Dựa trên cơ sở lý thuyết nền tảng mười yếu tố tạo động lực của Kovach (1987), tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Đối tượng là 30 CBCCVC đang công tác tại UBND huyện Trà ôn.
Trong quá trình thảo luận nhóm và nghiên cứu định tính làm rõ ý nghĩa của mười biến quan sát gốc, tác giả nhận thấy một số từ ngữ và biến quan sát có nội dung khá tương đồng mặc dù tên gọi không giống nhau những biến quan sát này được loại ra khỏi thang đo. Việc đặt lại tên cho cácnhân tố được xem xét dựa trên ý nghĩa của các nhân tố hay các khía cạnh cấu thành nên nó. Quá trình nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để thuyết lập thang đo mới về động lực làm việc với tám biến độc lập
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với kỹ thuật thảo luận nhóm. Phương pháp nghiên cứu này sử dụng và hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài từ đó xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với khu vực và đối tượng khảo sát. Mô hình nghiên cứu ban đầu dựa trên cơ sở lý thuyết mười yếu tố tạo động lực của Kovach (1987), mô hình này được dùng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính. Từcơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng thang đo nháp. Sau đó, thực hiện thảo luận nhóm với kỹ thuật phỏng vấn 30 CBCCVC nhằm điều chỉnh các biến quan sát làm cơ sở thành lập thang đo chính.
Qua nghiên cứu sơ bộ cho thấy nhiều yếu tốxác định ở thang đo nháp bị loại bỏ và cần được điều chỉnh. Cơ sở để xác định lại các yếu tố ở thang đo nháp là đa số CBCCVC được phỏng vấn cho rằng yếu tốđó họ không quan tâm hoặc chưa tạo động lực cho họ, hoặc có sự trùng lắp giữa các yếu tốđược đưa vào thang đo nháp. Kết quả của khảo sát cho thấy có tám tiêu chí chính thức mà các CBCCVC cho rằng họ bị tác động khi làm việc tại UBND huyện. Tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu sơ bộlàm cơ sởđể thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức.