Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 82 - 107)

9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?

4.4.4Đánh giá chung

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy từ khi phát triển sản xuất rau tại xã chi tiêu của các hộ nông dân cho giáo dục đã có rất nhiều thay đổi. Đối với bất kì sự vật, hiện tượng khi có sự thay đổi đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Đối với ảnh hưởng của phát triển sản xuất rau tới chi tiêu cho giáo dục cũng không ngoại lê.

* Ảnh hưởng tích cực

Từ năm 2007, UBND xã Tân Kỳ đưa vào thực hiện dự án cánh đồng cho thu nhập cao với ba loại cây trồng chủ đạo là bắp cải, hoa lơ và su hào, bộ mặt của xã có nhiều biến chuyển, đời sống nhân dân ngày càng no đủ. Cùng với những biến đổi trong đời sống kinh tế chính trị, ngành giáo dục tại địa phương cũng có nhiều thành tựu. Từ năm 2007 trở lại đây, chi tiêu của các hộ nông dân cho giáo dục chủ yếu là tăng và tăng rất nhanh.

Đối với các hộ nông dân, từ khi có dự án đi vào phát triển sản xuất rau, đã có nhiều chuyển biến đăc biệt về tư tưởng. Mong muốn thoát nghèo, muốn thế hệ sau không phải chịu những vất vả của nghề nông nữa. Do đó, khi thu nhập gia đình đã tăng lên, không phải lo tới cái ăn, cái mặc như trước nhiều nữa. Rất nhiều gia đình đều coi việc đầu tư cho giáo dục là việc hàng đầu. Nên các khoản chi tiêu cho giáo dục có xu hướng tăng lên một cách hợp lí. Đối với các hộ gia đình có con nhỏ, bận bịu ruộng đồng rất ít có thời gian chăm sóc tốt, lại có nhiều lo lắng như ao hồ, tai nạn… nên việc gửi nhà trẻ hoặc cho ăn bán trú với học sinh cấp một là lựa chọn tối ưu. Mặc dù chi phí một tháng cũng tăng đáng kể 220.000đ/tháng/học sinh mầm non, và 300.000đ/ tháng/ học sinh tiểu học nhưng số hộ gia đình chọn phương án này rất lớn. Nhu cầu học tập ngày càng cao, chi tiêu cho học tập của các gia đình càng lớn. Nhưng khi thu nhập đã có thu nhập khá ổn định từ sản xuất rau thì họ sẵn lòng chi trả và đầu tư khá lớn.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Đồng thời, từ khi trên địa bàn xã phát triển sản xuất rau, có một quỹ khuyến học mang tên “ước mơ xanh”. Đây là quỹ khuyến học được hội nông dân của xã đứng ra thành lập cuôi năm 2007. Trong đó, những người sáng lập huy động đóng góp của các gia đình cho quỹ khuyến học bằng rau. Cứ mỗi vụ sau thu hoạch, quỹ vận động bà con mỗi nhà đóng góp 10kg bắp cải, 10 củ su hào hoặc 10 cái hoa lơ bằng giá trị bán được quy ra tiền. Có nhiều hộ gia đình đã đóng góp vào quỹ vượt hơn mức khuyến khích khá nhiều. Cho tới năm 2009, quỹ khuyến học đã lên tới con số 125 triệu đồng. Tiền của quỹ sử dụng ủng hộ những gia đình học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật, tặng quà cho thiếu nhi ngày trung thu và tặng thưởng học sinh giỏi, học sinh khá và học sinh thi đỗ đại học… Mặc dù đây không phải số tiền lớn nhưng có ý nghĩa động viên khuyến khích rất tốt. Mà trong đó, toàn bộ là do những người nông dân đóng góp từ những cây rau họ trồng được.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều quỹ khuyến học từ của xã, tới thôn xóm và các dòng họ… hoạt động nhiều năm, rất hiệu quả và ngày một lớn mạnh.

Như vậy, phát triển sản xuât rau ảnh hưởng không trực tiếp tới chi tiêu cho giáo dục mà ảnh hưởng thông qua thu nhập của người nông dân. Chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân ngày càng được chú trọng đầu tư trong hợp lý và rất hiệu quả.

* Ảnh hưởng tiêu cực

Mọi vấn đề đều có hai mặt tích cực và tiêu cực, tốt và xấu…, phát triển sản xuất rau cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân.

Thứ nhất, khi tại xã phát triển sản xuất rau, xảy ra tình trạng gia đình thiếu lao động. Việc lấy thêm lao động không chính thức trong gia đình có tham gia là không thể tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian học tập tại gia đình của các em, sáng đi học, chiều đi làm tối về không có thời gian học bài

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

vì quá mệt nên tình trạng sa sút học tập diễn ra khá nhiều. Đặc biệt với học sinh cấp 2. Theo phân tích ở trên, trường THCS Tân Kỳ hàng năm vẫn có học sinh yếu, kém. Như vậy là đầu tư kém hiệu quả.

Thứ hai, khi sản xuất rau phát triển, nhiều hộ gia đình đứng ra làm cai mua rau của hộ nông dân. Có rất nhiều gia đình giàu lên từ trồng rau, điều này cũng có nghĩa là chi tiêu của hộ gia đình cũng được thoải mái hơn. Nhiều gia đình cung cấp thêm tiền cho con em đi học, nhất là học sinh THPT học trên thị trấn. Tình trạng không quản lý được dẫn đến lấy tiền đi chơi điện tử, đua đòi, không đủ tiền thì đi cắm xe. Kéo theo đó là việc xảy ra nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, rượu chè… Trong năm 2009, số vụ án hình sự xảy ra nghiêm trọng là 9 vụ, có 1 vụ giết người, còn lại là đánh nhau gây rối trật tự khá lớn. Như vậy, phát triển sản xuất kéo theo nhiều vấn đề về giáo dục tư cách và đạo đức, nhất là với độ tuổi thanh thiếu niên.

Thứ ba, phát triển sản xuất kéo theo đó là tư tưởng của nhiều học sinh nhất là học sinh cấp III và cấp II có tư tưởng nghỉ học để ở nhà đi làm kiếm tiền và đỡ tốn tiền học. Thông thường, đây là quan điểm thường thấy ở những người cao tuổi hoặc lớp người già lớn tuổi. Nhưng hiện nay tại xã lại xuất hiện ở một bộ phận thanh thiếu niên. “Bố mẹ em chỉ trồng rau cũng mấy chục triệu một năm, đi học làm gì? “đây là một câu nói từ một học sinh lớp 8 trường THCS Tân Kỳ.

4.5 Định hướng và giải pháp

4.5.1 Định hướng

Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2010 của xã Tân Kỳ, nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra là phát triển kinh tế, tăng cường sản xuất đi đôi với phát triển tri thức và giáo dục. Nhận thấy những thay đổi mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội từ sau khi phát triển mô hình sản xuất rau, UBND xã đã đề ra một số phuơng hướng trong thời gian tới.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Trước mắt, khuyến khích chỉ đạo hộ nông dân thử nghiệm tăng cường vụ trồng rau vào trà sớm và trà muộn nhằm tăng được giá bán, tăng thêm thu nhập cho người dân. Điều chỉnh chi tiêu nhằm tăng cường đầu tư cho giáo dục, dự tính tới năm 2010, sẽ có trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ II. Nhằm phát huy những tác động tích cực của quá trình phát triển sản xuất tới chi tiêu cho giáo dục, trong thời gian tới, UBND xã dự định tăng cường hỗ trợ cổ động, phát động nhiều phong trào học tập, sản xuất. Phấn đấu tới năm 2010, sẽ không còn hộ nghèo, tỉ lệ tốt nghiệp THPT lên 95%, THCS 98%, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 1,5%.

Nhận rõ có phát triển sản xuât thì mới ổn định dân sinh và tăng cường đầu tư cho giáo dục, nên trong thời gian tới, xã có kế hoạch khuyến khích chỉ đạo ưu tiên sản xuất một số loại rau có giá trị như bắp cải, hoa lơ, su hào, đồng thời cho thí điểm một số giống cây rau thơm, rau gia vị.

