5. Bố cục của Luận văn
4.3.3. Cần thực hiện quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
* Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Tuỳ theo điều kiện cụ thể lựa chọn quy mô hợp lý cho vùng sản xuất, khu sản xuất tập trung nên đảm bảo các điều kiện sau:
- Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, nếu độ dốc quá cao khó khăn cho việc trồng trọt, thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp, dồi dào nƣớc ngầm, mùa mƣa thoát nƣớc nhanh, không bị úng. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: 18-25 0
C, ở khoảng nhiệt độ này cây chè sinh trƣởng khoẻ, tính chống chịu tốt, thuận lợi quản lý cây trồng tổng hợp. Độ ẩm không khí trung bình năm trên 80%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm trên 1.200 mm.
- Nguồn nƣớc, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hoá học và VSV. Cần xem xét kỹ nguồn nƣớc sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm hay không, nếu có cần đƣa ra biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả, đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dòng chảy, ống cống và khí thoát từ ống khói nhà máy. Xây dựng đƣợc các hồ đập giữ nguồn nƣớc mặt, tạo nguồn nƣớc tƣới và giữ ẩm trong mùa khô
- Trong trƣờng hợp vùng sản xuất bị ô nhiễm bất khả kháng, thì không tiến hành sản xuất chè.
* Giống chè
- Tìm hiểu để sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lƣợng cao và khả năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành. Các giống đƣợc trồng là giống đã đƣợc cấp quản lý có thẩm quyền cho phép phát triển. Mỗi vùng sản xuất nên cơ cấu giống địa phƣơng với các giống mới một cách hài hoà tuỳ theo từng vùng. Hiện nay, các giống mới LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, .
- Mật độ trồng: Các giống chè thân bụi hoặc nửa bụi (Kim Tuyên, LDP1…) trồng mật độ từ 1,8 – 2,8 vạn cây/ha, có thể trồng hàng kép.
* Quản lý đất
- Đất trồng chè phải đƣợc quản lý và sử dụng theo hƣớng ngăn ngừa mọi khả năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng.
- Giữ lại cành lá chè đốn (nƣơng chè năng suất 10 tấn/ha có thể cho lƣợng cành lá đốn 10 tấn/ha), không nên dùng cành lá chè đốn làm củi đun nấu;
- Trồng cây che bóng để bổ sung nguồn lá rụng và cắt tỉa hàng năm của cây che bóng (chàm lá nhọn, muồng Cassia - muồng đen,…);
- Tủ gốc bằng guột, rơm rạ, trồng cỏ Ghi nê… lƣợng tủ 20 tấn/ha, 3-5 năm tủ 1 lần;
- Thời kỳ cây chè mới trồng cần đặc biệt lƣu ý trồng xen cây họ đậu (lạc, đỗ,…), cây có khả năng cải tạo đất cho lƣợng chất xanh lớn (cốt khí, chàm lá nhọn,…), cây cốt khí trồng xen có thể cho 30 - 40 tấn/ha nếu đƣợc đầu tƣ chăm sóc tốt;
- Không chăn thả gia súc, gia cầm trong vƣờn chè, không bón vào đất các loại phân có nguy cơ ô nhiễm nhƣ: Phân chuồng tƣơi, nƣớc thải trực tiếp của ngƣời và động vật, nƣớc thải sinh hoạt và nhà máy.
* Kỹ thuật bón phân
- Lƣợng bón: bón phân khoáng lƣợng 30 - 35N/1tấn búp, theo tỷ lệ NPK là 2:1:1 đối với những nơi có lƣợng đạm dễ tiêu trong đất cao, hàm lƣợng mùn cao và tỷ lệ 3:1:1 đối với những nơi có lƣợng đạm dễ tiêu trong đất thấp, hàm lƣợng mùn thấp.
- Bón bổ sung hoặc thay phân khoáng bằng phân hữu cơ sinh học và bổ sung chế phẩm phân giải xenlulo (qui trình khuyến khích).
Bảng 4.3: Lƣợng bón, phƣơng pháp bón phân tại vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo quy trình VietGAP
[H Cách bón Số lần bón Lƣợng bón Ghi chú Đạm Urê
Bón vãi theo lứa hái 8 - 9 lần 600 – 800
(kg/ha/năm)
áp dụng khi thiếu nhân công Bón cuốc 3 – 4 lần 600 – 800 (kg/ha/năm) Thông thƣờng sau 2 – 3 lứa hái thì phải bón thêm 1 lần
Lân hữu cơ sinh học Sông Gianh Bón cuốc (cuốc đất, bón phân, lấp đất) 3 – 4 lần 2.000 - 3000 (kg/ha/năm)
Kali Bón cuốc (cuốc đất,
bón phân, lấp đất) 3 – 4 lần 200 – 250 (kg/ha/năm) Chế phẩm phân giải Xenllulo
Bón vãi (khi trời ẩm hoặc chủ động nƣớc tƣới) 4-6 lần 10 – 20 (kg/ha/năm) Nên sử dụng thƣờng xuyên
MgO Bón cuốc (cuốc đất,
bón phân, lấp đất)
3 – 4 lần
20 – 30 (kg/ha/năm)
* Kỹ thuật hái chè:
- Hái chè vụ xuân chừa cao 10 cm từ vết đốn, hái triệt để sửa tán bằng sau mỗi lần hái
- Sau lứa hái cuối tháng 4 và tháng 7, áp dụng sửa nhẹ tán bằng máy đốn chè Nhật Bản với các giống chè Trung du và LDP1, LDP2 và các giống có thân bụi, nếu không có máy đốn có thể sửa bằng hái tay cho phẳng tán theo mặt tán chừa từ đầu vụ.
