Thực trạng phát triển vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu Phát triển vùng chè đặc sản tân cương theo tiêu chuẩn vietgap (Trang 58)

5. Bố cục của Luận văn

3.2. Thực trạng phát triển vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP

* Vùng chè đặc sản Tân Cương

Chỉ dẫn địa lí TÂN CƢƠNG cho sản phẩm chè vùng Tân Cƣơng đã đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ tại Quyết định số 1144/QĐ-SHTT ngày 20/09/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ .

- Giấy chứng nhận số: 00013. Tổ chức quản lí:

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (năm 2011 chuyển về SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN quản lí.

- Địa chỉ: Số 10 đƣờng Nguyễn Du; phƣờng Trƣng Vƣơng; thành phố Thái Nguyên.

Phạm vi bảo hộ: Trên toàn quốc.

Hiệu lực bảo hộ: Có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày 20/09/2007.

Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng từ TÂN CƢƠNG cho sản phẩm của mình mà chƣa đƣợc sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên đều là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ của nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Chè Tân Cƣơng là đặc sản riêng có của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Vùng chè đặc sản Tân Cƣơng cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10 Km về phía Tây, bao gồm ba xã Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc Xuân nằm trong phạm vi toạ độ địa lí:

- 210 30’ 00” đến 210 36’ 00” vĩ độ Bắc. - 1050 42’ 00” đến 1050 48’ 00´Kinh độ Đông.

Tổng diện tích vùng chè đặc sản Tân Cƣơng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ chỉ dẫn địa lí là 4.861,8 Ha.

Đặc điểm hình thái, chất lƣợng của chè Tân Cƣơng: - Ngoại hình: Có màu xanh tự nhiên và xoăn chắc.

- Màu nƣớc: Màu nƣớc xanh hơi ngả vàng, trong sáng, sánh. - Mùi: Thơm mạnh, mùi cốm và bền.

- Vị: Chát đậm dịu, hài hoà, rõ hậu ngọt, không có vị xít hoặc đắng, rất hấp dẫn. Chè Tân Cƣơng là một thứ đồ uống có chứa nhiều chất bổ dƣỡng thơm ngon giúp tăng cƣờng sinh lực, cải thiện sức khoẻ, sảng khoái tinh thần.

Chè Tân Cƣơng thành phố Thái Nguyên là đặc sản truyền thống hƣơng vị độc đáo, có tiếng từ lâu không những ở Việt Nam mà còn có cả ở thị trƣờng chè thế giới. Giống chè trung du trên đất đồi thành phố Thái Nguyên, với tiểu khí hậu riêng có nằm trong vùng khí hậu trung du Bắc Bộ cộng với kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến lâu đời trở thành bí quyết của nông dân Tân Cƣơng là yếu tố làm cho chè Tân Cƣơng chất lƣợng cao, ngon không đâu sánh bằng.

Vùng chè đặc sản Tân Cƣơng đang thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN thì VietGAP có thể đƣợc tóm tắt, cụ thể hoá nhƣ sau:

Đáp ứng điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn theo

VietGAP

Cán bộ kỹ thuật, ngƣời lao động, quy trình sản xuất, sơ chế an toàn; đất trồng; nƣớc tƣới; nƣớc rửa, nhà xƣởng, dụng cụ sơ chế, bao gói; biểu mẫu ghi chép...

+ Áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP Sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV, nƣớc tƣới và các biện pháp kỹ thuật khác theo đúng quy định + Áp dụng quy trình sơ chế an toàn theo VietGAP

Thời điểm thu hoạch; sử dụng nƣớc rửa, hóa chất, dụng cụ bảo quản, bao gói, phƣơng tiện vận chuyển... theo đúng quy định

Ghi chép lập hồ sơ về điều kiện sản xuất, sơ chế...

Ghi chép về sử dụng giống, thuốc BVTV, phân bón...

Ghi chép về thời điểm thu hoạch, chủng loại, khối lƣợng sản phẩm, nơi bán hàng ...

(Nguồn: Hướng dẫn thực hiện Quyết định 99/2008/QĐ-BNN )

3.2.1. Diện tích và cơ cấu giống của vùng chè đặc sản Tân Cương

* Về diện tích

Chè của vùng thành phố đƣợc trồng trên 6 xã tổng diện tích chè của vùng chè đặc sản Tân Cƣơng thành phố đạt đƣợc 1.298,0 ha, có 4.816 hộ tham gia trồng chè, trong đó có 71,1% số hộ thu nhập chính từ cây chè cho thấy hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của cây chè trên địa bàn thành phố. Diện tích chè của vùng chè Tân Cƣơng liên tục đƣợc mở rộng và tăng nhanh qua các năm, đến năm 2012 là 1.298,0 ha, trong đó chè thu hoạch (kinh doanh) là 1.154,0 ha, chè kiến thiết cơ bản là 143,0ha, chè trồng cành là 842,0ha, diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGAP là 43,48ha. (Bảng 3.9).

