Ảnh hưởng của phát triển sản xuất rau tới chi tiêu cho giáo dục phân theo nhóm hộ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 70 - 74)

9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?

4.4.1Ảnh hưởng của phát triển sản xuất rau tới chi tiêu cho giáo dục phân theo nhóm hộ

Bảng 4.10: Tình hình thu nhập và chi tiêu của hộ năm 2009

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo So sánh (lần) Khá/ TB Khá/nghèo TB/nghèo 1, Tổng số hộ hộ 10 25 5 0,40 2,00 5,00

2, Tổng số người đi học người 16 43 12 0,37 1,33 3,58

3, Tổng thu nhập của hộ/năm Trđ/năm 52,78 33,79 19,41 1,56 2,72 1,74

a,Từ sản xuất rau Trđ/năm 30,94 19,34 13,65 1,60 2,27 1,42

b, Từ nguồn khác Trđ/năm 18,25 12,8 4,5 1,43 4,06 2,84

4, Chi tiêu của hộ /năm Trđ/năm 26,88 16,71 15,65 1,61 1,72 1,07

a, Chi tiêu cho đời sống gia đình Trđ/năm 18,50 11,20 10,00 1,65 1,85 1,12

b , Chi cho giáo dục Trđ/năm 8,38 5,51 5,65 1,52 1,48 0,97

+ Chi học phí/hộ Trđ/năm 0,86 0,34 0,47 2,51 1,83 0,73

+ Chi học thêm/hộ Trđ/năm 2,14 1,67 1,96 0,13 1,09 8,53

+ Chi dụng cụ học tập/hộ Trđ/năm 1,61 1,21 1,17 0,13 1,38 10,31

+ Các khoản khác/hộ Trđ/năm 3,77 1,82 1,26 0,21 2,99 14,48

+ Chi bq người/năm Trđ/năm 5,24 3,20 2,35 1,64 2,22 1,36

5, Số khẩu bq/hộ ngưòi/hộ 4,50 5,00 5,40 0,90 0,83 0,93

6, Số người đi học/hộ người/hộ 1,60 1,72 2,40 0,93 0,67 0,72

7, TN từ SXR/TN phi NN lần 1,70 1,51 3,03 1,12 0,56 0,50

7, TN từ SXR/tổng thu nhập % 58,62 57,24 70,32 1,02 0,83 0,81

8, Chi gd/tổng chi % 31,17 32,97 36,10 0,95 0,86 0,91

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Theo như thống kê tại bảng 4.10, ta thấy bình quân số người đang trong độ tuổi đi học của các gia đình hộ nghèo là cao nhất. Chỉ tiêu chỉ tiêu số người đi học bình quân của hộ khá là 1,6 ngưòi/hộ bằng 0,67% hộ trung bình và 0,72% hộ nghèo. Điều này cho thấy tỉ lệ sinh đẻ ở các hộ khá có xu hướng thấp hơn hộ trung bình và hộ nghèo. Trong khi đó, với chỉ tiêu số người đi học bình quân/hộ đối với nhóm hộ trung bình là 1,72 và cao nhất với nhóm hộ nghèo là 2,4. Điều này do hai nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo có tỉ lệ sinh đẻ lớn hơn nhóm hộ khá và trung bình. Trong năm 2009, chi tiêu của nhóm hộ khá và trung bình cho học phí khá đều nhau. Mặc dù số người trong độ tuổi đi học tại các hộ khá chỉ bằng 1/3 so với các hộ trung bình. Đối với các cấp học lên tới cấp 2, đã được miễn hoàn toàn học phí. Do đó, học phí chủ yếu cho cấp 2 và các cấp cao hơn hoặc học nghề. Trong số 40 hộ điều tra, có tất cả 5 người đang theo học đại học, cao đẳng và trung cấp. Trong đó, 4 người tập trung vào các hộ thuộc nhóm hộ khá và 1 thuộc nhóm hộ trung bình. Do đó, tiền học phí cho 1 năm của nhóm hộ khá là cao nhất. Trung bình 1 người học đại học đóng học phí bằng 13 người học cấp THCS và bằng 9 người học cấp 3. Do đó, nhóm hộ khá mặc dù ít người đi học nhưng chi tiêu cho học phí lại cao nhất. Trong khi đó, hộ nghèo có số người đi học bình quân 1 hộ cao nhất, nhưng học phí đóng thấp nhất. Chỉ bằng khoảng 1/4 nhóm hộ khá và trung bình. Đối với nhóm hộ nghèo và trung bình thì cấp tuổi đi học khá ngang bằng. Nhóm tuổi của các hộ trung bình có con em còn khá nhỏ, sinh đẻ thưa hơn các gia đình nghèo. Do đó, tỉ lệ các em học mầm non và cấp 1 khá nhiều. Trong khi ở nhóm hộ nghèo chủ yếu là các em học cấp 3 (4/12 em).