* Phòng trừ cỏ dại:
- Vụ đông xuân xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay sâu 10 cm, lấp phân hƣu cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày đƣợc thì xới sạch toàn bộ.
- Vụ hè thu: đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3 - 4 lần hoặc phay sâu.
- Đồi chè đƣợc tủ cỏ, rác kín đất trong vụ đông xuân thì bớt khâu làm cỏ trong vụ hè thu. Ngoài vật liệu cành chè đốn, có thể huy động rác tủ bằng phế phụ phẩm của nông nghiệp nhƣ: thân cây ngô, rơm, rạ...
* Phòng trừ sâu bệnh:
- Phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lí về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, giống khoẻ và hoá học, nhằm đạt sản lƣợng cao nhất với tác hại ít nhất cho môi trƣờng.
- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nƣơng đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm ệnh, bón phân hợp lí, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ chứng sâu, mầm bệnh.
- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nƣơng chè, hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học, tăng cƣơng sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích cân bằng sinh thái nƣơng chè.
- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ, không phun phòng. Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu nởng mật đo cao hoặc chè mới bị bệnh.
- Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lƣợng dùng đối với các đối tƣợng sâu, bệnh hai. Thời gian cách ly đảm bảo tối thiểu 10 -15 ngày (dài hơn 3 ngày so với khuyến cao trên nhãn thuốc) mới đƣợc thu hoạch.
- Sau đốn tháng 12, phun 5 - 8 kg Boocdo WP/ha trên toàn bộ diện tích chè để trừ bệnh rêu tảo, tóc đen, làm lành vết đốn.
- Chỉ dùng thuốc trong danh mục cho phép trên chè của BNN&PTNN.
* Phân bón chất phụ gia
- Trong quá trình cân đối đạm (N), việc bón đạm dạng vi sinh, hoặc dƣới dạng đạm hữu cơ cần phải đƣợc chú ý ở mức cao nhất kết hợp bổ sung phân vi lƣợng sẽ luôn làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đạm, lân và ka li cũng nhƣ các chất dinh dƣỡng khác.
- Hiện nay, ở các vùng sản xuất chè các tỉnh phía Bắc mức bón phổ biến là 30 kg N/tấn búp, duy trì tỷ lệ bón NPK (3:1:1), khoảng 150 kg N/ha. Để cây chè sinh trƣởng tốt nên điều chỉnh bón theo tỷ lệ 3:1:1 với lƣợng 30kg N/1tấn chè búp tƣơi + MgSO4 + ZnSO4 với lƣợng 5kg/ha + Phân hữu cơ vi sinh thúc 2000kg/ha.
Cần lưu ý:
- Không nên sử dụng tro (sản phẩm sau khi đốt) của bất kỳ loại cây nào để bón cho chè (bởi vì tro là chất kiềm).
- Luôn chú ý tăng cƣờng sử dụng chất hữu cơ, phân xanh, phân vi sinh và giảm nhu cầu sử dụng phân vô cơ.
- Tăng cƣờng đƣa đạm vào từ những loại sinh vật cố định đạm trồng xen canh các loại cây họ đậu khi chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, hoặc những vùng trồng tiểu bậc bậc thang có thể xen kẽ trồng cây họ đậu.
- Không bón phân khoáng trong các tháng mùa khô và lúc trời mƣa to, tránh bón phân trong vùng cách dòng sông hoặc mƣơng nƣớc 3-4m.
* Nước tưới
- Chỉ sử dụng nguồn nƣớc tƣới đã đƣợc xác định không bị ô nhiễm hoá chất và VSV. Không sử dụng nƣớc từ những vùng sản xuất công nghiệp, nƣớc thải nhà máy vì nó có thể đem lại các chất độc hại hoặc gây ô nhiễm;
- Sử dụng tƣới nƣớc bằng các phƣơng pháp tƣới tiết kiệm, tránh lãng phí;
* Bảo vệ thực vật và sử dụng hoá chất
- Quản lý dịch hại (IPM) là chìa khoá để duy trì sự điều khiển dịch hại, mục đích là áp dụng các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp cơ giới, biện pháp hoá học hoặc những kỹ thuật khác phòng trừ dịch hại để giảm tới mức thấp nhất sử dụng hoá chất diệt côn trùng. IPM là xem xét cẩn thận tất cả các phƣơng
pháp có sẵn và kế tiếp để điều khiển dịch hại và đặc biệt chú trọng sử dụng biện pháp sinh học, duy trì cân bằng tự nhiên, điều này ngăn chặn sự phát triển số lƣợng sâu bệnh không gây thành dịch hại (không bùng phát dịch). Tất nhiên chúng ta cũng có thể sử dụng hoá chất diệt côn trùng và những sự can thiệp khác khi mật độ sâu bệnh hại tới ngƣỡng kinh tế. IPM sẽ giảm tối thiểu ảnh hƣởng tới sức khoẻ con ngƣời và môi trƣờng.
