Sau khi tìm được các biến mới từ EFA, tác giả tiến hành xem xét hệ số tương quan giữa các yếu tố tạo động lực làm việc. Tác giả thực hiện hồi qui tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares-OSL). Trong đó, biến phụ thuộc là động lực làm việc, biến độc lập là: công việc ổn định, lương và chế độ phúc lợi, đào tạo và phát triển, môi trường làm việc, phong cách lãnh đạo, đặc diểm công việc, sự tự chủ trong công việc, văn hóa tổ chức.
Phương pháp đồng thời ENTER được sử dụng vì bản chất của nghiên cứu này là khám phá hơn là khẳng định, tác giả sử dụng hệsố R2 điều chỉnh để xác định độ phù
37
hợp của mô hình, dùng kiểm định F để khẳng định sự phù hợp các biến dựa vào sử dụng kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi qui của tổng thể bằng 0. Đểđảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi qui, tác giả sử dụng các kiểm định giả thuyết như liên hệ tuyến tính (biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (hệ số tương quan Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (Histogam và P-P plot), tính độc lập của phần dư ( dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (VIF) để dò tìm sự sai phạm của giảđịnh.
TÓM TẮT
Trong chương này, tác giả đã đưa ra được quy trình nghiên cứu, các biến quan sát mã hóa trong 8 thành phần của thang đo về động lực làm việc dựa trên hai giai đoạn nghiên cứu là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Dựa trên yêu cầu về kích thước mẫu nghiên cứu tác giả chọn kích thước mẫu nghiên cứu là 220 mẫu. Đồng thời tác giảcũng đưa ra phương pháp phân tích dữ liệu thông qua hệ số Cronbach’s Alpha bằng phần mềm thống kê SPSS và phân tích EFA để kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCCVC.
38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 3 đã trình bày thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và số lượng mẫu hồi đáp hợp lệ. Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình được phân tích bằng hồi qui bội theo phương pháp Enter. Sau cùng là bước kiểm định t-test và Anova nhằm phân tích các biến định tính trong đánh giá động lực làm việc của CBCCVC.