2.2.1.1. Kết quả chung về những vấn đề của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An trong hoạt động học tập.
Bảng 2.2. ĐTB và thứ hạng tổng quát các nhóm vấn đề của sinh viên năm thứ nhất
T T
Các nhóm vấn đề Sinh viên Giáo viên
ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Nội dung học tập 3.49 0.47 2 3.74 0.51 2 2 Phương pháp học tập 3.76 0.55 1 3.83 0.58 1 3 Phương pháp giảng dạy của
giáo viên
3.21 0.70 4 3.23 0.54 3
4 Giao tiếp 3.11 0.62 5 3.23 0.54 3
5 Điều kiện học tập khác 3.33 0.74 3 2.96 0.51 4
ĐTB chung 3.36 3.37
Từ học sinh phổ thông khi vào học ở giảng đường Đại học – Cao đẳng, sinh viên năm thứ nhất chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi đối mặt với các vấn đề khác nhau trong hoạt động học tập. Bảng 2.2 liệt kê những nhóm vấn đề cơ bản của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An. Kết quả thống kê cho thấy, không có vấn đề nào có ĐTB dưới 2.51, ĐTB chung là 3.36 chứng tỏ các nhóm vấn đề cơ bản được liệt kê của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An đều đã gặp phải trong hoạt động học tập ở mức thỉnh thoảng trở lên. Về phía giáo viên cũng có cùng đánh giá như sinh viên với ĐTB=3.37.
Trong năm nhóm vấn đề cơ bản nêu trên, nhóm vấn đề đạt ĐTB trên 3.51 ở mức thường xuyên, đó là vấn đề liên quan đến “phương pháp học tập” với ĐTB là 3.76 (có thứ hạng cao nhất). Tiếp theo là vấn đề liên quan tới “nội dung học tập”
với ĐTB = 3.49, ở vị trí thứ ba là vấn đề liên quan đến “điều kiện học tập” với
ĐTB=3.33. Sau đó là nhóm vần đề liên quan tới “phương pháp giảng dạy của giáo viên” với ĐTB = 3.21 và vấn đề về “giao tiếp” với ĐTB = 3.11, những nhóm vấn đề này sinh viên năm thứ nhất thường gặp phải ở mức độ thỉnh thoảng.
Vấn đề liên quan tới phương pháp học tập là nhóm vấn đề mà sinh viên năm thứ nhất gặp phải ở mức độ thường xuyên. Điều này có thể giải thích do sự khác biệt trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất so với học sinh phổ thông. Phương pháp học tập ở phổ thông không còn phù hợp với hoạt động học tập ở Đại học – Cao đẳng. Hoạt động học tập ở Đại học – Cao đẳng đòi hỏi các sinh viên phải tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. Sinh viên N.Đ.P (lớp Tin học) cho biết: “em quen với cách học ở phổ thông, nên khi mới vào học em thấy rất khó tiếp thu hết bài học”. Bên cạnh đó việc thay đổi hoạt động học tập cho phù hợp với phương pháp học mới ở Đại học – Cao đẳng cũng là một thử thách đối với các em. Những vấn đề cụ thể liên quan tới hoạt động học tập được phân tích sâu hơn ở phần sau, nhưng ở khía cạnh này cũng lưu ý về việc cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất những phương pháp học tập hiệu quả là một điều thiết yếu giúp sinh viên năm thứ nhất không quá bỡ ngỡ và hụt hẫng khi bước vào môi trường học tập ở Đại học – Cao đẳng.
Biểu đồ 2.1. Mức độ gặp phải các nhóm vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất
Số liệu thống kê về phía giáo viên cũng cho thấy có sự tương đồng giữa giáo viên và sinh viên khi đánh giá mức độ gặp phải các nhóm vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất. Trong năm nhóm vấn đề cơ bản trên thì giáo viên đánh giá vấn đề sinh viên năm thứ nhất gặp thường xuyên nhất là vấn đề liên quan đến phương pháp học tập với ĐTB là 3.83 rơi vào mức thường xuyên (sinh
viên cũng đánh giá vấn đề này có thứ hạng cao nhất). Vấn đề tiếp theo là vấn đề liên quan đến nội dung học tập với ĐTB là 3.74 ở mức độ thường xuyên. Là người trực tiếp giảng dạy sinh viên năm thứ nhất nên giáo viên đánh giá vấn đề liên quan tới phương pháp học tập và nội dung học tập là những nhóm vấn đề mà sinh viên gặp phải ở mức độ thường xuyên, cao hơn so với đánh giá của sinh viên về những vấn đề trong hoạt động học tập. Các vấn đề còn lại đều được giáo viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng như phương pháp giảng dạy của giáo viên, giao tiếp, các điều kiện học khác.