- Trong mọi trƣờng hợp, đối với bệnh hại chè cần khuyến cáo ngƣời dân sử dụng biện pháp canh tác (trồng trọt), hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc hoá học.
- Sử dụng thuốc trừ dịch hại (Thuốc BVTV):
+ Ngƣời sử dụng thuốc phải đƣợc đƣợc huấn luyện (đào tạo) về các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV (phun đúng thuốc, phun đúng lúc, đúng nồng độ, đúng liều lƣợng, phun đúng địa điểm, chỗ nào chƣa cần phun thì không đƣợc phun) và những thiết bị phun, quần áo bảo hộ lao động, v.v.
+ Thuốc BVTV khi sử dụng cần phải đƣợc kiểm tra, giám sát chặt chẽ đúng với danh mục thuốc BVTV đƣợc phép sử dụng trên chè của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
- Các loại thuốc diệt cỏ sử dụng cần phải giảm đến mức tối thiểu chất hoá học giải phóng ra và tồn đọng trong đất.
* Thu hoạch và sử lý sau thu hoạch
- Khi thu hái chè nên đựng trong các giỏ hoặc sọt chắc, nhẹ, không có mùi lạ. - Chè bỏ vào sọt không đƣợc lèn chặt, tránh làm dập nát chè;
- Chè tƣơi sau khi thu hái phải đƣợc đƣa ngay về nơi chế biến (chậm nhất không quá 8h);
- Phòng bảo quản phải thoáng, mát, không bị mƣa nắng hắt vào;
- Nguyên liệu chè phải đƣợc chế biến với Qui trình công nghệ và thiết bị đạt trình độ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
* Kỹ thuật đốn chè:
- Thời vụ đốn chè thán 12, vùng Thái Nguyên có thể đốn trái vụ 4 hoặc tháng 7, nhƣng phải đảm bảo chủ động tƣới.
- Tất cả cành lá chè đốn phải đƣợc giữ lại trên rãnh chè.
- Giống chè Trung du, LDP1, LDP2 và các giống thân bụi, nửa bụi tốt nhất là dùng máy để đốn
* Quản lý và sử lý chất thải
- Cần có qui hoạch thật cụ thể địa điểm sử lý chất thải trong vùng chè, đảm bảo an toàn cho con ngƣời và môi trƣờng.
- Toàn bộ bao gói phân bón, thuốc BVTV và các sản phẩm khác sau khi sử dụng cho chè phải đƣợc thu gom lại, không đƣợc vất bừa bãi trên nƣơng chè
* Người lao động
- Những ngƣời mắc bệnh dễ lây nhƣ cảm cúm, sốt siêu vi trùng, tả, thƣơng hàn… các loại bệnh da liễu, vết thƣơng, mụn nhọt có khả năng gây nhiễm bẩn cho chè, phải nghỉ việc để điều trị tới khi khỏi hẳn mới đƣợc tiếp tục làm việc.
- Ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa chất và phải có kỹ năng ghi chép.
- Quần áo bảo hộ lao động phải đƣợc giặt sạch và không đƣợc để chung với thuốc bảo vệ thực vật.
- Trƣớc khi làm việc, ngƣời lao động phải đƣợc thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn. Ngƣời lao động phải đƣợc tập huấn công việc trong các lĩnh vực dƣới đây:
- Phƣơng pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ. - Các hƣớng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.
- Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân.
* Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
- Tổ chức và cá nhân sản xuất chè theo GAP phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về BVTV, phân bón, bán sản phẩm, v.v.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo GAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lƣu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chƣa. Nếu chƣa thì phải có biện pháp khắc phục và phải đƣợc lƣu trong hồ sơ.
- Hồ sơ phải đƣợc thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành GAP và đƣợc lƣu giữ tại cơ sở sản xuất.
- Hồ sơ phải đƣợc lƣu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
- Sản phẩm sản xuất theo GAP phải đƣợc ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải đƣợc lập hồ sơ và lƣu trữ.
- Bao bì, túi đựng sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc đƣợc dễ dàng.
- Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lƣu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.
- Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới ngƣời sản xuất, chế biến hoặc kinh doanh
- Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.
* Kiểm tra nội bộ
- Tổ chức và cá nhân sản xuất chè phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
- Việc kiểm tra phải đƣợc thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá. Sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá và bảng kiểm tra đột xuất và định kỳ của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải đƣợc lƣu trong hồ sơ.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lƣợng.
* Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.
- Trong trƣờng hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lƣu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.