Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm long an (Trang 58)

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, phương pháp phỏng vấn là phương pháp bổ trợ.

2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được phát cho khách thể nghiên cứu là 400 sinh viên năm thứ nhất của trường Cao đẳng Sư phạm Long An.

Bảng hỏi được thực hiện qua ba giai đoạn như sau:

∗Giai đoạn 1:

Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm 5 câu hỏi về những vấn đề liên quan đến kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất. Sau đó, phát cho 100 sinh viên năm thứ nhất của trường Cao đẳng Sư phạm Long An để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.

∗Giai đoạn 2:

Từ kết quả thu được sau khi phát bảng hỏi mở, cùng với những lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức bao gồm các bảng hỏi như sau:

Bảng hỏi thứ nhất dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài gồm 9 câu, được phân thành các nội dung:

- Phần 1: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên, sẽ thu thập thông tin về ngành học, giới tính của sinh viên.

- Phần 2: Câu hỏi về thực trạng những vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất (câu 6) và những yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất (câu 8).

- Phần 3: Các câu hỏi về nhận thức của sinh viên với kỹ năng GQVĐ gồm:

+ Câu hỏi nhận thức của sinh viên năm thứ nhất về khái niệm kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập (câu 1).

+ Câu hỏi về thái độ của sinh viên năm thứ nhất đối với vai trò của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập (câu 2).

+ Câu hỏi về thái độ rèn luyện kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất (câu 3).

+ Câu hỏi nhận thức của sinh viên năm thứ nhất về các bước của quá trình GQVĐ trong hoạt động học tập (câu 4).

+ Câu hỏi nhận thức của sinh viên năm thứ nhất về các thao tác của quá trình GQVĐ trong hoạt động học tập (câu 5).

- Phần 4: Câu hỏi về thực hành kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất

+ Tìm hiểu việc tự đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện các thao tác của kỹ năng GQVĐ (câu 7).

+ Tìm hiểu về kết quả thực hiện GQVĐ trong những tình huống giả định được thiết kế dựa trên những tình huống có thể/ đã xảy ra trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất (câu 9).

Bảng hỏi thứ hai dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài, tìm hiểu tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp cụ thể nhằm cải thiện kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất.

Bảng hỏi thứ ba dành cho khách thể nghiên cứu bổ trợ của đề tài là những Thầy Cô đang trực tiếp giảng dạy các sinh viên (là khách thể đang nghiên cứu ở trên). Bảng hỏi này được thiết kế bằng cách chọn lọc một số câu hỏi trong bảng hỏi thứ nhất.

* Giai đoạn 3: Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về như sau:

+ Đối với bảng hỏi mở phát ra 100 phiếu, thu về 100 phiếu.

+ Đối với bảng hỏi chính thức dành cho sinh viên năm thứ nhất phát ra 400 phiếu, thu về 373 phiếu.

+ Đối với bảng hỏi dành cho Thầy Cô phát ra 30 phiếu, thu về 30 phiếu.

Cách quy đổi điểm

- Cho điểm tổng hợp chung

Đối với thang đo bậc 5: Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức. Theo đó ta có thang điểm như sau:

+ Từ 1.0 – 1.5: Kém

+ Từ 1.51 – 2.5: Yếu/Thấp

+ Từ 2.51 – 3.5: Trung bình

+ Từ 3.51 – 4.5: Tốt

+ Từ 4.51 – 5: Rất tốt/Cao

Đối với thang đo bậc 3: Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 3, chia làm 3 mức. Theo đó ta có thang điểm như sau:

+ Từ 1.0 – 1.5: Yếu/Thấp

+ Từ 1.51 – 2.5: Trung bình

+ Từ 2.51 – 3.0: Tốt/Cao

- Cho điểm từng câu

Mỗi tình huống sẽ có 5 phương án trả lời phân bố đều theo hai phía, từ mức tích cực nhất cho đến mức tiêu cực nhất. Tuy nhiên để tránh tình trạng khách thể nghiên cứu lựa chọn toàn a hoặc toàn b theo dạng ngẫu nhiên nên việc cho điểm không theo thứ tự a,b,c,d mà căn cứ vào từng tình huống. Cụ thể như sau:

