Đánh giá tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm long an (Trang 109 - 149)

Để xem xét tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp cụ thể, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở cả ba nhóm biện pháp tác động vào sinh viên, nhóm biện pháp tác động vào giáo viên, cán bộ phòng ban và nhóm biện pháp tác động vào nhà trường ở cả hai nhóm đối tượng: Sinh viên và giáo viên.

2.4.3.1. Các biện pháp tác động vào sinh viên

Bảng 2.33. Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp từ phía bản thân sinh viên (ĐTB)

TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Sinh viên Giáo viên Sinh viên Giáo viên

1 Xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập đúng đắn

2.73 2.87 2.47 2.53

2 Tìm hiểu về môi trường học tập ở Đại học, Cao đẳng

2.27 2.13 2.17 2.13

3 Mạnh dạn tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, cán bộ phòng ban về những vấn đề còn thắc mắc

2.32 2.87 2.18 2.40

4 Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, khoa, trường…

2.36 2.53 2.38 2.10

5 Tự trau dồi và rèn luyện các kỹ năng cần thiết (kỹ năng GQVĐ, giao tiếp, làm việc nhóm…)

2.46 2.83 2.36 2.43

ĐTB chung 2.42 2.64 2.31 2.31

Tính cần thiết

Khi xem xét tính cần thiết của 5 biện pháp cụ thể tác động vào sinh viên nhằm cải thiện kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của mình, kết quả cho thấy sinh viên đánh giá biện pháp “xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập đúng đắn”

thiết. Xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập đúng đắn sẽ thúc đẩy sinh viên tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Giáo viên cũng đánh giá đây là biện pháp cần thiết nhất với ĐTB=2.87, đánh giá này cũng phù hợp với đánh giá của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ của sinh viên chính là do sinh viên không có hứng thú với học tập [bảng 2.30].

Kế đến là biện pháp “tự trau dồi và rèn luyện các kỹ năng cần thiết (kỹ năng GQVĐ, giao tiếp, làm việc nhóm…)” ĐTB=2.46, với 98.4% sinh viên đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Sự hình thành nhân cách nói chung, trong đó có năng lực, các kỹ năng nói riêng phụ thuộc vào sự tự tu dưỡng rèn luyện của chính bản thân sinh viên. Sinh viên muốn có những kỹ năng cần thiết thì một mặt cần có sự hỗ trợ từ phía nhà trường, giáo viên nhưng quan trọng nhất vẫn chính là ở bản thân mỗi sinh viên phải tự trau dồi, tự rèn luyện, bổ sung các kỹ năng cho bản thân.

Xếp thứ ba là biện pháp “tích cực tham gia các hoạt động của lớp, khoa, trường…”ĐTB=2.36, tiếp theo là “mạnh dạn tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, cán bộ phòng ban về những vấn đề còn thắc mắc” ĐTB=2.32 và cuối cùng là biện pháp

“tìm hiểu về môi trường học tập ở Đại học, Cao đẳng” ĐTB=2.27. Tuy nhiên có tới 87.6% giáo viên cho rằng biện pháp “mạnh dạn tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, cán bộ phòng ban về những vấn đề còn thắc mắc” (ĐTB =2.87) là rất cần thiết trong khi đó chỉ có 34.4% sinh viên cho rằng biện pháp này rất cần thiết. Điều này cho thấy sinh viên nên chủ động gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, cán bộ các phòng ban về những vấn đề còn vướng mắc, những khó khăn, hoặc những phương pháp học tập phù hợp để có hướng giải quyết các vấn đề hiệu quả. Mạnh dạn tiếp xúc với mọi người, tạo các mối quan hệ cần thiết, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể cũng là một điều kiện thuận lợi để sinh viên rèn luyện kỹ năng GQVĐ, kỹ năng về giao tiếp và các kỹ năng khác.

Tính khả thi

Khi khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp từ phía sinh viên cho thấy sinh viên đều đánh giá các biện pháp này ở mức khả thi. Cũng có sự tương đồng trong đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp. Trong đó biện pháp “xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập đúng đắn” có mức độ khả thi cao

nhất với ĐTB=2.47, với 97% sinh viên đánh giá biện pháp này ở mức độ khả thi và rất khả thi, đây cũng chính là biện pháp mang tính cần thiết nhất. 93.3% giáo viên được khảo sát cũng cho rằng biện pháp này là khả thi và rất khả thi (ĐTB=2.53). Kế đến là biện pháp “tích cực tham gia các hoạt động của lớp, khoa, trường…”

ĐTB=2.38, “tự trau dồi và rèn luyện các kỹ năng cần thiết (kỹ năng GQVĐ, giao tiếp, làm việc nhóm…)”ĐTB=2.36, “mạnh dạn tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, cán bộ phòng ban về những vấn đề còn thắc mắc”ĐTB=2.18, “tìm hiểu về môi trường học tập ở Đại học, Cao đẳng”ĐTB=2.17. Để cải thiện kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập từ phía chính bản thân sinh viên, ta thấy sinh viên có xu hướng chọn các biện pháp từ: Tích cực tham gia các hoạt động, tự trau dồi, bổ sung các kỹ năng, mạnh dạn giao tiếp, tìm hiểu về môi trường học tập. Các biện pháp càng về sau càng đòi hỏi sự chủ động, tích cực hơn của sinh viên.

