Tình hình sử dụng đất đai xã Tân Kỳ (2006-2009)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 29)

9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?

3.1.3.Tình hình sử dụng đất đai xã Tân Kỳ (2006-2009)

Nghiên cứu số liệu bảng 3.2, ta thấy qua 3 năm, từ 2006 đến 2008, tổng diện tích đất tự nhiên của xã không thay đổi là 715,16 ha. Đến năm 2009, diện tích đất tự nhiên tăng thêm 0,32 ha là diện tích đất được mở rộng thêm về phía địa bàn xã Dân Chủ. Mặc dù dân số của xã thuộc loại khá đông trong huyện nhưng tổng diện tích đất tự nhiên lại ở mức không cao. Biến động cơ cấu đất đai là không lớn. Diện tích đất nông nghiệp giảm từ năm 2006 sang 2007 do quy hoạch diện tích chuyển đổi thành đất ở. Năm 2006, diện tích đất nông nghiệp là 512,8 ha. qua năm 2007, diện tích đất nông nghiệp giảm 1,4 ha do chuyển thành đất ở và đất chuyên dùng. Tới năm 2008, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp tăng thêm 0,45 ha chủ yếu chuyển từ đất ở và đất chuyên dùng sang. Năm 2009, so với những năm trước cơ cấu đất đai không có nhiều biến đổi. Từ 2006 đến năm 2009, diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 0,02% tương ứng với 0,36ha.

Đất phi nông nghiệp cũng có sự tăng lên khá rõ ràng. Đặc biệt trong thời gian năm 2006 đến năm 2007, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 0,69% tương ứng với 1,4 ha trong đó chủ yếu là diện tích đất tăng lên do đất ở lấy từ diện tích đất nông nghiệp sang. Đặc biệt tăng lên là diện tích đất chuyên dùng chủ yếu từ giai đoạn 2006 – 2007 tăng 0,77% tưong đương với

0,79 ha. Đồng thời diện tích đất phi nông nghiệp lại giảm bớt và có xu hướng ổn định dần trong thời gian năm 2008 và 2009 giữ mức 203,31 ha. Bình quân 4 năm, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 0,16% với số tuyệt đối là 0,95 ha.

Xét về một số chỉ tiêu bình quân, ta thấy sau 4 năm có sự biến động có xu hướng giảm dần nhưng không lớn và đặc biệt ổn định vào giai đoạn từ 2007 đến 2009. Trong đó, bình quân đất cánh tác /hộ nông nghiệp giảm 5,71%/năm, từ năm 2006 đến năm 2009, chỉ tiêu này giảm tới 16,17% tương đương với 0,04 ha, chỉ tiêu bình quân đất canh tác/khẩu nông nghiệp giảm sau 4 năm là 16,5% tương đương với 0,01ha. Đây cũng là xu thế chung trong điều kiện và yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, chuyển đỏi cơ cấu kinh tế đòi hỏi chính quyền địa phương cần có kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp sao cho phù hợp, vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế, vừa đảm bảo quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại địa phương.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 29)