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khắc phục tình trạng thiếu nước, ô nhiễm đất, nước do tác động của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức.

Tăng cường công tác khuyến nông đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và giáo dục; giúp đỡ các hộ gia đình về vốn vay sản xuất, vốn vay để chi tiêu cho giáo dục thoát nghèo đối với những hộ nghèo. Giải quyết được yếu tố đầu ra cho rau trồng trên địa bàn xã để có thể đảm bảo được thu nhập cho người dân. Nâng cao vai trò của hợp tác xã trong việc tạo điều kiện sản xuất cho người dân. Liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến và thị trường tiêu thụ.

Kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các nhà trường, gia đình và nhà trường nhằm đầu tư chi tiêu cho giáo dục hợp lý và hiệu quả. Qua đó khởi động một số chương trình kết hợp giữa sản xuất và học tập. Tiếp tục thực hiện mô

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

hình ruộng nhi đồng, ruộng thiếu niên để lấy quĩ hoạt động đội, đoàn.. phát triển phong trào diệt chuột, diệt ốc bươu vàng, bảo vệ ruộng đồng trong học sinh…

4.5.2 Giải pháp

Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, điều kiện cụ thể tại xã Tân Kỳ, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất các loại rau có giá trị cũng như tăng cường hiệu quả đầu tư cho giáo dục tại xã Tân Kỳ như sau:

*Về sản xuất:

Tăng cường công tác khuyến nông trồng trọt. Cần tổ chức nhiều hơn các buổi tư vấn về kĩ thuật trồng rau cho người nông dân. Các cán bộ kĩ thuật huyện, xã cần tư vấn thêm cho hộ nông dân xác định mức độ chi phí đầu tư sản xuất phù hợp tránh lãng phí hoặc quá thấp gây ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả cũng như chất lượng cây rau. Để tiện việc theo dõi, đặc biệt là với những giống rau mới đưa vào sản xuất cần giải thích, theo sát quá trình trồng thử của bà con. Cần tư vấn kịp thời về kĩ thuật cũng như việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như hướng dẫn người dân kiểm tra một số bệnh và sâu thông thường cùng cách xử lý. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ kĩ thuật; hoạt động của mạng lưới khuyến nông. Thường xuyên tổ chức tập huấn, các câu lạc bộ những người sản xuất giỏi để người dân tự trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau. Từ đó nâng cao trình độ cá nhân và tạo ra không khí học hỏi sản xuất cho từng hộ nông dân. Trong sản xuất, yếu tố con người là vô cùng quan trọng, do đó vấn đề nâng cao trình độ, nhận thức của người dân là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, do đội ngũ kĩ thuật còn khá mỏng nên khó sâu sát được tới từng hộ dân. Vì vậy, việc áp dụng tiến bộ kĩ thuật còn không đồng bộ. Đặc biệt tại xã thiếu cán bộ kinh tế có khả năng phân tích, đánh giá thị trường để có phương hướng chỉ đạo sản xuất cũng như tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong điều kiện hạn hán nước nông nghiệp thiếu trầm trọng ở nhiều nơi, cần thường xuyên bảo vệ, tu sửa hệ thống kênh mương nội đồng bảo dưỡng máy móc trạm bơm đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp. Tại xã Tân Kỳ, hệ thống trạm bơm, kênh mương dẫn nước đa số đã được bê tông hóa, nhưng nhiều đoạn người dân đổ phế thải và rác ra nhiều, nhiều đoạn hư hỏng cần sửa chữa.

Xã cần có hình thức tạo vốn và hỗ trợ vốn cho hộ nông dân có đủ vốn cho sản xuất. Hiện các hộ nông dân chủ yếu vay trong họ hàng, người quen chứ ít tìm tới quỹ tín dụng nhân dân với lý do thủ tục phức tạp và lãi cao hoặc không có đủ thông tin. Do đó, cân cung cấp thêm thông tin về vay vốn và thực hiện các khoản vay ưu đãi khuyến khích sản xuất với các hộ nghèo.

