Thu nhập của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 54 - 59)

9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?

4.2Thu nhập của hộ nông dân

Tân Kỳ là một xã thuần nông, không có ngành nghề phụ truyền thống, chỉ có một số ít phụ nữ làm thêu, ren, nhận hàng làm thuê cho các xã khác (chủ yếu là xã Hưng Đạo) tại nhà. Do đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh như buôn bán, dịch vụ, lương hưu và phụ cấp cũng góp phần làm tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân. Thực tế cho thấy, thông thường chỉ có những hộ khá mới có khá có khả năng kết hợp vừa sản xuất vừa kinh doanh hay hoạt động trong ngành nghề khác. Vì thế mà thu nhập của họ luôn cao hơn và tổng thu nhập của họ cũng cao hơn các hộ khác khá nhiều.

Bảng 4.6 cho ta thấy rõ, tổng thu nhập hỗn hợp của các hộ nông dân trong năm 2009 gồm thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong đó:

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

- Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là từ sản xuất rau. Thông thường, công thức luân canh áp dụng ở xã là lúa - đỗ tương - rau. Trong đó, lúa trồng 1 vụ chủ yếu là để cung cấp lương thực tự cung cấp cho gia đình, đỗ tương trồng với diện tích không lớn. Ngoài ra còn mốt số diện tích trồng rau, dưa chuột nhưng quy mô và diện tích rất nhỏ chỉ với mục đích cung cấp cho toàn gia đình sử dụng. Đối với chăn nuôi, một gia đình có quy mô chăn nuôi thường là nhỏ. Chủ yếu các loại vật nuôi như trâu, bò lấy sức kéo, gà, vịt, ngan lấy thịt và trứng. Thông thường, chăn nuôi lợn là nguồn thu từ chăn nuôi chủ yếu của các hộ nông dân. Mỗi gia đình thường nuôi từ 1 tới 3 con lợn vào những năm trước. Năm 2009, do điều kiện dịch tai xanh lan rộng nên chăn nuôi lợn giảm đáng kể. Do đó, thu nhập từ chăn nuôi của các nhóm hộ cũng không cao. Năm 2009, đối với nhóm hộ khá, thu từ chăn nuôi là 1,2 triệu đồng/hộ chiếm 3,73% thu nhập từ nông nghiệp, nhóm hộ khá là 1 triệu đồng/hộ chiếm 4,92% thu nhập từ nông nghiệp và nhóm hộ nghèo là 0,89% chiếm 6,12% thu nhập từ nông nghiệp. Các sản phẩm từ chăn nuôi ngoài trâu, bò lấy sức kéo còn lại với quy mô rất nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu bữa ăn gia đình. Do đó, rất khó hạch toán được giá trị các sản phẩm từ chăn nuôi hay trồng trọt khác rau phục vụ nhu cầu gia đình.

Qua đó, ta thấy cùng với trình độ sản xuất thì các hộ khá có tổng thu nhập cao hơn. Sự chênh lệch là khá lớn. Với các hộ khá, tổng thu nhập hàng năm bình quân là 49,19 triệu đồng/hộ trong đó, thu nhập từ rau là 30,94 triệu đồng/hộ/năm chiếm 62,90% tổng thu nhập và 96,27% thu nhập từ nông nghiệp. Thu nhập từ phi nông nghiệp là 17,05 triệu đồng chiếm 34,66%. Đối với các hộ trung bình, tổng thu nhập là 32,14 triệu đồng trong đó từ sản xuất nông nghiệp là 32,14 triệu đồng chiếm 65,34%. Thu từ rau là 19,34 triệu đồng chiếm 60,17% tổng thu nhập và 95,08% tổng thu nhập từ nông nghiệp , từ phi nông nghiệp là 11,8 triệu đồng chiếm 36,71%. Như vậy, thu nhập năm 2009 tính bình quân cho 1 hộ khá gấp 1,53 lần hộ trung bình và gấp 2,71 lần hộ

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

nghèo. Trong đó, thu nhập từ trồng rau của hộ khá gấp 1,6 lần hộ trung bình và gấp 2,72 lần hộ nghèo. Thu nhập phi nông nghiệp của hộ khá cũng là lớn nhất, gấp 1,44 lần hộ trung bình và 4,72 lần hộ nghèo. Nhưng nếu xét về số tương đối, các tỉ lệ về thu nhập su hào, hoa lơ, tỉ lệ thu nhập từ chăn nuôi của hộ khá lại không bằng các hộ trung bình và nghèo. Điều này có nguyên nhân do tổng thu nhập của hộ khá cao nên mặc dù số tuyệt đối là cao hơn nhưng so về số tương đối các chỉ tiêu như su hào, hoa lơ trên tổng thu từ sản xuât rau lại không bằng.

Như vậy, ta thấy nhóm hộ khá có trình độ sản xuất cao hơn hẳn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Đồng thời, công việc phi nông nghiệp cũng đem lại cho hộ khá thu nhập thêm lớn hơn các hộ trung bình và hộ nghèo. Cũng từ đó, ta thấy rằng, đầu tư sản xuất cũng như hoạt động ngoài lĩnh vực nông nghiệp của các hộ khá và trung bình không hiệu quả bằng các hộ khá.