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè kinh doanh vùng chè đặc sản Tân Cƣơng năm 2012

TT Tên đơn vị Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

Tổng số 1.154 143 16.446 1 Xã Thịnh Đức 166 138 2.291 2 Xã Tân Cƣơng 299 145 4.336 3 Xã Phúc Trìu 258 144 3.715 4 Xã Phúc Xuân 308 143 4.404 5 Xã Quyết Thắng 86 139 1.191 6 Xã Phúc Hà 37 138 511

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên) * Về cơ cấu giống

- Giống chè trung du đƣợc trồng từ hạt là 312,0 ha/1.154,0 ha chiếm 27,03%. Giống chè giống mới đƣợc trồng bằng cành giâm là 842,0ha/1.154,0ha chiếm 72,97%. (chè LDPI: 200 ha, chè TRI777: 300ha, Kim Tuyên: 250ha, giống chè khác 92 ha)

- Các giống chè mới đƣợc trồng chủ yếu là giống dùng để chế biến chè xanh, đạt tiêu chuẩn ngành đã đƣợc Bộ NN& PTNT công nhận là giống quốc gia và đƣợc thị trƣờng chấp nhận giá cao và ổn định (Bảng 3.6)

Bảng 3.6: Diện tích chè vùng chè đặc sản Tân Cƣơng và diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2012

TT Tên đơn vị Số hộ trồng chè (hộ) Tổng diện tích (ha) Trong tổng số (ha) DT chè theo TC Viet GAP DT chè kiến thiết cơ bản DT chè thu hoạch DT chè trồng cành Tổng số 4.816 1.298,00 143,00 1.154,00 842,00 43,48 1 Xã Thịnh Đức 900 199,00 32,80 166,00 129,00 2 Xã Tân Cƣơng 1.200 342,00 42,50 299,00 222,00 24,36 3 Xã Phúc Trìu 1.200 277,00 19,30 258,00 180,00 13,52 4 Xã Phúc Xuân 1.000 345,00 36,50 308,00 224,00 5,60 5 Xã Quyết Thắng 366 98,00 11,90 86,00 63,00 6 Xã Phúc Hà 150 37,00 37,00 24,00

3.2.2. Sản xuất chè nguyên liệu của vùng chè đặc sản Tân Cương và theo tiêu chuẩn VietGAP

- Từ khi thực hiện đề án chè của tỉnh và thành phố tập trung chỉ đạo công tác thâm canh chè, tăng cƣờng hai cán bộ khuyến nông chuyên chè, cùng với sự hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo kiến thức cho nông dân, xây dựng các mô hình thâm canh hƣớng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất. Do vậy năng suất, sản lƣợng chè không ngừng đƣợc tăng lên, đặc biệt là chƣơng trình cải tạo cao sản, sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần tăng sản lƣợng chè thành phố bình quân năm đạt 5,92%. Sản lƣợng chè búp tƣơi tăng bình quân 888,0 tấn/năm. (Bảng 3.7)

* Diện tích năng suất sản lượng chè năm 2012 của các xã vùng chè đặc sản Tân Cương

- Diện tích chè kinh doanh: 1.154,0ha. Năng suất thực thu: 143tạ/ha. - Sản lƣợng búp tƣơi: 16.446 tấn.

Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của vùng chè đặc sản Tân Cƣơng và tiêu chuẩn VietGAP năm 2010-2012

TT Năm Chỉ tiêu

Đơn vị

tính 2010 2011 2012

1 Diện tích chè kinh doanh Ha 1.070 1.106 1.154

2 Năng suất Tạ/ha 137 144 143

3 Sản lƣợng Tấn 14.670 15.954 16.446 Trong đó

- Diện tích chè theo tiêu chuẩn

VietGAP Ha 5,12 10,06 43,48

- Năng suất Tạ/ha 139 146 148

- Sản lƣợng Tấn 71,17 146,88 643,50

(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên)

Về chi phí sản xuất trên 1 ha chè kiến thiết cơ bản của vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP về cơ bản cũng nhƣ chi phí đối với diện tích chè thông thƣờng, có phần đầu tƣ về thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hữu cơ thấp hơn so với diện tích chè thông thƣờng.