Trong những năm 2006, 2007, giá một buổi học thêm phụ đạo theo nhóm tại nhà giáo viên ở xã là 3000đ/buổi/ học sinh tiểu học, 4000đ/buổi/học sinh THCS và mầm non không học thêm. Nhưng theo điều tra thực tế tại một số giáo

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

viên trong trường cũng như các hộ gia đình, số trẻ đi học thêm rất ít, trung bình 5học sinh/nhóm THCS, trong khi tiểu học chỉ là 2 - 4 học sinh/nhóm. Tỉ lệ trẻ đi học thêm là rất ít. Chủ yếu do điều kiện gia đình kinh tế khá khó khăn. Trong khi tới năm học 2008-2009, mặc dù chi phí cho 1 buổi học thêm đối với học sinh cấp 1 là 6000đ/học sinh/buổi và học sinh cấp 2 là 8000đ/học sinh/buổi tăng gấp 2 lần năm học 2006-2007 nhưng số học sinh theo học các lớp học thêm cũng nhiều hơn. Điều này cho thấy, các hộ gia đình sẵn sang bỏ ra một số tiền không nhỏ hàng tháng cho con em đi học thêm tăng cường kiến thức. Trung bình 1 năm, 1 hộ gia đình trong nhóm khá chi 2140 ngàn đồng cho học thêm, trong khi đó, hộ khá là 1671,2 ngàn đồng/hộ và hộ nghèo là 1960 ngàn đồng/hộ. Như vậy, chi nhiều nhất cho học thêm vẫn là nhóm hộ khá, chi gấp 1,28 lần hộ trung bình và 1,09 lần nhóm hộ nghèo. Trong chi tiêu cho học thêm, chúng ta thấy có hiện tượng chi trung bình của hộ trung bình chỉ bằng 0,73 lần của hộ nghèo. Điều này cho thấy việc đầu tư cho học thêm của nhóm hộ nghèo đã được chú trọng, cũng là một bước tiến bộ trong tư tưởng của các hộ gia đình nghèo đối với việc học tập của con em mình.

Về dụng cụ học tập, nhóm có tổng chi nhiều nhất vẫn là nhóm trung bình chi gấp gần 2 lần nhóm hộ khá và gấp hơn 4 lần nhóm hộ nghèo. Có hiện tượng này do các hộ thuộc nhóm hộ khá có lượng người đi học lớn nhất nên chi tiêu cũng lớn nhất. Khi xét tới các chỉ tiêu bình quân, ta thấy việc chi tiêu bình quân hàng năm cho mua dụng cụ học tập của 1 hộ gia đình thì chi cao nhất vẫn là nhóm hộ khá với 1610 ngàn đồng/năm, sau đó là nhóm hộ khá 1206 ngàn đồng/năm. Nhóm hộ khá chi gấp 1,33 lần nhóm hộ trung bình và gấp 1,38 lần nhóm hộ nghèo. Nhóm hộ nghèo chi tiêu cho mua dụng cụ học tập là thấp nhất. Thông thường, nhóm hộ nghèo thường đẻ dầy nên những người đi học thường xấp xỉ tuổi nhau. Do đó, xu hướng dùng lại dụng cụ học tập của người đi trước

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

có thể tiết kiệm được phần nào các khoản chi tiêu cho gia đình. Việc này cũng thấy xuất hiện ở các nhóm hộ khá và trung bình nhưng ít hơn vì các hộ gia đình này thường đẻ thưa. Số trẻ trong độ tuổi học mầm non chiếm chủ yếu ở 2 nhóm hộ khá và trung bình. Trong đó, nhóm hộ khá có số người đi học tại các trưòng cao đẳng, trung cấp và đại học là khá lớn (4/5 người), những chi phí mua dụng cụ học tập như máy tính, máy vi tính… là rất tốn kém. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí bình quân cho dụng cụ học tập ở các nhóm hộ khá là cao nhất.