Ngoài ra cần tăng cường các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm giúp người dân không bị mua giá đắt cũng như không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nên có hoạt động giúp đỡ nông dân trong quá trình tiêu thụ rau. Chính quyền địa phương nên tìm một lối ra ổn định cho sản phẩm rau sản xuất được, tráh tình trạng người dân bán cho các cai thầu trong làng cũng như tư thương dễ bị ép giá và phần bất lợi luôn thuộc về người nông dân.

*V giáo dục

Cần tích cực đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất nhưng không thể bỏ quên chất lượng giáo dục, đặc biệt là cấp THCS còn nhiều tồn tại.

Cùng với công tác giáo dục về kiến thức cần thực hiện công tác tuyên truyền phát thanh về mọi mặt của công tác giáo dục tại địa phương, cần có các buổi nói chuyện trong các đoàn thể như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đặc biệt là hội nông dân về tầm quan trọng của tri thức trong thời đại mới để mọi người nhận rõ được vai trò của giáo dục nhằm có biện pháp đầu tư chi tiêu cho hợp lý.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Tăng cường giáo dục cả về đạo đức lối sống, đặc biệt trong lứa tuổi thanh thiếu niên nhằm hạn chế những du nhập văn hoá không tốt từ nhiều nguồn khác nhau ảnh hưởng không tốt.

Hoạt động của các tổ chức khuyến học có thể cụ thể bởi 3 cấp: hệ thống khuyến học của xã, hệ thống khuyến học của các đoàn thể và hệ thống khuyến học dòng họ. Các tổ chức này thành lập và hoạt động đang rất hiệu quả, cần nhân rộng mô hình này nhằm tạo hiệu quả thúc đẩy học tập và động viên hỗ trợ thêm cho các hộ nghèo nói riêng và các hộ dân nói chung.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là một xã thuần nông. Từ năm 2006, xã đưa vào thực hiện dự án cánh đồng cho thu nhập cao giai đoạn 2006 – 2010, bắt đầu đưa vào thực tế năm 2007 tập trung chủ yếu vào phát triển sản xuất rau cụ thể là su hào, bắp cải và hoa lơ. Qua 4 năm áp dụng thực hiện, phát triển sản xuất rau đã mang lại cho xã sự đổi thay lớn về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện rất nhiều. Cùng với cuộc sống được no đủ, người dân quan tâm đầu tư hơn cho các nhu cầu cuộc sống, đặc biệt là giáo dục. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về ảnh hưởng của phát triển sản xuất rau tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Tại xã Tân Kỳ, từ năm 2007 tới nay đang trú trọng phát triển sản xuất một số loại cây trồng có giá trị mà chủ yếu là 3 loại rau su hào, bắp cải và hoa lơ. Trong ba loại rau được trồng thì rau bắp cải tỏ ra có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tính bình quân 1 sào thì thu nhập hỗn hợp của bắp cải là 2952,89 ngàn đồng/sào cao hơn hai loại rau là 3,64 lần su hào và 5,5 lần hoa lơ. Cây hoa lơ có hiệu quả kinh tế và đầu tư thấp nhất. Thu nhập hỗn hợp chỉ đạt 536,90 ngàn đồng/sào thấp hơn rất nhiều so với su hào và bắp cải. Hiệu quả canh tác của nhóm hộ khá thường cao hơn hai nhóm hộ trung bình và nghèo.

- Sản xuất rau phát triển, đời sống cải thiện, người dân chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục nhằm mong cho thế hệ sau thoát nghèo, thoát nông. Tư tưỏng của các hộ nông dân có nhiều đổi mới, tiến bộ, các hộ gia đình đã nhận biết được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư sáng suốt cho tương lai.

- Cây rau đã trở thành nguồn đảm bảo cho chi tiêu của hộ nông dân cho giáo dục. Nếu không có thu nhập từ rau thì các gia đình không đủ để chi tiêu cho

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 82 - 107)