Tình huống

Lựa chọn Câu 9.1 Câu 9.2 Câu 9.3 Câu 9.4 Câu 9.5

a 5 điểm 2 điểm 1 điểm 3 điểm 4 điểm

b 4 điểm 4 điểm 5 điểm 2 điểm 3 điểm

c 2 điểm 3 điểm 2 điểm 5 điểm 2 điểm

d 1 điểm 5 điểm 3 điểm 4 điểm 1 điểm

2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn đối với các sinh viên năm thứ nhất, các giáo viên đang giảng dạy sinh viên năm thứ nhất về kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, góp phần làm rõ thực trạng kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất.

2.1.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS để tính tần số, điểm trung bình, tỷ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn và tiến hành các kiểm nghiệm … có liên quan đến đề tài để đánh giá.

2.1.3. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An. tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An.

2.1.3.1. Cơ sở lý luận để xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng GQVĐ trong

hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long

An.

Dựa vào quan niệm kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An là khả năng thực hiện đúng các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ để giải quyết có kết quả và hợp lý những

vấn đề trong hoạt động học tập dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của

mỗi sinh viên. Do vậy, chúng tôi đánh giá mức độ biểu hiện của kỹ năng GQVĐ

trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An dựa trên hai tiêu chí sau:

+ Thứ nhất: Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Thứ hai: Mức độ giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập thông qua các tình huống giả định.

2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An

a. Tiêu chí 1: Mức độ nhận thức của sinh viên năm thứ nhất về kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập.

- Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề. - Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Các bước của quá trình giải quyết vấn đề. - Các thao tác của quá trình giải quyết vấn đề.

b. Tiêu chí 2: Mức độ giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An được đánh giá dựa trên đáp án của sinh viên cho những yêu cầu trong năm tình huống giả định.

2.1.3.3. Thang đánh giá kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An

Như đã trình bày ở trên, mức độ biểu hiện của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: Mức độ nhận thức về kỹ năng GQVĐ và mức độ giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập thông qua các tình huống giả định.

Từ hai tiêu chí trên chúng tôi đánh giá mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất theo 5 mức độ (từ 1-5 theo trình tự từ thấp đến cao: Kém, Yếu, Trung Bình, Tốt, Rất Tốt tương ứng với mức độ biểu hiện như sau:

1=Kém:

+ Nhận thức: Chưa nhận thức được về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ.

+ Thái độ: Không quan tâm, không tích cực tham gia giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập.

+ Hành vi: Không thực hiện được các bước, các thao tác trong quá trình GQVĐ, không giải quyết được vấn đề.

2=Yếu:

+ Nhận thức: Nhận thức rất hạn chế về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ.

+ Thái độ: Không tự giác, ít quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập.

+ Hành vi: Có thực hiện được các bước, các thao tác trong quá trình giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập nhưng rất ít và đa số các thao tác còn sai, có giải quyết được một phần của vấn đề.

3=Trung bình:

+ Nhận thức: Nhận thức tương đối đúng về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ.

+ Thái độ: Nghiêm túc và có tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập.

+ Hành vi: Thực hiện tương đối đầy đủ các bước, các thao tác trong quá trình giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập nhưng thao tác sai còn đáng kể, có giải quyết được vấn đề.

4= Tốt:

+ Nhận thức: Nhận thức khá đúng và đầy đủ về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ.

+ Thái độ: Quan tâm, chủ động tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập.

+ Hành vi: Thực hiện tương đối đầy đủ các bước, các thao tác trong quá trình giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập, các thao tác sai không đáng kể, GQVĐ tương đối tốt.

5= Rất tốt:

+ Nhận thức: Nhận thức đúng và đầy đủ về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ.

+ Thái độ: Rất tích cực, chủ động tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập.

giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập, GQVĐ rất tốt.

