Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển vùng chè đặc sản tân cương theo tiêu chuẩn vietgap (Trang 80)

5. Bố cục của Luận văn

3.3.2. Những mặt còn hạn chế

- Công tác phục hồi giống chè trung du truyền thống triển khai nhƣng kết quả còn nhiều hạn chế do nhận thức của nông dân chƣa đánh giá đúng chất lƣợng đặc sản của vùng sinh thái tự nhiên mà thiên nhiên ƣu đãi, hơn nữa Thành phố chƣa có cơ chế chính sách mạnh để triển khai phục tráng giống chè truyền thống.

- Quy hoạch vùng chè chƣa cụ thể, rõ ràng, từ công tác giống và các biện pháp kĩ thuật đến việc cơ giới hoá, đa dạng hoá sản phẩm. Công nghệ sản xuất (canh tác, chế biến, bao gói....) còn lạc hậu manh mún.

- Chƣa hình thành hệ thống quản lý chất lƣợng, đặc biệt là sản phẩm chè an toàn. Chƣa tạo đƣợc khối lƣợng sản phẩm lớn để thúc đẩy hình thành thƣơng hiệu chè vùng chè đặc sản.

- Chính sách của tỉnh Thái Nguyên trong việc hỗ trợ sản xuất chè chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn về tiến độ sản xuất.

3.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng

- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nƣớc, các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và ngƣời làm chè.

- Việc áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến từ sản xuất chế biến chƣa xây dựng thành dự án để triển khai, mới chỉ thực hiện đƣợc theo mô hình.

- Chƣa đầu tƣ cho công tác khảo sát, tiếp thị, quảng bá sản phẩm hàng hoá chè - Hệ thống chợ nông thôn điểm thu mua hàng còn tự phát, chƣa quy hoạch thành điểm tập trung.

- Chƣa phân định rõ đƣợc cơ quan thực hiện quản lý chất lƣợng chè

- Thể chế trong quản lý ngành chè còn nhiều bất cập, chƣa hiệu quả. Thủ tục trình duyệt cơ chế chính sách chồng chéo chƣa đồng bộ và triển khai thực hiện còn chậm.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN TÂN CƢƠNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

4.1. Những quan điểm, căn cứ phát triển vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP tiêu chuẩn VietGAP

4.1.1. Những quan điểm phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương theo tiêu chuẩn VietGAP

- Phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên gắn liền với việc nâng cao chất lƣợng chè của các nông hộ. Các hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè cần trú trọng phát triển đồng bộ về sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở Thành phố Thái Nguyên.

- Đầu tƣ và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tăng diện tích trồng mới và mở rộng đầu tƣ thâm canh phát triển cây chè trên cơ sở cân bằng sinh thái, phát triển nông nghiệp bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế.

- Chú trọng phát triển thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đổi mới công nghệ chế biến chè, sản xuất ra những sản phẩm chè chất lƣợng cao, thƣờng xuyên nâng cao và hoàn thiện sản phẩm chè đảm bảo chất lƣợng.

4.1.2. Những căn cứ phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương theo tiêu chuẩn VietGAP

- Những dự báo và tính toán các cân đối lớn trong phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên dựa vào các căn cứ chủ yếu sau:

- Pháp lệnh giống cây trồng đã đƣợc công bố của Chủ tịch nƣớc số 03/2004/L-CTL ngày 05/4/2004.

- Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

- Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả và chè an toàn đến năm 2015;

- Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tƣơi an toàn;

- Quyết định số 84/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn;

- Quyết định số 99/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

- Thông tƣ số 59/2009/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tƣớng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, chè, quả an toàn đến năm 2015 ;

- Quyết định số 10743/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của UBND thành phố Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án “Quy hoạch vùng chè đặc sản Tân Cƣơng thành phố Thái Nguyên theo hƣớng an toàn giai đoạn 2008 - 2015 và đến năm 2020”;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVI;

Căn cứ vào khả năng khai thác tốt hơn các nguồn lực ở thành phố nhƣ: đất đai, lao động, nguồn tài nguyên và lợi thế của thành phố.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất chè đến năm 2010 và nhiệm vụ những năm tiếp theo. Căn cứ vào vốn đầu tƣ và vốn của ngƣời dân.

Căn cứ vào khả năng phát triển của khoa học công nghệ, khả năng đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh và chế biến chè.

Căn cứ vào dự báo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong, ngoài nƣớc và thành phố Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.

4.2. Định hƣớng, mục tiêu phát triển vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP chuẩn VietGAP

4.2.1 Định hướng phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương theo tiêu chuẩn VietGAP

Chè là đặc sản của nông nghiệp thành phố Thái Nguyên là cây trồng có vị trí số một của kinh tế vƣờn đồi vùng chè do vậy cần tập trung mọi nguồn lực để

khai thác có hiệu quả và bền vững. Phát huy tiềm năng và lợi thế của cây chè trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất - chế biến - tiêu thụ gắn với việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến đa dạng hoá sản phẩm đảm bảo chất lƣợng chè an toàn., khôi phục danh trà và xây dựng thƣơng hiệu cho chè thành phố

4.2.2. Mục tiêu phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương theo tiêu chuẩn VietGAP

4.2.2.1. Mục tiêu chung

- Phát triển vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng cƣờng chế biến sản phẩm hàng hóa chất lƣợng cao, nâng cao sức khỏe gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái xanh sạch đẹp.