Theo điều tra trực tiếp tại các nhóm hộ, chi phí mua các loại dụng cụ học tập cũng tăng cao qua các năm. Các cấp học càng cao thì chi phí càng lớn. Do yêu cầu cập nhật thông tin, kiến thức nên các loại thiết bị hỗ trợ cũng được sử dụng nhiều. Trong năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo có tổ chức cuộc thi Olympic toán toàn quốc trên mạng. Nhiều gia đình đã mua máy tính và nối mạng tại nhà phục vụ cho cuộc thi này. Và kết quả đáng mừng là có 5 giải Quốc gia, trong đó có 1 giải nhất cấp Tiểu học.

Đối với các khoản chi khác, chi bình quân lớn nhất vẫn là nhóm hộ khá với 3770 ngàn đồng/năm chi gấp 2,07 lần đối với nhóm hộ trung bình và 2,99 lần đối với nhóm hộ nghèo. Thông thường các khoản này chiếm tỉ lệ khá cao đối với các hộ khá và là khoản thấp trong số các khoản không cố định (học phí là cố định do Nhà nước quy định) với các hộ nghèo. Các khoản này gồm có một số khoản mục như tiền quỹ lớp, tiền xây dựng, tiền ăn bán trú (với học sinh mầm non và tiểu học), tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể… Từ năm 2007, trường tiểu học và mầm non xã Tân Kỳ có trông trưa bán trú, tổ chức bữa ăn cho trẻ 5000đ/người đầy đủ dinh dưỡng theo thực đơn hàng ngày. Theo nhận xét của đa số các hộ thì chi tiêu cho học tập như vậy là khá hợp lý, nhưng còn vụn vặt lẻ tẻ quá nhiều khoản ngoài những khoản đã có.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009 là năm mà mọi mặt giáo dục và đời sống của người dân được thay đổi theo hướng tích cực nhất. Có thể thấy sự tương quan giữa chi tiêu và thu nhập của hộ. Đối với hộ khá, có thể thấy tổng thu nhập của hộ năm 2009 là 52,78 triệu đồng, hộ trung bình là 33,79 triệu đồng và hộ nghèo là 19,41 triệu đồng. Trong đó, các nguồn thu từ nguồn khác sản xuất rau với hộ khá là 18,25 triệu đồng, hộ trung bình là 12,8 triệu đồng và hộ nghèo là 4,5 triệu đồng. Trong khi chi tiêu riêng cho đời ssống của hộ khá là 18,50 triệu đồng, hộ trung bình là 11,20 triệu đồng và hộ nghèo là 10 triệu đồng. Nếu không sản xuất rau thì so với chi tiêu riêng cho cuộc sống thường ngày, mỗi hộ dù ở nhóm nào cũng đều thiếu hụt rất lớn. Nhất là nhóm hộ nghèo, thiếu tới 5,5 triệu đồng riêng cho khoản về chi tiêu cho gia đình nếu không có thu nhập từ rau. Như vậy, thì ngay cả lo cho những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc ở cũng không đủ thì không thể có chút chi tiêu nào cho giáo dục. Mà trên thực tế, có thể thấy chi tiêu cho giáo dục của các hộ nông dân tại xã qua các năm có sự tăng lên đối với mọi khoản chi tiêu đóng góp như học thêm, mua dụng cụ học tập. Các hộ nghèo chi tiêu cho giáo dục chiếm tỉ lệ càng lớn (36,1%). Vậy, thu từ sản xuất rau là nguồn chủ yếu chi cho giáo dục. Phát triển sản xuất rau không những tạo nguồn thu ổn định cho các hộ mà còn là nguồn chi tiêu chính và cơ bản cho giáo dục của các hộ nơi đây. Cây rau đã mang tới ánh sáng tri thức cho mỗi con người nơi đây.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 70 - 74)