Bảng 3.8: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè kiết thiết cơ bản của vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2012

TT Danh mục Đơn vị Khối lƣợng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I Vật tƣ 7.035.000

1 Phân bón, thuốc sâu 5.935.000

- Đạm Ure Kg 60 11.000 660.000

- Lân supe Kg 1.100 3.500 3.850.000

- Kali clorua Kg 50 12.500 625.000

- Thuốc sâu các loại Kg 8 100.000 800.000

2 Vật tƣ khác Kg 1.100.000

- Bình bơm thuốc bằng tay Chiếc 3 200.000 600.000 - Vật rẻ mau hỏng (cuốc, xẻng) Chiếc 10 20.000 200.000 - Điện năng bơm tƣới nƣớc Kw/h 150 2.000 300.000

II Công lao động Công 17.850.000

1 Công lao động phổ thông Công 220 35.000 7.700.000 - Công đốn tỉa Phân xanh Công 30 35.000 1.050.000

- Làm cỏ Công 65 35.000 2.275.000

- Bón phân Công 55 35.000 1.925.000

- Phun thuốc Công 25 35.000 875.000

- Phát quang đƣờng lô, vét rãnh

đƣờng lô và rãnh thoát nƣớc Công 30 35.000 1.050.000 - Công vận chuyển phân, tƣới nƣớc Công 30 35.000 1.050.000

- Công bảo vệ Công 5 35.000 175.000

2 Công kỹ thuật Công 35 50.000 1.750.000

Tổng cộng 24.885.000

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra)

Về chi phí sản xuất trên 1 ha chè kinh doanh của vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP khác hơn chi phí đối với diện tích chè thông thƣờng, nhƣ

đầu tƣ về thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hữu cơ thấp hơn so với diện tích chè thông thƣờng, phân chuồng, công kỹ thuật cao hơn so với diện tích chè thông thƣờng.

Bảng 3.9: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè kinh doanh của vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2012

TT Danh mục Đơn vị Khối lƣợng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I Vật tƣ 31.950.000 1 Phân chuồng Tấn 27 500.000 13.500.000 2 Phân NPK (12:5:10) Kg 1.800 4.500 8.100.000

3 Khô dầu hoặc nguyên liệu tủ

gốc (Bón 1 lần vào năm thứ 3) Kg 4.000 1.700 6.800.000

4 Thuốc sâu Kg 20 100.000 2.000.000

5 Thiết bị nƣớc tƣới (máy bơm

nƣớc công suất nhỏ) Chiếc 1 350.000 350.000

6 Bình phun thuốc sâu Chiếc 3 200.000 600.000

7 Dụng cụ cuốc, xẻng Chiếc 5 20.000 100.000

8 Điện năng bơm nƣớc tƣới Kw/h 250 2.000 500.000

II Công lao động Công 33.340.000

1 Công lao động phổ thông Công 455 35.000 15.925.000

- Cày bừa ải qua đông Công 15 35.000 525.000

- Bón phân chuồng Công 39 35.000 1.365.000

- Làm sạch cỏ quanh năm Công 115 35.000 4.025.000 - Phun thuốc sâu 8lần/năm Công 60 35.000 2.100.000 - Bón phân vô cơ 4 lần /năm Công 20 35.000 700.000 - Bón phân dầu hoặc tủ gốc Công 20 35.000 700.000 - Đốn vệ sinh mặt tán 2 lần Công 50 35.000 1.750.000

- Hái tạo tán nuôi cành Công 40 35.000 1.400.000

- Cắt, vận chuyển, bảo quản cành

chè giống Công 80 35.000 2.800.000

- Tƣới nƣớc Công 30 35.000 1.050.000

2 Công kỹ thuật Công 20 50.000 1.000.000

Tổng cộng 65.290.000

* Một số hạn chế và nguyên nhân:

- Quy mô sản xuất các hộ còn nhỏ lẻ manh mún bình quân: 2-10 sào/hộ. - Vùng chè chƣa đƣợc quy hoạch và thiết kế đúng kỹ thuật.

- Việc thực hiện quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn ngành trong sản xuất chè thực hiện chƣa nghiêm túc. Đặc biệt là việc sử dụng phân hoá học, thuốc BVTV còn lạm dụng dẫn đến chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm không cao, ảnh hƣởng môi trƣờng.

- Diện tích, năng suất, chất lƣợng chè có đƣợc cải thiện tuy nhiên độ an toàn sản phẩm chƣa đạt mức chuẩn do bộ y tế quy định.

- Mặc dù đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu vùng chè đặc sản Tân Cƣơng và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhƣng vẫn còn mang tính nhỏ lẻ.

- Biện pháp kỹ thuật chƣa toàn diện, thực hiện hái triệt để nhƣng không chú trọng việc nuôi tán do vậy hệ số lá rất thấp, tầng tán mỏng, chiều cao cây thấp, chƣa áp dụng một số kỹ thuật hái, đốn tiên tiến để tạo tán, nâng năng suất, chất lƣợng chè, ít dùng phân hữu cơ và các loại phân sinh học, chủ yếu dùng thuốc và các loại phân hoá học, nên chất lƣợng chè của vùng Tân Cƣơng đƣợc đánh giá cao với ngoại hình, màu nƣớc, hƣơng vị, nhƣng vẫn có mẫu chƣa đảm bảo an toàn thực phẩm với hàm lƣợng nitơrat, và dƣ lƣợng thuốc BVTV.