2.1.4. Khách thể và địa bàn khảo sát

2.1.4.1. Vài nét về trường Cao đẳng Sư phạm Long An.

Trường Cao đẳng Sư phạm Long An có tiền thân là trường Sư phạm Cấp II tỉnh Long An, được thành lập ngày 26-11-1976, đến năm 1988 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm. Năm 1989, thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, các trường Sư phạm trong tỉnh gồm: Trường Sư phạm Cấp II, trường Trung học Sư phạm, trường Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Giáo dục và Trường Sư phạm Trung học Mầm non đã sát nhập thành trường Cao đẳng Sư phạm đa hệ duy nhất của tỉnh Long An cho đến ngày nay. Với hơn 36 năm xây dựng và phát triển, trường Cao đẳng Sư phạm Long An đã đào tạo hàng nghìn giáo viên có trình độ, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Long An [34].

Chức năng và nhiệm vụ của trường Cao đẳng Sư phạm Long An là đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở cho ngành giáo dục của tỉnh. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì trường đã phối hợp chặt chẽ với Sở giáo dục, liên kết với các trường Đại học đào tạo thêm nhiều cử nhân Mầm non, Tiểu học, Tiếng anh… Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ của ngành giáo dục Long An, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sư phạm là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng. Hiện nay nhà trường rất quan tâm tới việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Nhà trường đề ra chỉ tiêu đối với đội ngũ giáo viên sư phạm đạt 50 % có trình độ thạc sĩ và 5 % có trình độ tiến sĩ [34].

Hàng năm, ngoài việc đào tạo sinh viên hệ sư phạm chính quy theo nhu cầu của tỉnh thì nhà trường còn đào tạo sinh viên hệ chính quy ngoài sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Hiện tại, sinh viên năm thứ nhất của trường đang theo học ở 9 chuyên ngành khác nhau thuộc hệ Sư phạm và ngoài Sư phạm. Đa số sinh viên năm nhất của trường đều có ý thức học tập tốt và đều cố gắng từ năm học đầu tiên.

2.1.4.2. Khách thể chính tham gia nghiên cứu Bảng 2.1. Thống kê đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu

TT Chuyên ngành Giới tính Tổng Nam Nữ Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1 Mĩ thuật 6 20.7 23 79.3 29 7.8 2 Giáo dục Tiểu học 2 3.4 57 96.6 59 15.8 3 Giáo dục Thể chất 30 100 0 0.0 30 8.0 4 Giáo dục Mầm non 0 0.0 44 100 44 11.8 5 Âm nhạc 10 47.6 11 52.4 21 5.6 6 Tiếng anh 3 6.0 47 94.0 50 13.4 7 Toán 20 24.7 61 75.3 81 21.7 8 Tin học 7 38.9 11 61.1 18 4.8 9 Ngữ văn 11 26.8 30 73.2 41 11.0 Tổng 89 23.9 284 76.1 373 100

Trong đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát:

+ 373 sinh viên đang học năm thứ nhất trường Cao đẳng sư phạm Long An với các chuyên ngành: Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Âm nhạc, Tiếng anh, Tin học, Ngữ văn, Toán hệ Cao đẳng Sư phạm chính qui khoá 38 (2013-2016) của trường Cao đẳng Sư phạm Long An. Trong đó có 89 sinh viên nam (23.9%) và 284 (76.1%).

+ 30 giáo viên đang giảng dạy sinh viên năm thứ nhất của trường Cao đẳng Sư phạm Long An.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An. học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An.

2.2.1. Những vấn đề của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An trong hoạt động học tập. phạm Long An trong hoạt động học tập.

2.2.1.1. Kết quả chung về những vấn đề của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An trong hoạt động học tập.

Bảng 2.2. ĐTB và thứ hạng tổng quát các nhóm vấn đề của sinh viên năm thứ nhất

T T

Các nhóm vấn đề Sinh viên Giáo viên

ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Nội dung học tập 3.49 0.47 2 3.74 0.51 2 2 Phương pháp học tập 3.76 0.55 1 3.83 0.58 1 3 Phương pháp giảng dạy của

Một phần của tài liệu kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm long an (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)