Tổng quan về tình hình sản xuất rau tại xã

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 40 - 45)

9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?

4.1.1Tổng quan về tình hình sản xuất rau tại xã

Khi xem xét các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội thì Tân Kỳ được đánh giá là vùng có nhiều thuận lợi phát triển sản xuất rau so với địa bàn khác trong huyện Tứ Kỳ: lao động dồi dào, năng động; khí hậu ôn hoà; đất đai màu mỡ, phì nhiêu.

Trước kia, cây lúa là cây trồng chủ lực, rau chỉ là phần nhỏ sản xuất dành cho tự cung tự cấp trong gia đình. Đến nay, sau khi có đề án xây dựng cánh đồng trồng rau cho thu nhập cao của Đảng Uỷ, UBND xã được đưa vào thực hiện, rau đã trở thành cây trồng chính, được nhân rộng theo hướng sản xuất hàng hoá.

Thực tế sản xuất kinh doanh cho thấy sản xuất rau, đặc biệt vụ đông đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, tăng cường mức sống cho người dân. Giá trị sản xuất rau năm 2009 của toàn xã là 14 307 triệu đồng chiếm 31,75% giá trị sản xuất nông nghiệp và chiếm 16,1% tổng giá trị sản xuất toàn xã. Trong khi đó, giá trị sản xuất lúa là 4975,2 triệu đồng, chiếm 11,1% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và chiếm 5,6% tổng giá trị sản xuất. Điều đó cho thấy hiệu quả kinh tế trồng rau cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.

Tuy nhiên, sản xuất rau còn nhiều khó khăn chưa giải quyết được như tiêu thụ, biến động giá cả, chất lượng đất giảm sút… Do điều kiện đất chật người đông trong khi nhu cầu thị trường lại ngày một tăng cao cả về số lượng và chất lượng, nên việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất là việc làm cần

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

thiết và rất có ý nghĩa. Trước hết là việc tìm cách nâng cao hệ số sử dụng đất, bố trí lại cơ cấu giống cây trồng cho phù hợp nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu cũng nhủ các nguồn lực khác ở xã.

*Về diện tích gieo trồng: đối với Tân Kỳ, sản xuất rau không còn mang tính chất là sản xuất nhỏ, tăng vụ nữa mà nó đã trở thành vụ chính của người dân. Thay vì trước kia, sản xuất lúa để bán thì hiện tại, người dân xã Tân Kỳ sản xuất lúa lại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống tiêu dung của gia đình nên chủ yếu trồng lúa giống Bắc Thơm. Loại cây mang lại giá trị kinh tế cao chủ yếu là rau. Diện tích trồng rau đã được mở rộng so với trước kia. Hiện nay, diện tích trồng rau trên toàn xã là 307 ha tăng so với cùng thời điểm năm 2006 là 102ha.

*Về chủng loại: Loại rau được trồng nhiều chủ yếu là vào vụ đông với ba loại cây trồng chủ lực là su hào, bắp cải và hoa lơ. Hiện nay, với nhu cầu của người tiêu dung lớn và luôn thay đổi nên ngoài việc gieo trồng những sản phẩm đặc trưng, người dân còn chú trọng tới vấn đề trồng loại rau có thời gian thu hoạch ngắn ngày nhằm đáp ứng kịp thời đem lại hiệu quả cao hơn. Do sản xuất còn quy mô chưa lớn đối với từng hộ gia đình, đồng thời tình hình ruộng đất không tập trung nên vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Do đó, toàn xã trồng chủ yếu là rau thường, không có diện tích trồng rau an toàn. Cung cấp chủ yếu do tư thương mua buôn, xã chưa tìm được đầu ra ổn định và hợp lý cho người dân nên sản xuất rau còn nhiều khó khăn.

*Cơ cấu diện tích gieo trồng

Trong những năm gần đây, chủ yếu diện tích gieo trồng rau trên địa bàn xã là vào vụ đông. Vụ xuân hè và hè thu, lượng rau sản xuất là không lớn. Chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Hàng năm, diện tích gieo trồng rau vụ đông của xã chiếm tới gần 96% tổng diện tích gieo trồng rau của

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

xã (Bảng 4.1). Đây là vụ có điều kiện thời tiết phù hợp cho nhiều loại rau phát triển nên trồng rau vào vụ này có hiệu quả cao hơn. Năm 2006, khi bắt đầu thực hiện dự án cánh đồng cho thu nhập cao, cơ cấu trồng rau chủ yếu là vụ đông với 3 loại cây chính là su hào, bắp cải, hoa lơ chiếm tỉ lệ lớn 92,97%. Trong đó, diện tích trồng bắp cải chiếm tỉ lệ lớn nhất 58,54% tương ứng với diện tích 120 ha. Trong khi đó, diện tích trồng rau hè thu chỉ chiếm 3,4% và diện tích trồng rau vụ xuân hè là 8%. Như vậy, ngay từ đầu, rau vụ đông đã được chọn làm vụ chủ yếu trồng rau quy mô lớn trên toàn xã. Tới các năm sau, diện tích gieo trồng rau trên toàn xã tăng trung bình 13%/năm, diện tích gieo trồng rau vụ đông tăng bình quân 14%/năm. Tính từ năm 2006 tới năm 2009, tổng diện tích trồng rau trên toàn xã tăng lên 45,67% tương ứng với 100,70ha, trong đó, diện tích trồng rau vụ đông tăng lên 49,76% tương ứng với 102ha. cùng với mức tăng trung bình 2%/năm của diện tích rau xuân hè và 4% diện tích rau hè thu. Qua đó cho thấy, diện tích sản xuất rau không ngừng mở rộng, đặc biệt là rau vụ đông.

