vấn đề
Nhận thức của sinh viên về những thao tác chính trong quá trình giải quyết vấn đề chỉ ở mức trung bình với ĐTB là 3.04. Trong mười thao tác được nghiên cứu thì có đến năm thao tác được sinh viên trả lời đúng với tỷ lệ cao:
+ Có thứ hạng cao nhất là thao tác “nhận ra vấn đề là việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề” với tỷ lệ 75.6% trả lời đúng và chỉ có 8.6% sinh viên trả lời sai.
+ Tiếp theo là hai thao tác “đề ra phương án giải quyết là liệt kê những giải pháp có thể thực hiện” và “so sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra là một cách giúp xác định mức độ thành công của quá trình GQVĐ” với tỷ lệ 74.5% trả lời đúng.
+ Kế đến là thao tác “mô tả khái quát các chi tiết giúp chủ thể hiểu vấn đề”
có ĐTB = 3.57 với tỷ lệ 63.5% trả lời đúng, có tới 30.3% sinh viên còn phân vân về thao tác này.
+ Thao tác “xác định chủ thể vấn đề là xác định ai có nghĩa vụ và trách nhiệm GQVĐ”có ĐTB = 3.52 với tỷ lệ 63.3% trả lời đúng, chỉ có 11.5 % sinh viên
trả lời sai.
+ Thao tác “thực hiện phương án tối ưu là xác định các công việc cụ thể cần làm để GQVĐ”có ĐTB = 3.51 với 61.9% sinh viên trả lời đúng và 10.3% sinh viên còn trả lời sai.
Bảng 2.15. Nhận thức của sinh viên về các thao tác trong quá trình GQVĐ
TT Các thao tác trong quá trình GQVĐ ĐTB Thứ
hạng
1 Nhận ra vấn đề là việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề.
3.71 1
2 Xác định chủ thể vấn đề là xác định ai có nghĩa vụ và trách nhiệm GQVĐ
3.52 4
3 Mô tả khái quát các chi tiết giúp chủ thể hiểu vấn đề 3.57 3 4 Xác định mục tiêu là xác định mục tiêu trước mắt khi
GQVĐ
2.55 7
5 Xác định nguyên nhân của vấn đề là xác định những nguyên nhân trực tiếp của vấn đề
2.80 6
6 Đề ra phương án giải quyết là liệt kê những giải pháp có thể thực hiện
3.66 2
7 Phân tích ưu và khuyết điểm của các phương án, chủ thể sẽ chọn được phương án tối ưu
2.28 9
8 Phương án tối ưu là phương án chứa nhiều ưu điểm nhất 2.53 8 9 Thực hiện phương án tối ưu là xác định các công việc cụ
thể cần làm để GQVĐ
3.51 5
10 So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra là một cách giúp xác định mức độ thành công của quá trình GQVĐ
3.66 2
ĐTB 3.04
Qua kết quả thống kê có thể thấy các thao tác của bước “nhận thức về vấn đề” như: Nhận ra vấn đề, xác định chủ thể vấn đề có tỷ lệ sinh viên trả lời đúng tương đối cao, điều này cũng khá phù hợp khi có tới 59.3% sinh viên đánh giá ở
mức độ hiểu biết rõ và hiểu biết rất rõ về bước “nhận thức về vấn đề” [bảng 2.13]. Trong khi đó vẫn còn bốn thao tác có tỷ lệ sinh viên trả lời đúng còn rất thấp:
+ Với thao tác “xác định nguyên nhân của vấn đề là xác định những nguyên nhân trực tiếp của vấn đề”cũng chỉ có 22.5% sinh viên trả lời đúng. Điều này đồng nghĩa với 42.1% sinh viên đồng ý với thao tác này. Nhưng khi giải quyết vấn đề sinh viên cần phải xác định được cả nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, có như vậy vấn đề mới được giải quyết một cách triệt để và hiệu quả.
+ Với thao tác “xác định mục tiêu là xác định mục tiêu trước mắt khi GQVĐ” chỉ có 15.5% sinh viên trả lời đúng, có đến 60.6% sinh viên trả lời sai. Như vậy, đa số sinh viên khi xác định mục tiêu của quá trình GQVĐ mới chỉ tính đến mục tiêu trước mắt mà chưa xác định mục tiêu lâu dài.
+ Có tới 57.9% sinh viên cho rằng “phương án tối ưu là phương án chứa nhiều ưu điểm nhất”, trong khi đó chỉ có 10.7% sinh viên được khảo sát trả lời đúng, phương án tối ưu chưa hẳn là phương án chứa nhiều ưu điểm nhất.
+ Thao tác có tỷ lệ sinh viên trả lời đúng thấp nhất là thao tác liên quan tới việc lựa chọn phương án tối ưu “Phân tích ưu và khuyết điểm của các phương án, chủ thể sẽ chọn được phương án tối ưu” chỉ có 4.3% sinh viên trả lời đúng, với tỷ lệ trả lời sai đáng kể 75.9%. Đây không phải là một đáp án hoàn toàn sai nhưng chưa thật sự đầy đủ. Bên cạnh việc phân tích ưu và khuyết điểm của từng phương án thì việc tìm hiểu những rủi ro của từng phương án, hoàn cảnh và khả năng của chủ thể cũng là những yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn phương án tối ưu để GQVĐ.
Như vậy, nhận thức của sinh viên về các thao tác chính của kỹ năng giải quyết vấn đề chỉ ở mức trung bình, trong đó vẫn còn một số thao tác mà mức độ nhận thức của sinh viên thấp hơn các thao tác khác. Hạn chế ở sự nhận thức của sinh viên năm thứ nhất về các thao tác chính của kỹ năng giải quyết vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động học tập.