Đối với sản xuất rau, thu nhập từ sản xuất rau chiếm phần lớn thu nhập của các hộ gia đình. Trong cơ cấu thu nhập của hộ từ sản xuất rau, ta thấy thu nhập từ sản xuất bắp cải là chủ yếu. Đối với hộ khá, tỉ lệ thu nhập từ bắp cải chiếm 69,81% tổng doanh thu từ sản xuất rau, hộ trung bình là 60,55% và hộ nghèo là 55,31%. Đối với riêng từng loại rau, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ vẫn khá rõ ràng. Đối với cả su hào và hoa lơ, khi so sánh thu nhập của hộ trung bình và hộ nghèo với nhóm hộ khá vẫn có sự chênh lệch từ 1,06 đến 1,84 lần đối với nhóm hộ trung bình và chênh lệch 1,2 đến 2,86 lần đối với nhóm hộ nghèo. Điều này cho thấy, khả năng sản xuất, trình độ sản xuất của rnhóm hộ khá là lớn. Đồng thời, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ là khá lớn. Theo điều tra thì chủ yếu do trình độ canh tác không đồng đều. Mặc dù xã đã có nhiều chương trình hỗ trợ như phân phát phân bón, thuốc trừ sâu, mời cán bộ nông nghiệp tập huấn kĩ thuật sản xuất nhưng khả năng

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

- Thu nhập từ phi nông nghiệp gồm có buôn bán, thêu ren, kinh doanh hàng hoá dịch vụ, lương hưu, trợ cấp và đa số tại xã Tân Kỳ từ việc đi làm thuê phụ hồ hoặc thợ xây… Đối với xã Tân Kỳ, trong những năm gần đây, việc phát triển một số ngành nghề phi nông nghiệp cũng được chú ý. Qua số liệu bảng 4.6, ta thấy không chỉ thu nhập trong lĩnh vực sản xuất rau có sự chênh lệch rõ ràng giữa các nhóm hộ mà ngay cả trong lĩnh vực phi nông nghiệp, thu nhập cũng có chênh lệch lớn giữa các nhóm hộ. Trong đó, các hộ khá, có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp là 17,05 triệu đồng chiếm 34,66% tổng thu nhập, trong khi nhóm hộ trung bình là 11,8 triệu chiếm 36,71% tổng thu nhập và cuối cùng là nhóm hộ nghèo chỉ có 3,61 triệu chiếm 19,89% tổng thu nhập. Khi so sánh tỉ lệ thì thu từ phi nông nghiệp của nhóm hộ khá gấp 1,44 lần nhóm hộ trung bình và gấp 4,72 lần nhóm hộ nghèo. Thông thường, những hộ khá, trung bình thường có công việc làm thêm lúc nông nhàn như thêu, ren, buôn bán, dịch vụ… còn hộ nghèo chủ yếu lao động làm thuê, làm cửu vạn hay phụ hồ cho những cai thầu trong làng.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Bảng 4.6: Thu nhập bằng tiền của các nhóm hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Khá/T B (lần) Khá/nghèo (lần) I, Tổng thu nhập trđ 49,19 32,14 18,15 1,53 2,71 1, Thu nhập từ sản xuất NN trđ 32.14 20.34 14.54 1.58 2.21 a, Thu nhập từ sản xuất rau trđ 30,94 19,34 13,65 1,6 2,27 Bắp cải trđ 21,6 11,71 7,55 1,84 2,86 Su hào trđ 3,66 3,44 1,69 1,06 2,17 Hoa lơ trđ 5,69 4,19 4,41 1,36 1,29 b, Thu nhập từ chăn nuôi trđ 1,20 1,00 0,89 1,2 1,35 2, Thu nhập phi nông nghiệp trđ 17.05 11.8 3.61 1.44 4.72 II, Một số chỉ tiêu phân tích

1,TN SXR/ TTN % 62.90 60.17 75.21 1.05 0.84 2, TN bắp cải/ TTNSXR % 69.81 60.55 55.31 1.15 1.26 3, TN su hào/ TTNSXR % 11.83 17.79 12.38 0.67 0.96 4, TN hoa lơ/TTNSXR % 18.39 21.66 32.31 0.85 0.57 5, TNNN/TTN % 65.34 63.29 80.11 1.03 0.82 6, TN phi NN/ TTN % 34.66 36.71 19.89 0.94 1.74 7, TN SXR/TNNN % 96.27 95.08 93.88 1.01 1.03 8, TN từ CN/TNNN % 3.73 4.92 6.12 0.76 0.61

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Do đó, thông thường thu nhập của hộ là khá thấp. Nhất là sau thời gian một số hộ trước đây là hộ khá. Sau khi có dự án làm đường đoạn từ Hà Nội, Hải Phòng mới qua có yêu cầu thu hồi một số đất nông nghiệp và một số diện tích được chính quyền địa phương thu hồi để quy hoạch đất ở, người dân nhận được đền bù nhưng việc sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp cũng là nguyên nhân làm cho chênh lệch thu nhập phi nông nghiệp gia tăng. Đây cũng là một

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

bài toán đặt ra cho địa phương về vấn đề tạo thêm thu nhập, việc làm cho người dân trong thời kì nông nhàn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 54 - 59)