Ảnh hưởng của sản xuất rau tới chi tiêu cho giáo dục xét qua các năm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 74 - 79)

9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?

4.4.2Ảnh hưởng của sản xuất rau tới chi tiêu cho giáo dục xét qua các năm

Theo số liệu bảng 4.11, ta thấy tại các hộ, tình hình số người đi học tăng nhẹ qua các năm. Trung bình tăng 2,99%/năm, đồng thời với việc thêm người đi học, tình hình học sinh lên lớp và tăng cấp cũng theo đó tăng lên, áp lực từ chi phí cho học tập của các hộ gia đình tăng lên đáng kể. Thu nhập năm 2006 của hộ là thấp nhất. Đây là năm dự án chưa đi vào thực tế, nên thu nhập từ rau bình quân là 7,20 triệu đồng/hộ. Chỉ chiếm 46,09% tổng thu

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

nhập. Tình hình chi tiêu của hộ cho giáo dục trong năm 2006 cũng rất ít. Chi cho giáo dục của hộ nông dân là 1,82 triệu đồng/hộ/năm chỉ chiếm 17,84% tổng chi tiêu của hộ và 21,71% chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Như vậy, chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân trước khi phát triển sản xuất rau tại xã chỉ chiếm chưa tới 1/10 tổng thu nhập của hộ.

Thu nhập của hộ tăng khá cao qua các năm, bình quân là 31,26%/năm. Đặc biệt sau khi đưa dự án phát triển cây trồng có giá trị từ năm 2007. So với năm 2006, tỷ lệ thu nhập tăng lên là 46,22%. Trong đó, tăng từ sản xuất rau là 9,22 triệu đồng, tăng 128,06% so với năm 2006. Trong khi thu từ các nguồn khác lại giảm 23,75% do các hộ nông dân chủ yếu tập trung cho sản xuất rau trong năm đầu để mang lại hiệu quả khả quan. Từ năm 2006 đến năm 2009, thu nhập của hộ tăng nhanh chủ yếu nhờ thu nhập từ sản xuất rau tăng nhanh. Thu từ sản xuất rau năm 2007 chiếm 71,89% so với tổng thu nhập, qua các năm 2008, 2009 tỉ lệ này giảm đi mặc dù thu nhập từ sản xuất rau tăng lên khá nhanh (bình quân 44,07% /năm). Điều này là do thu nhập từ các nguồn khác tăng lên bình quân 15,95%/năm.

Theo bảng 4.11, theo dõi các chỉ tiêu bình quân, có thể thấy chi tiêu các mặt của hộ gia đình có xu hướng tăng lên, bình quân 23,22%/năm, điều này do thu nhập ổn định nên nhu cầu chi tiêu mọi mặt đời sống cũng cao lên. Trong đó, chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình. Năm 2006, chi tiêu cho giáo dục chỉ chiếm 17,84% trong tổng chi tiêu cho gia đình. Nhưng từ năm 2007 đến 2009, tỉ lệ này lại tăng lên đáng kể qua từng năm. Năm 2007 là 25,78%, năm 2008 là 28,86% tới năm 2009, tỉ lệ này là 32,66% chiếm phần không nhỏ trong chi tiêu của gia đình. Điều này cho thấy chi tiêu cho giáo dục chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu chi tiêu của gia đình. Cùng với thu nhập từ rau ngày càng tăng, chi tiêu bình quân tính cho từng