- Xây dựng vùng chè sinh thái gắn với du lịch cảnh quan Hồ Núi Cốc. Góp phần đƣa ngành sản xuất chè của thành phố trở thành ngành sản xuất có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

- Sản xuất chế biến tiêu thụ chè giai đoạn 2013 - 2015 tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giải quyết việc làm cho hơn 8.000 lao động tại chỗ, giải quyết vấn đề môi trƣờng đồng thời tạo ra vùng nguyên liệu chè đặc sản an toàn để củng cố cho uy tín, thƣơng hiệu vùng chè đặc sản Tân Cƣơng.

- Phát huy và bảo tồn lợi thế mà thiên nhiên ƣu đãi về khí hậu, đất đai và kinh nghiệm truyền thống lâu đời của ngƣời làm chè tạo ra hƣơng vị đặc trƣng của chè mà chỉ có ở vùng chè Tân Cƣơng.

4.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGAP vùng chè đặc sản Tân Cƣơng đến năm 2016 là 1.500 ha (đạt tốc độ tăng trƣởng 0,9%/năm). Diện tích chè kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP là 1.275 ha; sản lƣợng đạt 18.350 tấn. Trong đó diện tích chè trồng mới theo tiêu chuẩn VietGAP là 881ha.

- Mở rộng và ổn định diện tích chè toàn thành phố là 1.432 ha, trong đó: Diện tích chè kinh doanh là 1.210 ha; Trồng mới 105 ha, trồng lại 280 ha. Năng suất 145tạ/ha, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 17.500 tấn, tƣơng đƣơng 3.500 tấn chè búp khô. Giá trị trên 1 ha chè năm 2015 đạt 120 triệu đồng.

- 100% diện tích chè, sản phẩm chè sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn, sản phẩm đƣợc chứng nhận và công bố sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP.

- Gắn phát triển chè với du lịch, khai thác có hiệu quả không gian văn hóa trà. - Sản lƣợng chè búp tƣơi toàn thành phố đạt 19.500tấn.

- Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ chè ổn định, bền vững với 90% thị phần là nội tiêu và 10% cho xuất khẩu.

- Giá trị thu nhập bình quân đạt 120triệu đồng/ha /năm

- Phấn đấu đến năm 2016 thành phố sẽ thay thế khoảng 150 ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP bằng các giống mới có năng suất, chất lƣợng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Cụ thể : LDP1; giống chè TRI777; Giống chè nhập nội gồm (Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên ).

4.3. Giải pháp phát triển vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP

4.3.1. Quy hoạch vùng sản xuất chè đặc sản Tân Cương theo tiêu chuẩn VietGAP

- Xây dựng vùng sản xuất chè an toàn (đất, nƣớc, trình độ ngƣời lao động) để đảm bảo không bị ô nhiễm để sản xuất chế biến và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp an toàn, từ đó đƣa ra thị trƣờng, tạo nên vùng sản xuất an toàn bền vững trên toàn bộ dây chuyền cung ứng.

- Đầu tƣ xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn tập trung, đáp ứng theo tiêu chí: + Xác định vùng sản xuất chè an toàn tập trung.

+ Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất chè an toàn tập trung. + Nguồn vốn và nội dung đầu tƣ, hỗ trợ.

- Tiếp tục mở rộng diện tích đồng thời chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, an toàn sản phẩm chè. Đối với việc mở rộng diện tích, cần xác định rõ vùng tập trung trên quan điểm tận dụng và phát huy tối đa về lợi thế về sản xuất chè của thành phố. Phát triển vùng nguyên liệu đồng thời với phát triển cơ sở chế biến và hệ thống cơ sở hạ tầng khác, đặc biệt là giao thông.

- Đối với diện tích thay thế : Đầu tƣ trồng thay thế các diện tích chè Trung Du đã già cối bằng các giống chè có tiềm năng, năng suất cao, chất lƣợng tốt. Trong quá trình tổ chức thay thế giống chè cần chú ý không phá bỏ diện tích chè cũ một cách ồ ạt dẫn đến thiếu nguyên liệu cho chế biến.

* Về chế biến :

+ Rà soát, đánh giá lại năng lực thiết bị công nghệ của các cơ sở chế biến khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng sản xuất cho cơ sở chế biến (vùng nguyên liệu tự có, hợp đồng mua bán nguyên liệu giữa cơ sở chế biến và nông dân trồng chè).

+ Đối với các xƣởng chế biến quy mô nhỏ (Hộ gia đình, trang trại) đầu tƣ theo hƣớng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh sảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống.

+ Đến 2015 có 100% số hộ sản xuất chè sử dụng tôn Inox thay thế tôn sao bằng sắt.