*Bắp cải: Đây là loại rau được trồng nhiều nhất trên các cánh đồng xã Tân Kỳ. Năm 2006, diện tích trồng rau bắp cải là 120ha chiếm 58,54% tổng diện tích gieo trồng rau vụ đông. Bắp cải phù hợp gieo trồng vào vụ đông, phục vụ nhu cầu lớn về rau trong nước cũng như xuất khẩu. Đây là loại dây dễ trồng, có khả năng thích nghi rộng, chịu sự bảo quản và sự vận chuyển tốt. Tại địa bàn xã Tân Kỳ, diện tích gieo trồng bắp cải có xu hướng tăng trung bình 22%/năm. Tốc độ tăng nhanh như vậy có nhiều nguyên nhân mà chủ yếu do bắp cải trồng có thể bán với giá khá cao. Đồng thời, năng suất cũng cao. Chủ yếu bán cho lái buôn thu mua tại ruộng. Tuy nhiên, do ngày càng tăng sản lượng nên việc bị tư thương dìm giá là việc dễ dàng xảy ra nên trong thời gian gần đây, có xảy ra một số hiện tượng thua lỗ.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

*Hoa lơ: đây là loại cây được trông với diện tích lớn thứ hai tại xã, chiếm từ 24 đến 28% mỗi năm. Thông thường, loại lơ chủ yếu tại xã trồng là lơ trắng đặc điểm hoa to, trắng, chắc gọn. Kích thước và cân nặng khá đồng đều nhưng do thị trường không ổn định nên việc trồng với diện tích không nhiều như bắp cải. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng hoa lơ có xu hướng tăng cao nên vấn đề tiêu thụ cũng có nhiều tiến triển. Do đó, diện tích trồng hoa lơ tăng nhanh. Năm 2006, thử nghiệm trồng chỉ có 50ha chiếm 24,39%. Tới năm 2008, đã là 80ha nhưng lại giảm năm 2009 chỉ còn 67ha, chủ yếu nguyên nhân giảm diện tích trồng hoa lơ là do năm 2007, hoa lơ được mùa, giá bán 1000 – 1500 đồng/cái. Năm 2008, các hộ trồng thêm hoa lơ với diện tích tăng thêm 10ha. Nhưng gía bán lại thấp chỉ có 500đ đến 1000đ/cái. Nên tới năm 2009, diện tích trồng hoa lơ trên toàn xã chỉ còn 67 ha chiếm 21,82%. Mức tăng trung bình là 10% chủ yếu trong giai đoạn 2006-2008.

* Su hào: là loại rau được trồng từ khá lâu trên địa bàn xã. Tính tới năm 2009, diện tích trồng su hào trên địa bàn xã là 42ha chiếm 13,68% tổng diện tích gieo trồng rau vụ đông. Trung bình hàng năm tăng 6%. Trong đó, diện tích tăng từ năm 2006 (35ha) tới năm 2008 (60ha) là 25ha. Sang tới năm 2009, diện tích trồng su hào toàn xã chỉ còn lại là 42ha. giảm 30% so với năm 2008. Nhìn chung, xu hướng giảm chủ yếu là do khó tiêu thụ hoặc giá thấp do tư thương ép gía. Hiện tại, su hào vẫn được trồng chủ yếu là còn do tính chất dễ trồng và một phần do tập quán, thói quen canh tác của người dân nơi đây.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Bảng 4.1: Cơ cấu diện tích gieo trồng rau của xã từ năm 2006 – 2009

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh(%)

DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) 07/06 08/07 09/08 BQ

1, Rau vụ xuân hè 2,50 1,19 2,50 0,88 2,00 0,66 1,10 0,35 100,00 80,00 55,00 76 2, Rau hè thu 3,00 1,43 3,20 1,12 2,50 0,82 3,00 0,96 106,67 78,13 120,00 100 3, Rau vụ đông 205,00 97,39 280,00 98,00 300,00 98,52 307,00 98,68 136,59 107,14 102,33 114 a, su hào 35,00 17,07 50,00 17,86 70,00 23,33 40,00 13,03 142,86 140,00 57,14 105 b, Bắp cải 120,00 58,54 150,00 53,57 150,00 50,00 220,00 71,66 125,00 100,00 146,67 122 c, hoa lơ 50,00 24,39 80,00 28,57 80,00 26,67 47,00 15,31 160,00 100,00 58,75 98 4, Tổng DT trồng rau 210,50 100,00 285,70 100,00 304,50 100,00 311,10 100,00 135,72 106,58 102,17 114

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 40 - 45)