2.2.1.2. Kết quả cụ thể về những vấn đề của sinh viên năm thứ nhất trong
hoạt động học tập
a. Nội dung học tập
Nội dung học tập ở trường Đại học – Cao đẳng có nhiều khác biệt so với trường phổ thông, nhiều khái niệm, kiến thức mới, khối lượng kiến thức cũng nhiều hơn. Chính vì thế sinh viên năm thứ nhất thường bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Bảng 2.3. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới nội dung học tập
T T
Các vấn đề cụ thể Sinh viên Giáo viên
ĐTB ĐLC Thứ
hạng
ĐTB ĐLC Thứ
hạng
1 Nội dung học tập đa dạng 3.43 0.78 3 4.20 0.66 1 2 Nhiều bài học khó nên
không nắm bắt kịp
3.64 0.81 2 3.33 0.54 4
3 Kiến thức đòi hỏi phải suy luận nhiều
3.90 0.80 1 4.00 0.69 2
4 Nhiều môn học còn tập trung lý thuyết, thiếu thực tiễn
2.99 0.85 4 3.43 0.85 3
ĐTB chung 3.49 3.74
Trong bốn vấn đề cụ thể liên quan tới nội dung học tập ở bảng 2.3 cho thấy vấn đề “kiến thức đòi hỏi suy luận nhiều” xếp thứ hạng cao nhất với ĐTB là 3.90, ở
mức độ thường xuyên gặp phải (47.2% thường xuyên và 23.3% rất thường xuyên). Với vấn đề này giáo viên cũng cho rằng sinh viên gặp phải ở mức độ thường xuyên (ĐTB=4.00, có đến 83.3% giáo viên đánh giá ở mức độ thường xuyên trở lên). Kế đến là vấn đề “nhiều bài học khó nên không nắm bắt kịp” với ĐTB =3.64, có đến 52.9 % sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên. Sinh viên N.T.H (lớp Mầm non) nói: “mới đầu năm học mà có nhiều môn học mới quá, em thấy khó, có nhiều bài học trên lớp em không hiểu hết được”.
Hai vấn đề tiếp theo là “nội dung học tập đa dạng” và “nhiều môn học còn tập trung lý thuyết, thiếu thực tiễn” được sinh viên đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng với ĐTB lần lượt là 3.43 và 2.99. Tuy nhiên vẫn có đến 22.6% sinh viên đánh giá vấn đề “nhiều môn học còn tập trung lý thuyết, thiếu thực tiễn” ở mức thường xuyên trở lên. Cũng có đến 43% giáo viên đánh giá sinh viên thường xuyên gặp phải vấn đề này. Sinh viên T.H.H (lớp Tin học) nói: “có những môn học em chỉ học lý thuyết trên lớp, không có giờ thực hành nên không hiểu hết”. Điều này thật đáng quan tâm, nên chăng cần có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để sinh viên có thể nắm bắt hết được nội dung bài học.