3.2.3. Về kỹ thuật thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP

- Áp dụng quy trình và tài liệu kỹ thuật do Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Thái Nguyên ban hành, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống, tập quán canh tác, tuy nhiên hiện nay còn một số hộ nông dân sản xuất chè sử dụng phân bón không cân đối lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật phun thuốc trừ sâu theo định kỳ.

- Sản xuất chè theo quy trình VietGAP tuân thủ đúng các quy trình nghiêm ngặt ngay từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch do cơ quan chức năng ban hành, nhất là đảm bảo thời gian cách ly, thu hái đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

3.2.4. Về kỹ thuật chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP

* Kỹ thuật chế biến chè xanh bằng tôn sao Inôx

- Yêu cầu của chè xanh là giữ đƣợc mầu xanh vốn có ở chè tƣơi, nƣớc pha có vị chát dịu, ngọt có hậu, hƣơng thơm tự nhiên.

- Tuỳ theo quy mô sản xuất, điều kiện trang thiết bị, yêu cầu thị trƣờng mà ngƣời ta áp dụng các phƣơng pháp chế biến chè xanh khác nhau. Chế biến thủ công dùng cho các hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ.

a. Quy trình chế biến chè xanh

* Quy trình chế biến chè xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bằng phƣơng pháp thủ công nhƣ sau:

Sơ đồ 3.1. Quy trình chế biến chè xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bằng phương pháp thủ công

* Quy trình chế biến chè xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bằng thiết bị cơ giới nhƣ sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình chế biến chè xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bằng thiết bị cơ giới

Nguyên liệu

(Chè búp tƣơi)

Diệt men

(máy sao, máy sào, máy hấp) Vò lần 1 (Mày vò) Sàng tơi (Máy sàng tơi) Vò lần 2 (Mày vò) Sàng tơi (Máy sàng tơi) Làm khô

(máy sấy, máy sao lăn) Phân loại (Máy sàng, cắt cơ học, quạt rê) Thành phẩm Nguyên liệu (chè búp tƣơi)

Sao diệt men

(Chảo sao, thùng sao quay tay)

Vò và rũ tơi

(tay hoặc cối vò thủ công)

Làm khô

(sấy quầy, chảo sao)

Thành phẩm Phân loại

b. Giai đoạn sao diệt men

- Diệt men là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lƣợng và các tính chất đặc trƣng của chè xanh. Có nhiều phƣơng pháp diệt men khác nhau, nhƣng hầu hết là dùng nhiệt độ cao truyền vào khối chè làm đình chỉ hoạt tính sinh học của các hệ men có trong lá chè.

- Kỹ thuật sao chè bằng tôn: Đốt nóng tôn đến nhiệt độ 250 - 3000 C (đáy tôn chuyển màu đen sẫm, chuẩn bị xuất hiện màu hồng là đƣợc) rồi mới cho chè vào sao. Tôn đƣợc đặt nghiêng về phía trƣớc 15 độ để tăng diện tích tiếp xúc giữa chè và thành tôn và thuận tiện khi ra chè.

- Lƣợng chè cho vào trong tôn nhiều hay ít tuỳ thuộc vào kích thƣớc tôn. Nếu cho chè vào ít thì chè rễ bị cháy, nếu cho nhiều thì chè diệt men không đều. Đối với tôn sao có đƣờng kính từ 85-90 cm thì mỗi mẻ sao là 8 kg chè. Chè cần đƣợc đảo liên tục để khối chè nóng đều, diệt men đều, tránh để cháy chè. Thời gian sao mỗi mẻ từ 5-7 phút. Nhiệt độ khối chè trong tôn khoảng 80-90 0C (sờ tay vào khối chè cảm thấy bỏng rát). Theo dõi thời gian sao, khi thấy chè chín đều, nhanh chóng cho ra làm nguội. Thƣờng xuyên theo dõi nhiệt độ thành lò (bằng kinh nghiệm nhận biết) để tăng hoặc giảm lƣợng than, củi cho vào lò.

- Với mỗi mẻ diệt men, ngƣời sao chè cần quan sát về mức độ diệt men. Diệt men tốt thƣờng có mùi cốm thơm, búp chè phải mềm rẻo, bẻ không gãy, không úa đỏ, không bị cháy xém. Ngƣợc lại nếu chè ít thơm, kém mềm rẻo hoặc bị cháy xém là chè không đạt yêu cầu.

- Hiệu quả tôn Inôx: Trong xu thế hiện nay tại các cơ sở chế biến thủ công, tôn sắt đã đƣợc thay thế bằng tôn Inôx. Sản phẩm đạt chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lƣợng chè tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng chè đặc sản tân cương theo tiêu chuẩn vietgap (Trang 58)