+ Tăng cƣờng kiểm tra các cơ sở chế biến về việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.3.2. Cơ cấu giống và kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất lượng chè và sản xuất chè nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP

- Căn cứ vào thị trƣờng và điều kiện sinh thái để lựa chọn giống phù hợp cho vùng chè thành phố Thái Nguyên. Hỗ trợ nông dân về giống để thay thế khoảng 385 ha chè bằng các giống mới có năng suất, chất lƣợng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Cụ thể : LDP1: 100 ha ; giống chè TRI777 60 ha ; Giống chè nhập nội gồm (Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên ) là 225 ha.

- Đối với giống chè Trung Du đầu tƣ thâm canh cao trên diện tích chè còn sung sức, khai thác tiềm năng cho năng suất cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Tuyển chọn cây chè đầu dòng, tổ chức phục tráng giống chè Trung Du nhằm duy trì một số diện tích chè Trung Du với chất lƣợng tốt, cung cấp nguyên liệu cho chế biến chè xanh đặc sản, đáp ứng khẩu vị của ngƣời uống chè truyền thống.

- Xây dựng vùng chè sinh thái gắn với cảnh quan du lịch Hồ Núi Cốc thu hút khách thăm quan để quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên.

- Đến năm 2016 diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP 320 ha bằng 22,34% tổng diện tích.

- Kế hoạch trồng mới diện tích chè giai đoạn 2013 - 2016 tại vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP (Bảng 4.1)

Bảng 4.1: Kế hoạch trồng mới diện tích chè giai đoạn 2013 - 2016 tại vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP

Đơn vị tính: ha TT Đơn vị 2013 2014 2015 2016 Tổng cộng 1 Xã Thịnh Đức 5,0 5,0 5,0 10,0 25,0 2 Xã Tân Cƣơng 20,0 50,0 100,0 100,0 270,0 3 Xã Phúc Trìu 20,0 50,0 100,0 100,0 270,0 4 Xã Phúc Xuân 20,0 50,0 100,0 100,0 270,0 5 Xã Quyết Thắng 5,0 5,0 8,0 10,0 28,0 6 Xã Phúc Hà 3,0 5,0 5,0 5,0 18,0 Tổng cộng 73,0 165,0 318,0 325,0 881,0

(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên)

Kế hoạch trồng phục hồi diện tích chè giai đoạn 2013 - 2016 tại vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP (Bảng 4.2)

Bảng 4.2: Kế hoạch trồng phục hồi diện tích chè giai đoạn 2013 - 2016 tại vùng chè đặc sản Tân Cƣơng theo tiêu chuẩn VietGAP

Đơn vị tính: ha TT Đơn vị 2013 2014 2015 2016 Tổng cộng 1 Xã Thịnh Đức 8 0 0 5 13 2 Xã Tân Cƣơng 30 13 10 10 63 3 Xã Phúc Trìu 14 13 5 8 40 4 Xã Phúc Xuân 6 14 5 5 30 5 Xã Quyết Thắng 2 0 0 2 4 Tổng cộng 60 40 20 30 150

(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên)

4.3.3. Cần thực hiện quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

* Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

Tuỳ theo điều kiện cụ thể lựa chọn quy mô hợp lý cho vùng sản xuất, khu sản xuất tập trung nên đảm bảo các điều kiện sau:

- Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, nếu độ dốc quá cao khó khăn cho việc trồng trọt, thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp, dồi dào nƣớc ngầm, mùa mƣa thoát nƣớc nhanh, không bị úng. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: 18-25 0

C, ở khoảng nhiệt độ này cây chè sinh trƣởng khoẻ, tính chống chịu tốt, thuận lợi quản lý cây trồng tổng hợp. Độ ẩm không khí trung bình năm trên 80%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm trên 1.200 mm.

- Nguồn nƣớc, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hoá học và VSV. Cần xem xét kỹ nguồn nƣớc sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm hay không, nếu có cần đƣa ra biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả, đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dòng chảy, ống cống và khí thoát từ ống khói nhà máy. Xây dựng đƣợc các hồ đập giữ nguồn nƣớc mặt, tạo nguồn nƣớc tƣới và giữ ẩm trong mùa khô

- Trong trƣờng hợp vùng sản xuất bị ô nhiễm bất khả kháng, thì không tiến hành sản xuất chè.

* Giống chè

- Tìm hiểu để sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lƣợng cao và khả năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành. Các giống đƣợc trồng là giống đã đƣợc cấp quản lý có thẩm quyền cho phép phát triển. Mỗi vùng sản xuất nên cơ cấu giống địa phƣơng với các giống mới một cách hài hoà tuỳ theo từng vùng. Hiện nay, các giống mới LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, .

- Mật độ trồng: Các giống chè thân bụi hoặc nửa bụi (Kim Tuyên, LDP1…) trồng mật độ từ 1,8 – 2,8 vạn cây/ha, có thể trồng hàng kép.

* Quản lý đất

- Đất trồng chè phải đƣợc quản lý và sử dụng theo hƣớng ngăn ngừa mọi khả năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng.

- Giữ lại cành lá chè đốn (nƣơng chè năng suất 10 tấn/ha có thể cho lƣợng

Một phần của tài liệu Phát triển vùng chè đặc sản tân cương theo tiêu chuẩn vietgap (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)