b. Vấn đề liên quan đến phương pháp học tập
Bảng 2.4. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới phương pháp học tập
T T
Các vấn đề cụ thể Sinh viên Giáo viên
ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Chưa kịp thích ứng với những phương pháp học tập mới 4.12 0.81 1 3.97 0.66 2 2 Khả năng tự học ở nhà còn yếu 3.65 0.94 4 3.70 0.70 3
3 Thiếu kỹ năng học tập 3.35 0.93 6 3.97 0.76 2 4 Gặp khó khăn trong việc học
nhóm
3.91 0.92 3 3.67 0.66 4
5 Chưa biết cách tự nghiên
cứu giáo trình 3.95 0.97 2 4.07 0.78 1
6 Chưa biết cách lập kế hoạch
học tập 3.58 0.96 5 3.67 0.88 4
Có sáu vấn đề cụ thể có liên quan đến phương pháp học tập, trong đó có đến năm vấn đề được sinh viên đánh giá ở mức độ thường xuyên, chỉ có vấn đề “thiếu kỹ năng học tập” ở mức độ thỉnh thoảng. Vấn đề “chưa kịp thích ứng với những phương pháp học tập mới” có thứ hạng cao nhất với ĐTB là 4.12, có đến 76.9% sinh viên lựa chọn ở mức thường xuyên trở lên (39.9% thường xuyên và 37.0% rất thường xuyên). Kết quả này cho thấy do cách dạy và cách học ở phổ thông còn khác nhiều so với phương pháp học tập ở Đại học - Cao đẳng nên các em còn gặp khó khăn khi làm quen với phương pháp học tập mới. Sinh viên H.T.T (lớp Toán) cho biết:“em đã quen cách học ở trường phổ thông, lên đây phương pháp học cũng khác, em phải chủ động, tự học nhiều hơn, ngoài giáo trình em phải đọc thêm nhiều tài liệu khác”. Phương pháp học tập là cách thức thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên. Khi bước vào môi trường học tập ở Đại học – Cao đẳng, sinh viên tiếp cận với nhiều môn học mới, khối lượng kiến thức lớn và phương pháp giảng dạy mới của giáo viên. Để việc học tập có hiệu quả thì mỗi sinh viên phải tích cực, chủ động hơn trong việc học, tìm ra cho bản thân những phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả.
Vấn đề tiếp theo là “chưa biết cách tự nghiên cứu giáo trình” với ĐTB là 3.95 và có 71.3% sinh viên lựa chọn ở mức độ thường xuyên trở lên (37.8% thường xuyên và 33.5% rất thường xuyên). Sinh viên N.T.H.N (lớp Tiếng anh) chia sẻ: “ở trường có nhiều những môn học mới, tài liệu tham khảo thì nhiều, em không biết làm sao để tổng hợp kiến thức”. Các vấn đề kế tiếp là: Gặp khó khăn trong việc học nhóm (ĐTB=3.91), Khả năng tự học ở nhà còn yếu (ĐTB=3.65), Chưa biết cách lập kế hoạch học tập (ĐTB=3.58). Vấn đề có thứ hạng thấp nhất và được sinh viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng là “thiếu kỹ năng học tập” có ĐTB=3.35, chỉ có 11% sinh viên đánh giá vấn đề này ở mức rất thường xuyên, có tới 39.4% sinh viên thỉnh thoảng mới gặp phải vấn đề này.
Có cùng đánh giá với sinh viên khi giáo viên cho rằng vấn đề sinh viên thường xuyên gặp phải là vấn đề liên quan tới phương pháp học tập (ĐTB=3.97). Tuy nhiên vấn đề “chưa biết cách tự nghiên cứu giáo trình” lại xếp thứ hạng cao nhất với ĐTB là 4.07 có đến 90% giáo viên lựa chọn ở mức độ thường xuyên trở
lên. Cô M.T cho biết: “hầu như các em sinh viên năm nhất còn chưa biết đúc kết kiến thức từ giáo trình và tài liệu tham khảo”. Giáo viên đánh giá vấn đề “thiếu kỹ năng học tập” có ĐTB 3.97, ở mức thường xuyên (trong khi đó sinh viên cho rằng vấn đề này chỉ ở mức độ thỉnh thoảng với ĐTB 3.35), như vậy giáo viên đánh giá kỹ năng học tập của sinh viên vẫn còn thấp.
Qua đây ta thấy, sinh viên năm thứ nhất còn gặp nhiều vấn đề liên quan tới phương pháp học tập. Vì thế cần lưu ý cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về các phương pháp học tập hiệu quả.
c. Vấn đề về phương pháp giảng dạy của giáo viên
Bảng 2.5. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới phương pháp giảng dạy của giáo viên
T T
Các vấn đề có liên quan
đến phương pháp giảng
dạy của giáo viên
Sinh viên Giáo viên
ĐTB ĐLC Thứ
hạng
ĐTB ĐLC Thứ
hạng
1 Chưa kịp thích nghi với phương pháp giảng dạy của giáo viên
3.54 0.87 1 3.70 0.65 1
2 Một số giáo viên dạy quá nhanh
3.31 0.91 3 3.00 0.52 4
3 Một số giáo viên dạy không trọng tâm, không liên hệ thực tiễn
2.90 1.03 5 3.17 0.79 2
4 Một số giáo viên dạy không gây hứng thú cho sinh viên trong học tập
3.36 0.96 2 3.13 0.50 3
5 Giáo viên không áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới
2.98 1.01 4 3.17 0.79 2
Nhìn vào bảng 2.5 cho thấy trong năm vấn đề cụ thể có liên quan tới phương pháp giảng dạy của giáo viên thì chỉ có vấn đề “chưa kịp thích nghi với phương pháp giảng dạy của giáo viên” được đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp phải với ĐTB=3.54 và xếp thứ hạng cao nhất. Có đến 51.2% sinh viên đánh giá ở mức độ thường xuyên trở lên (37.5% thường xuyên, 13.7% rất thường xuyên), trong khi đó chỉ có 1.3% sinh viên cho rằng mình không bao giờ gặp phải vấn đề này. Điều này cho thấy sinh viên năm thứ nhất còn gặp nhiều khó khăn với phương pháp giảng dạy của giáo viên. Có thể lý giải điều này là do những thay đổi trong phương pháp giảng dạy của giáo viên so với bậc học phổ thông. Phương pháp dạy ở đại học là dạy cho sinh viên phương pháp tự học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát huy sự chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên. Trong quá trình dạy học người giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên trong hoạt động học tập, còn sinh viên là trung tâm trong quá trình dạy và học. Để làm được như vậy đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ, nhịp nhàng giữa giáo viên và sinh viên. Mà sinh viên năm thứ nhất thường là những người mới rời khỏi trường phổ thông nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ hay chưa kịp làm quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Trong bốn vấn đề còn lại có liên quan tới phương pháp giảng dạy của giáo viên đều được sinh viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng với ĐTB dưới 3.51. Ở vị trí thứ hai đó là vấn đề “một số giáo viên dạy không gây hứng thú cho sinh viên trong học tập” có ĐTB=3.36 với 45.4% sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên. Vấn đề kế tiếp là “một số giáo viên dạy quá nhanh” có ĐTB = 3.31, “giáo viên không áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới” có ĐTB =2.98 (vẫn còn 27.6% sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên), “một số giáo viên dạy không trọng tâm, không liên hệ thực tiễn” có ĐTB = 2.90. Sinh viên N.Y (lớp Âm nhạc) cho biết: “giáo viên bộ môn không nhấn mạnh trọng tâm bài học, các em cần ghi nhớ chỗ nào, có lẽ giáo viên nghĩ rằng chúng em phải tự tìm ra. Vì thế làm tụi em khó khăn trong tiếp thu bài giảng”. Với kết quả như vậy, chúng ta cần lưu ý tới những đánh giá của sinh viên, điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên cho phù hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, áp dụng nhiều phương pháp giảng
dạy khác nhau để kích thích hứng thú học tập của sinh viên. Có như vậy, thì hiệu quả học tập của sinh viên sẽ được nâng cao.
Khi xem xét đánh giá của giáo viên về những vấn đề sinh viên gặp phải trong phương pháp giảng dạy của giáo viên thì giáo viên cũng có cùng đánh giá với sinh viên khi cho rằng vấn đề sinh viên năm thứ nhất thường xuyên gặp phải đó là “chưa kịp thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên” có ĐTB =3.70 (có thứ hạng cao nhất). Có đến 73.3% giáo viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên. Bốn vấn đề còn lại đều được giáo viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng sinh viên gặp phải với ĐTB dưới 3.51. Điều đó chứng tỏ với sinh viên năm thứ nhất còn gặp nhiều khó khăn khi làm quen với các phương pháp giảng dạy của giáo viên khi học tập ở môi trường Đại học – Cao đẳng.
d. Vấn đề về giao tiếp
Bảng 2.6. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới giao tiếp
T T
Các vấn đề có liên quan
đến giao tiếp
Sinh viên Giáo viên
ĐTB ĐLC Thứ
hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng
1 Bạn bè ít gần gũi, thân thiện 2.63 1.07 6 3.50 0.63 1 2 Dễ nảy sinh mâu thuẫn với
bạn bè
2.35 1.04 8 2.90 0.54 8
3 Chưa có nhóm bạn học tập, vui chơi
2.50 1.18 7 3.47 0.77 2
4 Ít thời gian để trò chuyện cùng giáo viên
3.86 0.90 1 3.20 0.71 6
5 Giáo viên không thân thiện với sinh viên
3.20 0.95 5 3.23 0.81 5 6 Khó liên hệ với các cán bộ phòng ban 3.50 0.92 3 2.93 0.82 7 7 Không dám trình bày thắc mắc với cán bộ phòng ban