9, Ông (bà) mong muốn nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước cho giáo dục?
3.1.1 Đặc điểm chung
* Đặc điểm về vị trí địa lý
Xã Tân Kỳ - huyện Tứ Kỳ thành lập vào tháng 6/1956 gồm có 2 thôn: Nghi Khê và Ngọc Lâm với diện tích tự nhiên là 715,16 ha, dân số năm 2007 là 8.247 người.
Phía Bắc giáp xã Ngọc Kỳ và Hoàng Diệu. Phía Nam giáp xã Đại Hợp và Quang Khải. phía Đông giáp xã Quang Phục và Tái Sơn. Phía Tây giáp xã Dân chủ.
Vị trí của xã nằm ở toạ độ 200 50’ vĩ độ Bắc, từ 106020’ đến 106021’
kinh độ Đông cách trung tâm huyện lỵ Tứ Kỳ khoảng 6 km về phía Đông Nam (Nguồn: Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Tân Kỳ 1930-2005, NXB Chính Trị Quốc Gia 2006).
* Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn, giao thông
Do đặc điểm địa bàn và vị trí địa lý nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu của xã mang đặc điểm chung của vùng là nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt:
- Mùa nắng nóng, mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. - Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4.
Về giao thông đường bộ: Tân Kỳ nằm giữa hai tuyến đường giao thông quan trọng: đường 391 từ thành phố Hải Dương đi Hải Phòng và Thái Bình; đường 17A cũng từ Thành phố Hải Dương đi Huyện Ninh Giang và sang Thái Bình. Hiện nay cả hai con đường này đã được nâng cấp, rải nhựa và mở rộng mặt đường cho nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hoá thuận tiện.
Về đường thuỷ: Xã Tân Kỳ cũng được nằm cạnh ven 3 con sông tương đối rộng. Sông Đĩnh Đào (một nhánh của sông Sặt) chảy xuôi về nam đổ ra sông Luộc, là ranh giới của hai xã Tân Kỳ và Quang Khải của huyện Từ Kỳ. Sông Cờ cùng sông He (do nhân dân địa phương đặt tên) nằm về phía Tây của xã có chiều rộng khoảng 50m, sâu khoảng từ 5-8m.
Ba con sông trên cùng với hệ thống đê, và cống, muơng của hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải tạo nên sự tương đối thuận lợi về cung cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh cho xã Tân Kỳ.