Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 47)

9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?

4.1.2Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Để có thể đưa ra những phân tích chính xác về những vấn đề nghiên cứu tại xã Tân Kỳ, chúng tôi tiến hành thu thập các thông tin cần thiết từ các hộ nông dân trên địa bàn xã. Các thông tin cần thiết như diện tích canh tác, diện tích gieo trồng, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động, năng suất, sản lượng và thu nhập, các khoản chi phí cho sản xuất, chi tiêu cho giáo dục… Đó là những thông tin cơ bản và khá quan trọng, đặc biệt có ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư sản xuất, kết quả cũng như hiệu quả kinh tế sản xuất của các loại cây trồng kể cả rau cũng như vấn đề phân phối thu nhập đó cho giáo dục như thế nào. Chung tôi tiến hành thu thập thông tin của 40 hộ dân trên phạm vi 2 thôn Ngọc Lâm và Nghi Khê của xã Tân Kỳ. Các hộ điều tra được chia thành 3 nhóm: nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo, danh sách do trưởng thôn cung cấp. Kết quả điều tra cho thấy, trong 40 hộ, có 10 hộ khá, chiếm 25% tổng số hộ điều tra, 5 hộ nghèo chiếm 12,5% tổng số hộ điều tra và 25 hộ trung bình chiếm 62,5% tổng số hộ điều tra. Tất cả những thông tin chung cho các nhóm hộ về sản xuất rau cũng như chi tiêu cho giáo dục được tổng hợp trong bảng 4.2.

Qua bảng 4.2, ta thấy có sự giảm dần về mức độ kinh tế từ hộ khá xuống hộ nghèo thì số nhân khẩu bình quân/hộ tăng lên từ 4,5 cho tới 5,4 khẩu. Sự chênh lệch này có nguyên nhân chủ yếu là do đông con mà khả năng kinh tế có thể giảm sút hơn. Qua số liệu cho thấy, tình hình lao động bình quân của nhóm hộ trung bình và nghèo cao hơn hẳn. Điều này cũng cho thấy trong sản xuất nói chung và sản xuất rau nói riêng, nhóm hộ trung bình và nghèo có xu hướng dư thừa lao động khi nông nhàn.

Trình độ học vấn cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau. Kết quả điều tra cho thấy, nhóm hộ khá, chủ hộ có trình độ học vấn trung bình lớp 7, cao hơn so với trình độ trung bình của nhóm hộ trung bình (lớp 5) và nhóm hộ nghèo (lớp3). Nếu trình độ học vấn

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

cao hơn, khả năng tiếp cận và nắm bắt các thông tin về khoa học công nghệ, tình hình sản xuất các loại mặt hàng…càng cao. Có trình độ học vấn thì hộ mới bố trí được cơ cấu cây trồng và phân công các nguồn lực hợp lý, hiệu quả hơn. Do đó, khi hộ có trình độ học vấn cao hơn thì thông thường, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ cao hơn các hộ khác, cũng có nghĩa là thu nhập bình quân của họ cao hơn các hộ khác.

Theo như kết quả tổng hợp tại bảng 4.2, thì nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có lao động bình quân nhiều nhất trong khi diện tích canh tác lại thấp nhất với 6,02 sào/hộ, nhóm hộ trung bình là 6,63 sào/hộ và nhóm hộ khá là 8,38 sào/hộ. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình các hộ khá có diện tích đất canh tác hơn hẳn các hộ nghèo và trung bình chủ yếu do nhóm hộ nghèo thu nhập thấp không có điều kiện đầu tư sản xuất nên hiệu quả kém. Cùng với việc nhu cầu tăng diện tích đất canh tác của các hộ khá giả tăng lên. Do đó, các hộ nghèo có thể chuyển nhượng bớt diện tích đất canh tác sang cho hộ khá sản xuất. Do đó, nhóm hộ nghèo trở thành nhóm hộ có ít đất canh tác nhất. Nhưng hiệu quả sản xuất của họ vẫn không cao. Thu nhập bình quân 1 sào sản xuất của nhóm hộ nghèo lại thấp nhất (2.194.470 đồng/sào) trong khi nhóm hộ trung bình đạt 2.819.500 đồng/sào và nhóm hộ khá đạt tới 3.736.410 đồng/sào. Hộ nghèo lao động nhiều, diện tích đất canh tác thấp nhất, nhưng hiệu quả lại thấp nhất trong khi nhóm hộ khá lao động không nhiều, diện tích đất canh tác lớn nhưng hiệu quả sản xuất lại cao nhất. Rõ ràng, có sự khác biệt lớn về kĩ thuật canh tác, vốn… giữa các nhóm hộ.

Thực vậy, về vốn đầu tư cho sản xuất rau, nhóm hộ khá vẫn là nhóm hộ bỏ ra nhiều vốn nhất trung bình 970.000đ/sào trong khi nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo vốn đầu tư trung bình là 760.000đ/sào. Nhóm hộ khá có điều kiện về kinh tế, vốn và khoa học kĩ thuật. Do đó, vấn đề đầu tư cho sản xuất của nhóm hộ này cao hơn nhóm hộ trung bình và nghèo. Nhưng trên thực tế, không chỉ nhóm hộ khá mới dám mạnh dạn đầu tư vốn cho sản xuất.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Mà nhóm hộ nghèo hay nhóm hộ trung bình cũng có nhiều gia đình đi vay vốn đầu tư cho sản xuất. Lượng vay thường không nhiều và chủ yếu là vay trong họ hàng, bạn bè, vay không phải trả lãi. Đối với người nông dân, việc đi vay lãi ở quỹ tín dụng hay ngân hàng để phát triển sản xuất trên một diện tích đất không phải là lớn của mình là điều mà họ không làm. Theo điều tra trực tiếp chủ yếu người dân không tìm đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng vay vốn là do các nguyên nhân lãi vay cao, người dân không nắm được thông tin về nguồn vay, thủ tục vay phức tạp hoặc do đã đủ vốn.

Bảng 4.2: Tình hình chung về các nhóm hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

1, Số hộ điều tra Hộ 10 25 5

2, Số nhân khẩu BQ Khẩu/hộ 4,50 5,0 5,40

3, Số lao động BQ LĐ/hộ 2,60 2,75 2,80

4, Trình độ học vấn Lớp 7 5 3

5, Diện tích canh tác BQ Sào 8,38 6,63 6,02

6, DT rau vụ đông + Su hào + Bắp cải + Hoa lơ Sào Sào Sào Sào 8,28 2,98 4,75 1,55 6,62 1,64 2,98 2 6,22 1,86 2,72 1,64 7, Vốn đầu tư sản xuất rau trđ/sao` 0,97 0,76 0,76 8, Thu nhập từ sản xuất rau 1000đ/sào 3736,41 2918,5 2194,47

9, Số người đi học/hộ gđ người/hộ 1,70 1,80 2,60

10, Chi tiêu BQ /tháng cho giáo dục 1000đ/hộ 629,00 420,23 454,17 11, Chi tiêu BQ/người cho giáo dục 1000đ/người 393,13 244,32 189,24

Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 47)