2.4.3.2. Các biện pháp tác động vào giáo viên, cán bộ các phòng ban

Sau đây là bảng khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp tác động vào giáo viên, cán bộ các phòng ban.

Bảng 2.34. Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp từ phía giáo viên, cán bộ các phòng ban (ĐTB) TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Sinh viên Giáo viên Sinh viên Giáo viên

1 Quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học

2.45 2.77 2.34 2.53

2 Gần gũi, thân thiện, giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.57 2.23 2.42 2.13

3 Trao đổi với sinh viên về các phương pháp dạy – học phù hợp

2.44 2.83 2.26 2.50

4 Quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên (kỹ năng GQVĐ, giao tiếp, làm việc nhóm...)

2.50 2.63 2.32 2.30

Tính cần thiết

Trong 4 biện pháp cụ thể để khảo sát tính cần thiết thì ĐTB của các biện pháp đều ở mức cần thiết, trong đó biện pháp “gần gũi, thân thiện, giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn” có ĐTB=2.57, có thứ hạng cao nhất, với 58.1% sinh viên cho rằng biện pháp này là rất cần thiết. Tuy nhiên biện pháp này không được giáo viên đánh giá cao, chỉ có 23.3% giáo viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết. Nếu như giáo viên, cán bộ các phòng ban gần gũi, thân thiện, quan tâm giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn hay vấn đề còn thắc mắc trong học tập thì đó sẽ là điều kiện thuận lợi để cải thiện kỹ năng GQVĐ của sinh viên. Biện pháp tiếp theo đó là “quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên”có ĐTB =2.50 với 52.5% sinh viên đánh giá biện pháp này rất cần thiết, 76.7% giáo viên cũng cho rằng biện pháp này là rất cần thiết để cải thiện kỹ năng GQVĐ trong học tập cho sinh viên. Các biện pháp

“quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học” với ĐTB =2.45, “trao đổi với sinh viên về các phương pháp dạy – học phù hợp” có ĐTB=2.44. Theo đánh giá của giáo viên thì biện pháp “trao đổi với sinh viên về các phương pháp dạy – học phù hợp” là cần thiết nhất với ĐTB = 2.83, bởi vì theo giáo viên thì vấn đề sinh viên thường xuyên gặp phải nhất chính là vấn đề liên quan tới phương pháp học tập (ĐTB=3.83 [bảng 2.2]). Trong quá trình giảng dạy ngoài việc đảm bảo nội dung tri thức của bài giảng thì giáo viên cũng cần quan tâm tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú học tập, phát huy sự chủ động, tích cực ở sinh viên, giúp sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả, quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập cho sinh viên. Ý kiến của bạn M.T.N.L (lớp Giáo dục Tiểu học): “mong muốn được giáo viên chỉ cho phương pháp ghi chép bài giảng tốt nhất và cách tổng hợp kiến thức sau khi đọc sách”.

Tính khả thi

Tương đồng với cách đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của các biện pháp từ phía giáo viên và cán bộ phòng ban, thì biện pháp có mức độ khả thi nhất là “gần gũi, thân thiện, giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn” (ĐTB=2.34) cũng là biện pháp có mức độ cần thiết cao nhất, có 49.6% sinh viên đánh giá biện pháp này là rất khả thi. Các biện pháp tiếp theo lần lượt là “quan tâm tới việc đổi mới

phương pháp dạy học”, “quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên”,

“trao đổi với sinh viên về các phương pháp dạy – học phù hợp”. Nhưng về phía giáo viên, là những người trực tiếp giảng dạy sinh viên thì có 60% giáo viên đánh giá biện pháp “quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học” là rất khả thi. Kế đến là biện pháp “trao đổi với sinh viên về các phương pháp dạy – học phù hợp”. Qua trao đổi với giáo viên thì có ý kiến: “trong giảng dạy giáo viên phải tạo hứng thú học tập, tạo không khí thoải mái trong giờ dạy, vận dụng các phương pháp giảng dạy như dùng giáo án điện tử, thảo luận nhóm…làm cho bài giảng hấp dẫn, sinh động hơn”.

2.4.3.3. Các biện pháp tác động vào nhà trường

Bảng 2.35. Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp từ phía nhà trường (ĐTB) TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Sinh viên Giáo viên Sinh viên Giáo viên

1 Tạo điều kiện tốt về môi trường, cơ sở vật chất cho hoạt động học tập của sinh viên

2.68 2.60 2.47 2.43

2 Phổ biến rõ ràng, đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất

2.54 2.23 2.41 2.03

3 Tổ chức các buổi hội thảo/báo cáo chuyên đề về các phương pháp học tập và kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập

2.23 2.63 2.22 2.47

4 Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cần thiết cho sinh viên (kỹ năng GQVĐ, tự học, giao tiếp…)

2.43 2.20 2.38 2.10

Tính cần thiết

Từ bảng 2.35 chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau trong việc đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp tác động vào nhà trường giữa sinh viên và giáo viên. Về phía sinh viên cho rằng biện pháp“tạo điều kiện tốt về môi trường, cơ sở vật chất cho hoạt động học tập của sinh viên” là cần thiết nhất với ĐTB =2.68, 69.6% sinh viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết. Về phía giáo viên thì biện pháp này có vị trí thứ hai, nhưng cũng có tới 60% giáo viên cho rằng nó rất cần thiết. Kết quả này cho thấy nhà trường cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động học tập của sinh viên, xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của sinh viên.

