9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?
4.4.3 Tình hình chi tiêu cho giáo dục của hộ phân theo thu nhập từ rau năm 2009
2009
Bảng 4.12 thể hiện tình hình thu nhập và chi tiêu cho giáo dục từ rau của hộ nông dân năm 2009. Có thể thấy, đối với ba nhóm hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo thì tổng thu nhập của hộ khá từ rau là lớn nhất 30,94 triệu đồng, gấp 1,6 lần hộ trung bình (19,34 triệu đồng) và gấp 2,27 lần hộ nghèo (13,65 triệu đồng). Với thu nhập như vậy nên tuỳ nhóm hộ mà có cách chi tiêu riêng cho đời sống và chi trả các khoản cho giáo dục cũng khác nhau. Theo đó, mức chi tiêu của hộ khá cũng cao nhất (26,88 triệu đồng) sau đó tới hộ trung bình (16,71 triệu đồng) và thấp nhất vẫn là hộ nghèo (15,65 triệu). Trong cơ cấu chi tiêu của hộ, có thể thấy, đối với nhóm hộ khá, chi tiêu cho các mặt khác của đời sống gia đình tốn kém nhất. Gấp 1,65 lần nhóm hộ trung bình và 1,85 lần nhóm hộ nghèo. Nếu xét về số tuyệt đối, chi tiêu cho giáo dục của các hộ khá là cao nhất 8,38 triệu đồng, gấp 1,52 lần nhóm hộ trung bình và 1,48 lần nhóm hộ nghèo. Nhóm hộ nghèo đứng thứ hai và chi tiêu giáo dục nhiều hơn đối với nhóm hộ trung bình. Mặc dù về các khoản chi cho dụng cụ học tập,và các khoản khác không bằng nhóm hộ trung bình nhưng cho học phí và học thêm lại cao hơn. Điều này cho thấy, nhóm hộ nghèo là nhóm hộ mặc dù xét về thu nhập không cao bằng hai nhóm kia nhưng về những mặt cơ bản phục vụ cho học tập lại đầu tư nhiều hơn. Theo cơ cấu chi tiêu, có thể thấy, chi cho giáo dục/chi đời sống của hộ nghèo có tỉ lệ cao nhất 56,5% trong khi nhóm hộ trung bình là 49,18% và nhóm hộ khá là 45,29%. Xét về cơ cấu chi tiêu rõ ràng nhóm hộ nghèo chịu đầu tư vào giáo dục so với chi tiêu cho đời sống nhiều hơn hai nhóm hộ kia. Nếu xét đối với tỉ lệ chi tiêu/ thu nhập thì với tình hình chi tiêu như vậy, nhóm hộ khá và trung bình vẫn còn tích luỹ. Trong khi đó, nhóm hộ nghèo bị thiếu hụt 2 triệu đồng. Như vậy, sản xuất rau đem lại cho 3 nhóm hộ những khoản thu khác nhau mà chênh lệch là khá xa. Do đó, khi xét chỉ tiêu chi giáo dục/tổng thu nhập thì nhóm hộ nghèo
NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
vẫn là nhóm hộ có tỉ lệ cao nhất, chi tới 41,39% cho giáo dục, trong khi hai nhóm hộ kia chỉ là 27,08 với hộ khá và 28,49 với nhóm hộ trung bình. nguyên nhân do thu nhập của nhóm hộ khá cao hơn nên mặc dù chi tiêu lớn nhưng so với toàn bộ thu nhập của gia đình thì mới chỉ là phần nhỏ. Đối với nhóm hộ trung bình thì chi tiêu lại ít hơn cho giáo dục nên tỉ lệ càng thấp do tổng thu nhập cao hơn mà chi lại ít hơn. Như vậy thu nhập từ rau được các nhóm hộ khá và trung bình chi tiêu chủ yếu cho tiêu dùng hàng ngày, đặc biệt nhóm hộ khá. Do đó, tại xã trong thời gian gần đây, đặc biệt trong năm 2009, các loại tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, chỉ học hết cấp 2 đã tăng lên so với giai đoạn trước. Các gia đình (chủ yếu là hộ khá và trung bình), chi tiêu cho con cái vô tội vạ. Lợi dụng danh nghĩa chi cho học phí mà con những gia đình này có hiện tượng xin tiền đi chơi. Đây là một trong những mặt trái về quản lý chi tiêu cho giáo dục từ thu nhập. Tình trạng này mới xuất hiện trong thời gian những năm 2008. Trong số 40 hộ điều tra, có 2/72 người đã từng đi cai nghiện năm 2008. Thông qua xem xét tỉ lệ phân phối thu nhập cho giáo dục có thể thấy hộ khá có hoạt động đầu tư sản xuất rau tốt hơn hai nhóm hộ còn lại. Nhóm hộ nghèo thì phân phối thu nhập giữa giáo dục và chi tiêu dùng gia đình hàng ngày không đồng đều. Trong thời gian tới, các hộ thuộc nhóm nghèo nên cân đối lại chi tiêu của hộ cho hợp lý. Đối với nhóm hộ nghèo có thể thấy nếu chỉ tập trung vào sản xuất rau thì thu nhập của hộ không thể đảm bảo cho cuộc sống và chi tiêu cho giáo dục trong khi những khoản này ngày một tăng thêm. Điều này đặt ra bài toán về tạo thêm các ngành nghề phụ phi nông nghiệp giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống cho người dân. Nhưng theo phỏng vấn trực tiếp với nhiều hộ thuộc nhóm nghèo cũng như hai nhóm còn lại thì thấy có thông tin đáng mừng là các hộ có thể giảm chi tiêu cho cuộc sống gia đình nhưng sẽ không giảm chi tiêu cho giáo dục.
NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Bảng 4.12: Tình hình thu nhập và chi tiêu từ rau cho giáo dục năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo So sánh (lần) Khá/ TB Khá/nghèo TB/nghèo 1, Tổng số hộ hộ 10 25 5 0,4 2 5
2, Tổng số người đi học người 16 43 12 0,37 1,33 3,58
3, Tổng thu nhập của hộ/năm Trđ/năm 30,94 19,34 13,65 1,6 2,27 1,42 4, Chi tiêu của hộ /năm Trđ/năm 26,88 16,71 15,65 1,61 1,72 1,07 a, Chi tiêu cho đời sống gia đình Trđ/năm 18,5 11,2 10 1,65 1,85 1,12 b , Chi cho giáo dục Trđ/năm 8,38 5,51 5,65 1,52 1,48 0,97 + Chi học phí/hộ Trđ/năm 0,86 0,34 0,47 2,51 1,83 0,73 + Chi học thêm/hộ Trđ/năm 2,14 1,67 1,96 0,13 1,09 8,53 + Chi dụng cụ học tập/hộ Trđ/năm 1,61 1,21 1,17 0,13 1,38 10,31 + Các khoản khác/hộ Trđ/năm 3,77 1,82 1,26 0,21 2,99 14,48
5, Số khẩu bq/hộ ngưòi/hộ 4,5 5 5,4 0,9 0,83 0,93
6, Số người đi học/hộ người/hộ 1,6 1,72 2,4 0,93 0,67 0,72
7, Chi gd/tổng chi % 31,17 32,97 36,1 0,95 0,86 0,91
8, Chi gd/chi đời sống % 45,29 49,18 56,5 0,92 0,8 0,87
9, Chi gd/Tổng thu nhập % 27,08 28,49 41,39 0,95 0,65 0,69
NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp