Quan điểm của người nông dân về đầu tư cho giáo dục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 69 - 70)

9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?

4.3.4Quan điểm của người nông dân về đầu tư cho giáo dục

Đối với các hộ điều tra nói riêng và người nông dân nói chung, có rất nhiều quan điểm về đầu tư cho giáo dục. Trước đây, khi còn khó khăn về kinh tế, đa số các hộ không có khả năng cho con em đi học hoặc phải bỏ học giữa chừng. Đối với các chủ hộ, trình độ học vấn cao nhất là lớp 10, thấp nhất là trình độ xoá mù. Trong đó, xoá mù chủ yếu ở những hộ nghèo chiếm 3/40 hộ điều tra và 3/5 hộ nghèo. 3/10 chủ hộ là học hết lớp 10 của những hộ khá. Còn lại hộ trung bình chủ yếu học hết lớp 7, có 1 hộ chủ hộ học hết lớp 10. Khi được hỏi về quan điểm đầu tư cho giáo dục của hộ từ trước năm 2007. Đa số hộ (nhất là hộ nghèo) có chung câu trả lời: “ăn còn không đủ, không có tiền để đi học, con thì đông cho đi tới trường là tốt lắm rồi”. Hiện nay, khi hỏi về quan điểm khi đầu tư cho con em đi học, câu trả lời đa số của các chủ hộ là: “Học tới đâu cố gắng nuôi tới đó “, đây là câu trả lời của 35/40 chủ hộ khi được hỏi, đáng lưu tâm là chủ yếu các hộ nghèo 4/5 hộ đều có ý kiến này, có lẽ vì họ hiểu “nghèo khổ lắm cháu ạ”. Còn lại 5 hộ có một số quan điểm khác “con gái học hết lớp 9 không thi được vào cấp 3 thì ở nhà đi làm, thi được thì học hết cấp 3 cũng ở nhà đi làm và lấy chồng” hay “đi học thì tốn tiền ở nhà đi làm đỡ tốn kém lại có thêm thu nhập” hoặc “Ruộng thì nhiều, người làm còn không đủ, học hết cấp III là được rồi, ngày xưa các bác chỉ học tới lớp 5 vẫn không vấn đề gì, ruộng đất đấy, cứ làm lấy mà ăn thôi”. Như vậy, về quan điểm, có rất nhiều ý kiến khác nhau về đầu tư cho giáo dục vào thế hệ sau. Theo đó, một số gia đình (5/40 chiếm 12,5% số hộ) vẫn có những quan điểm theo lối mòn cũ, không coi trọng việc học hành, tư tưởng trọng nam khinh nữ… đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân nơi đây. Trong khi đó, nhiều gia đình có những nhận thức khá mới mẻ về giáo dục. Đặc biệt với những hộ nghèo thì khát kháo thoát nghèo của nhiều gia đình theo họ chỉ có con đường duy nhất “đầu tư cho giáo dục”.

NguyÔn TiÕn Trung – KT51D B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển sản xuất cây trồng có giá trị tới chi tiêu cho giáo dục của hộ nông dân xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 69 - 70)