Biện pháp tiếp theo là “phổ biến rõ ràng, đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất” ĐTB =2.54 cũng ở mức rất cần thiết. Điều này cũng dễ hiểu, vì là sinh viên năm thứ nhất nên các em rất cần được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động học tập, khi đó sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập, có hướng để giải quyết được các khó khăn hay vấn đề gặp phải. Hai biện pháp tiếp theo là “tổ chức các buổi hội thảo/báo cáo chuyên đề…”, “tổ chức các hoạt động ngoại khoá, cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng…”. Hai biện pháp này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp cho hoạt động học tập của sinh viên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở nhóm giáo viên được khảo sát thì lại đánh giá biện pháp “tổ chức các buổi hội thảo/báo cáo chuyên đề…” là cần thiết nhất với ĐTB =2.63, có tới 63.3% giáo viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết.

Tính khả thi

Theo đánh giá của sinh viên thì hai biện pháp có thứ hạng cao là “tạo điều kiện tốt về môi trường, cơ sở vật chất”ĐTB=2.47, với 52.3% sinh viên đánh giá ở mức độ rất khả thi và biện pháp “phổ biến rõ ràng, đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất”ĐTB=2.41, 45.3% sinh viên lựa chọn ở mức rất khả thi. Đây cũng là hai biện pháp được sinh viên đánh giá là rất cần thiết. Tuy nhiên, về phía giáo viên thì lại đánh giá biện pháp “tổ chức các buổi hội thảo/báo cáo chuyên đề về các phương pháp học tập và kỹ năng GQVĐ trong hoạt

động học tập” có thứ hạng cao nhất với ĐTB=2.47, có đến 46.7% giáo viên đánh giá ở mức độ rất khả thi (theo đánh giá của sinh viên thì biện pháp này có thứ hạng thấp nhất). Bởi vì giáo viên cho rằng khi sinh viên được cung cấp đầy đủ các thông tin về những phương pháp học tập hiệu quả, các kỹ năng cần thiết trong học tập, khi đó sinh viên sẽ chủ động và tích cực hơn để lĩnh hội tri thức, từ đó xây dựng cho mình phương pháp học tập hiệu quả nhất, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Các biện pháp về phía nhà trường mà chúng tôi đưa ra mang tính chất lâu dài theo chiến lược trọng tâm, phát triển ổn định, bền vững của nhà trường trong tương lai để xây dựng một môi trường học tập chuyên nghiệp, hiện đại cho sinh viên.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, giúp cho sinh viên giải quyết tốt các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Do vậy, việc cung cấp và rèn luyện kỹ năng này cần được tổ chức trong khoảng thời gian nào để đem lại hiệu quả nhất trong hoạt động học tập. Chúng ta hãy cùng xem xét bảng thống kê sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.36. Lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để hướng dẫn kỹ năng GQVĐ

TT Thời điểm Sinh viên Giáo viên

Tần số % Tần số %

1 Tháng đầu tiên của năm học 232 61.9 23 76.7

2 Giữa học kì I 72 19.2 7 23.3

3 Hết học kì I 71 18.9 0 0

Với tỷ lệ 61.9% sinh viên lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để hướng dẫn kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là

“tháng đầu tiên của năm học”. Đây cũng là lựa chọn của giáo viên khi có tới 76.7% giáo viên đồng ý với ý kiến của sinh viên. Có thể lý giải điều này là do, tháng đầu tiên của năm học là thời điểm sinh viên đang nhập học và làm quen với môi trường học tập mới, với điều kiện, hoàn cảnh sống mới. Chắc hẳn sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề về nội dung chương trình, phương pháp học tập, thiết lập mối quan hệ giao tiếp với Thầy Cô, bạn bè,…Việc cung cấp cho sinh viên các thông tin về hoạt động học tập, những phương pháp học tập hiệu quả, hình thành và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề là hết sức cần thiết.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An cho thấy:

Có năm nhóm vấn đề mà sinh viên thường gặp phải trong hoạt động học tập đó là: Vấn đề liên quan đến nội dung học tập, phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên, mối quan hệ giao tiếp, các điều kiện học tập khác. Trong năm nhóm vấn đề đó, vấn đề mà sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên là nhóm vấn đề liên quan đến phương pháp học tập (ĐTB=3.76, có thứ hạng cao nhất), tiếp theo là vấn đề liên quan đến nội dung học tập (ĐTB=3.49), điều kiện học tập khác

Một phần của tài liệu kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm long an (Trang 109 - 149)