Kiểm nghiệm ANOVA nhằm so sánh nhận thức về những thao tác trong quá trình giải quyết vấn đề cho mức ý nghĩa là 0.689 > 0.05, cho phép kết luận không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê trong mức độ nhận thức về nội dung này, sinh viên ở các ngành học đều có điểm trung bình ứng với mức độ trung bình theo thang
điểm chuẩn.
Bảng 2.16. So sánh nhận thức về các thao tác trong quá trình giải quyết vấn đề
TT Ngành học Số lượng ĐTB Thứ hạng Kiểm nghiệm ANOVA 1 Mĩ thuật 29 3.10 1 0.689 > 0.05 2 Giáo Dục Tiểu học 59 3.04 5 3 Giáo dục Thể chất 30 3.02 7 4 Giáo dục Mầm non 44 3.07 2 5 Âm Nhạc 21 3.01 8 6 Tiếng anh 50 3.01 8 7 Toán 81 3.06 3 8 Tin học 18 3.03 6 9 Ngữ Văn 41 3.05 4 Tổng 373 3.04
f. Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng GQVĐ
Nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề được đánh giá dựa trên nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề, nhận thức về khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề, các bước và các thao tác của kỹ năng giải quyết vấn đề.
Bảng 2.17. Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề
TT Nội dung ĐTB ĐLC
1 Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng
GQVĐ 3.82 0.65
2 Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng GQVĐ
trong HĐHT 3.64 1.17
3 Nhận thức của sinh viên về các bước của quá trình GQVĐ 3.24 0.66 4 Nhận thức của sinh viên về các thao tác của quá trình
GQVĐ 3.04 0.21
Nhận thức của sinh viên về kỹ năng GQVĐ 3.43
Từ kết quả nghiên cứu các phần trên, kết quả thống kê cho thấy điểm trung bình chung là 3.43, điều này cho phép kết luận mức độ nhận thức chung của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề chỉ ở mức trung bình. Qua việc phân tích số liệu cụ thể cho thấy phần lớn sinh viên có mức độ nhận thức về kỹ năng giải quyết vấn đề ở mức trung bình với 262 sinh viên tương ứng với tỷ lệ 70.5%. Mặc dù không có
sinh viên nào có mức độ nhận thức về kỹ năng GQVĐ ở mức kém, nhưng vẫn còn 6.2% sinh viên nhận thức về kỹ năng GQVĐ ở mức yếu. Đây là một điều đáng quan tâm vì nhận thức về kỹ năng GQVĐ của sinh viên còn hạn chế thì sinh viên sẽ gặp khó khăn hoặc GQVĐ không hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có đến 23.3% sinh viên nhận thức về kỹ năng GQVĐ ở mức tốt trở lên (17.7% ở mức tốt và 5.6% ở mức rất tốt). Sinh viên có nhận thức tốt về kỹ năng GQVĐ sẽ có một tác động tích cực tới mức độ giải quyết vấn đề của họ, bởi nhận thức là nền tảng cho việc thực hiện hành động.
Bảng 2.18. So sánh mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề
TT Ngành học Số lượng ĐTB Thứ hạng Kiểm nghiệm ANOVA 1 Mĩ thuật 29 3.34 8 0.000<0.05 2 Giáo Dục Tiểu học 59 3.37 5 3 Giáo dục Thể chất 30 3.57 1 4 Giáo dục Mầm non 44 3.40 4 5 Âm nhạc 21 3.35 7 6 Tiếng anh 50 3.32 9 7 Toán 81 3.36 6 8 Tin học 18 3.53 2 9 Ngữ Văn 41 3.45 3 Tổng 373 3.43
Kết quả kiểm nghiệm ANOVA nhằm so sánh mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng GQVĐ cho mức ý nghĩa là 0.000 < 0.05, cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê trong mức độ nhận thức về kỹ năng GQVĐ của sinh viên năm thứ nhất giữa các ngành học. Trong đó hai ngành Giáo dục Thể chất và Tin học có nhận thức về kỹ năng GQVĐ ở mức tốt. Cụ thể thì ngành Giáo dục Thể chất có ĐTB=3.57 (có thứ hạng cao nhất) với 43.3% sinh viên có nhận thức về kỹ năng GQVĐ ở mức tốt trở lên. Còn ngành Tin học có ĐTB=3.53 (ở vị trí thứ hai) với 36.3% sinh viên có nhận thức ở mức tốt và rất tốt về kỹ năng GQVĐ. Sinh viên ở các ngành học còn lại đều có điểm trung bình ứng với mức độ trung bình theo thang điểm chuẩn, ngành Tiếng anh có thứ hạng thấp nhất về mức độ nhận thức kỹ năng GQVĐ.
2.2.2.2. Khả năng thực hiện các thao tác của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất.
Bảng 2.19. Tự đánh giá của sinh viên về khả năng thực hiện các thao tác của quá trình GQVĐ
TT Các thao tác Sinh viên Giáo viên
ĐTB Thứ
hạng ĐTB Thứ hạng
1 Xác định kiểu vấn đề trong HĐHT 3.71 5 3.17 1 2 Xác định người có trách nhiệm GQVĐ 3.70 6 2.97 4 3 Xác định được những thông tin cần tìm
hiểu để làm rõ vấn đề
3.77 2 3.07 3
4 Phát hiện ra các mâu thuẫn của vấn đề 3.60 9 3.13 2 5 Xác định nguyên nhân của vấn đề 3.64 8 2.80 7