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

khẩu về các khoản cuộc sống gia đình cũng tăng. Nhưng khi so với chi tiêu cho giáo dục/người/năm thì có thể thâý chi tiêu cho giáo dục tăng nhanh hơn và càng về các năm sau thì chi tiêu cho giáo dục càng lớn. Năm 2006, chi tiêu bình quân cho 1 người đi học là 1,12 triệu, chỉ bằng hơn 1 nửa của chi các khoản trong gia đình. Và tỉ lệ này giảm dần qua các năm, năm 2007 là 1,07 lần, năm 2008 là 0.87 lần và tới năm 2009, tỉ lệ này là 0.99 lần. Năm 2009, tỉ lệ này gần ngang nhau nhưng chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân vẫn tăng so với những năm trước và vẫn chiếm tỉ lệ lớn hơn. Như vậy nếu tính theo đầu người thì chi tiêu bình quân cho giáo dục của các hộ gia đình đã được cải thiện rất nhiều. Tới hiện nay đã lớn hơn các khoản chi riêng cho cuộc sống đối với từng cá nhân trong gia đình. Đối với nhiều hộ gia đình, hạn chế và tiết kiệm chi tiêu cá nhân để đầu tư cho học tập là nguyên nhân chính làm cho chi tiêu giáo dục đã gấp đôi chi cho cuộc sống đối với từng thành viên trong gia đình.

Theo dõi số liệu năm 2006, có thể thấy, nếu không có thu nhập từ rau, thu nhập của hộ từ những công việc khác vẫn đủ chi trả cho giáo dục cũng như chi tiêu gia đình. Nhưng từ năm 2007 trở đi, có thể thấy, thu nhập từ rau đã trở thành nguồn thu chính của hộ. Trong năm 2007, thu nhập từ rau/tổng chi tiêu của hộ là 128,28% như vậy sản xuất rau luôn bảo đảm được chi tiêu trong hộ. Trong khi đó, nếu chỉ có thu nhập từ nguồn khác chiếm 50,16% tổng chi thì với mức chi tiêu như vậy không thể đảm bảo chi tiêu đủ cho giáo dục. Năm 2008 và 2009, thu từ sản xuất rau/ tổng chi chiếm tỉ lệ 128,86% và 112,60%. Như vậy, trong những năm từ 2007 đến 2009, thu nhập từ sản xuất rau của hộ về cơ bản đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng trong gia đình và có tích luỹ. Trong năm 2008, chi tiêu bình quân/hộ là 14,90 triệu đồng năm 2009 là 19,12 triệu đồng. Trong khi thu nhập từ các khoản ngoài sản xuất rau chỉ có 9 triệu đồng/hộ và 13,13 triệu đồng/hộ. Như vậy nếu không có sản xuất rau thì chi tiêu cho gia đình

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

đã không đủ, không thể đầu tư chi tiêu thêm cho giáo dục. Nguồn đầu tư cho giáo dục và tăng thêm qua các năm với tỉ lệ ngày càng tăng cho thấy người dân đầu tư chủ yếu cho giáo dục. Năm 2009 đã là 32,66% tổng chi tiêu của gia đình. Cùng với chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục, có thể thấy được sự chuyển dịch cơ cấu trong thu nhập của hộ cũng như việc làm ngoài nông nghiệp tại xã. Tổng thu nhập từ các ngành khác tăng dần, từ những năm đầu sản xuất rau, thu khác ngoài rau tăng nhanh qua các năm. Năm 2007, tỉ lệ này giảm 23,75% tương ứng với 2 triệu đồng do trong năm 2007 các hộ nông dân tập trung chủ yếu cho sản xuất rau nhằm có kết quả tốt nhất của năm đầu tiên dự án đi vào thực hiện. Năm 2008, tăng 40,19% so với năm 2007 tương ứng với số tuyệt đối là 2,58 triệu đồng. Năm 2009, tỉ lệ tăng lên thu nhập từ nguồn khác so với 2008 là 45,83% tương ứng với 4,13 triệu đồng. Về cơ cấu thì thu từ các nguồn khác rau cũng có biến đổi nhưng nếu so về cơ cấu thì lại ngày càng giảm trong tổng thu nhập. Điều này do thu từ sản xuất rau tăng khá nhanh qua các năm.

Như vậy, phát triển sản xuất rau đã tăng thu nhập của hộ nông dân lên đáng kể. Từ đó, chi tiêu cho giáo dục của người dân đã tăng cao. Cây rau đã trở thành nguồn đảm bảo cho chi tiêu của hộ nông dân không chỉ cho cuộc sống mà còn cho giáo dục. Nếu không phát triển sản xuất rau thì với mức chi tiêu như hiện tại, hộ nông dân chỉ đủ để chi tiêu cho cuộc sống mà không thể đầu tư vào học tập, hoặc nếu chi cho học tập thì không đảm bảo cuộc sống. Cây rau đã mang lại nguồn thu nhập đảm bảo không những đủ chi tiêu cho cuộc sống mà còn có thể đầu tư lớn cho giáo dục vì thế hệ tương lai. Cây rau đã trở thành nguồn đảm bảo cho cuộc sống của người dân cũng như đảm bảo cho chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân. Thu nhập từ rau đã thực sự đem lại nhiều đổi thay trong mọi mặt cuộc sống nói chung và cho giáo dục nói riêng của người nông dân nơi đây.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Bảng 4.11: Tình hình thu nhập và chi tiêu của hộ qua các năm (2006 – 2009)

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 So sánh (%)

07/06 08/07 09/08 BQ

1, Tổng số hộ hộ 40,00 40,00 40,00 40,00 100,00 100,00 100,00 100,00

2, Tổng số người đi học người 65,00 67,00 67,00 71,00 103,08 100,00 105,97 102,99

3, Số người đi học/hộ người/hộ 1,63 1,68 1,68 1,78 103,07 100,00 105,65 102,88

4, Số nhân khẩu bình quân người/hộ 4,00 4,50 4,75 4,93 112,50 105,56 103,68 107,18

4, Tổng thu nhập của hộ/năm Trđ/năm 15,62 22,84 28,20 36,74 146,22 123,47 130,28 132,99

a,Từ sản xuất rau Trđ/năm 7,20 16,42 19,20 21,53 228,06 116,93 112,13 144,07

b, Từ nguồn khác Trđ/năm 8,42 6,42 9,00 13,13 76,25 140,19 145,83 115,95

5, Chi tiêu của hộ /năm Trđ/năm 10,22 12,80 14,90 19,12 125,24 116,41 128,32 123,22

a, Chi tiêu cho đời sống gia đình Trđ/năm 8,40 9,50 10,60 12,88 113,10 111,58 121,46 115,30

c, Chi cho giáo dục Trđ/năm 1,82 3,30 4,30 6,25 181,32 130,30 145,23 150,83

+ Chi học phí/hộ Trđ/năm 0,23 0,32 0,40 0,49 139,13 125,00 121,56 128,34

+ Chi học thêm/hộ Trđ/năm 0,54 1,58 1,70 1,82 292,59 107,59 107,28 150,03

+ Chi dụng cụ học tập/hộ Trđ/năm 0,57 0,68 1,20 1,31 119,30 176,47 108,75 131,80

+ Các khoản khác/hộ Trđ/năm 0,49 0,72 1,00 2,24 146,94 138,89 223,75 165,90

6,Chi bình quân cho đời sống/khẩu/năm Trđ/năm 2,10 2,11 2,23 3,60 100,48 105,76 161,49 119,72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7, Chi bq GD/ người/năm Trđ/năm 1,12 1,97 2,56 3,61 175,89 129,93 140,88 147,66

8, TN từ SXR/tổng thu nhập % 46,09 71,89 68,09 58,60 155,98 94,71 86,07 108,33

9, TN từ SXR/ TN nguồn khác lần 0,86 2,56 2,13 1,64 297,67 83,33 76,89 124,01

10, Chi gd/tổng chi % 17,84 25,78 28,86 32,66 144,51 111,94 113,18 122,33

11, Chi gd/chi đời sống % 21,71 34,74 40,57 48,50 160,02 116,77 119,57 130,73

12, Thu khác/Tổng chi % 82,36 50,16 60,40 68,65 60,90 120,42 113,65 94,11

13, Thu từ SXR/tổng chi % 70,42 128,28 128,86 112,60 182,16 100,45 87,38 116,94

14,Chi BQ Đời sống/chi BQ giáo dục

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 74 - 79)