Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất theo tiêu

Một phần của tài liệu Phát triển vùng chè đặc sản tân cương theo tiêu chuẩn vietgap (Trang 93)

5. Bố cục của Luận văn

4.3.4. Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất theo tiêu

chuẩn VietGAP

- Phát triển các mô hình canh tác chè tiên tiến tạo sản phẩm chè an toàn chất lƣợng cao gắn liền với bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ vi sinh và các loại phân phức hợp, áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ giá thành hạ kết hợp các biện pháp tủ rác, tƣới nƣớc giữ ẩm, giảm sử dụng các loại phân hoá học 30 - 40%.

- Quản lý theo tiêu chuẩn VietGAP, trú trọng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, làm tốt công tác dự tính dự báo sâu bệnh để hƣớng dẫn cho ngƣời làm chè kịp thời xử lý giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng những loại thuốc đƣợc phép sử dụng trên chè.

- Đổi mới các công cụ chế biến tạo sản phẩm chè an toàn thay thế tôn sắt bằng tôn INOX đảm bảo chất lƣợng hiệu quả đầu tƣ.

- Thiết kế bao bì mẫu mã bảo quản tốt sản phẩm hình thức đẹp.

- Khuyến khích các tổ chức các nhân, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, và kinh nghiệm truyền thống để tạo sản phẩm có giá trị cao và có sức mạnh trên thị trƣờng.

- Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến theo hƣớng năng suất, chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm (tạo ra 100% sản phẩm chè đảm bảo độ an toàn) đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhƣ cầu thị trƣờng.

- Khuyến khích ngƣời làm chè sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để đầu tƣ cho sản xuất.

- Áp dụng đồng bộ công nghệ cao từ sản xuất – chế biến – bao bì đóng gói tạo logo và thƣơng hiệu cho sản phẩm chè thành phố. Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sản xuất cho ngƣời làm chè thông qua chƣơng trình đào tạo và ứng dụng khoa học vào sản xuất tại địa phƣơng.

- Đào tạo, tập huấn cho các đối tƣợng tham gia các đề án chè nâng cao kỹ năng quản lý - sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm các đối tƣợng bao gồm: hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè.

4.3.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm chè, xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát đánh giá chất lượng chè theo tiêu chuẩn VietGAP

- Chất lƣợng sản phẩm chè do nhiều yếu tố tác động nhƣ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, thời tiết, giống chè, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái, công nghệ chế biến, bảo quản, mẫu mã, bao gói, nhãn hiệu, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ chè.

- Hiện nay, tiêu chuẩn chất lƣợng chè đƣợc công bố bao gồm tiêu chuẩn do cơ sở sản xuất kinh doanh chè tự xây dựng, tiêu chuẩn ngành chè, các quy định kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế hoặc khu vực, tiêu chuẩn nƣớc ngoài đƣợc cơ sở sản xuất kinh doanh chấp nhận để áp dụng đối với sản phẩm hàng hoá chè của mình và đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có

- Cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho việc xin cấp chứng nhận cho các đơn vị sản xuất, sơ chế và kinh doanh đăng ký đƣợc cấp giấy chứng nhận VietGAP, tiêu chuẩn về hữu cơ và các tiêu chuẩn khác nhƣ GLOBALGAP và HACCP.

- Chất lƣợng sản phẩm (chu trình hình thành chất lƣợng sản phẩm của ISO 9004 và TCVN 5204 đƣợc chia thành 2 phần hệ sản xuất và tiêu dùng nhƣ sau: Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng về số lƣợng, yêu cầu về chất lƣợng, mục tiêu kinh tế cần đƣợc xây dựng, quy định chất lƣợng sản phẩm, xác định nguồn nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu, triển khai công nghệ sản xuất, sản xuất thử, dự toán chi phí sản xuất, giá thành, giá bán, tiến hành sản xuất sản phẩm chè, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm chè, tìm biện pháp đảm bảo chất lƣợng quy định, bao gói, nhãn hiệu, tổ chức dự trữ, bảo quản, bán hàng, dịch vụ kỹ thuật, bảo hành, hƣớng dẫn sử dụng sản phẩm, trƣng cầu ý kiến khách hành về chất lƣợng, số lƣợng sản phẩm chè, lập kế hoạch cho sản xuất chè tiếp theo.

- Các cơ sở sản xuất, chế biến cần thực hiện các tiêu chuẩn và chu trình hình thành chất lƣợng sản phẩm để nâng cao chất lƣợng chè ở thành phố Thái Nguyên.

- Cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chè ở thành phố Thái Nguyên nhƣ:

- Lựa chọn cơ cấu, tỷ lệ các giống chè hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đảm bảo cung cấp nguyên liệu, vật liệu đồng bộ và tăng cƣờng kiểm tra chất lƣợng nguyên vật liệu cho sản xuất. Quản lý việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, việc thực hiện kỹ thuật sản xuất và quy trình công nghệ. Đầu tƣ đổi mới máy móc, thiết bị, đào tạo, bồi dƣỡng ngƣời sản xuất chè có kỹ thuật, tay nghề và trình độ chuyên môn về chất lƣợng chè.

- Phối hợp với tỉnh duy trì công tác quản lý, kiểm tra chất lƣợng chè áp dụng quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng theo chuẩn ISO, GMP. Xây dựng phƣơng thức phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa công tác kiểm tra giám sát và thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lƣợng cao. Từng bƣớc xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng và tiêu thụ sản phẩm chè đặc sản ở thành phố Thái nguyên. Xây dựng thƣơng hiệu cho chè đặc sản, chè xanh chất lƣợng cao thành phố Thái Nguyên.

4.3.6. Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP

- Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền qua đài truyền thanh truyền hình thành phố, in ấn tờ rơi, in tem nhãn chỉ dẫn địa lí Tân Cƣơng cho sản phẩm chè vùng Tân Cƣơng, các biểu tƣợng, lô gô trên bao bì. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại thông qua các hoạt động hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc, Festival chè, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hoá và sản phẩm chè của họ trên thị trƣờng nội địa và thế giới.

- Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè. Tăng cƣờng liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các đối tác nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng tiềm lực xuất khẩu.

- Đầu tƣ phát phát triển thƣơng hiệu chè đặc sản Tân Cƣơng. Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng và phát triển thƣơng hiệu nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình. Coi dây là cách thâm nhập và củng cố vị thế của chè đặc sản Tân Cƣơng trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức các nhân đăng ký sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hƣớng dẫn ngƣời dân lập hồ sơ đăng ký xuất chè, chế biến chè an toàn (thủ tục hồ sơ đƣợc quy định tại Quyết định số: 99/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 của bộ Nông nghiệp và PTNT Quyết định ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn và Quyết định 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 Quyết định ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP cho rau, quả, chè an toàn).

- Thành phố Thái Nguyên cần có bộ phận đƣa thông tin định kỳ hàng tuần thị trƣờng giá cả chè thành phố, các cơ chế chính sách của tỉnh, thành phố cho đông đảo nhân dân và ngƣời làm chè biết.

- Tìm kiếm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, hỗ trợ các HTX chè xây dựng các điểm bán hàng. Đẩy mạnh thị trƣờng nội tiêu trong nƣớc, hình thành và phát triển thƣơng hiệu mạnh, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các tỉnh Thành phố lớn, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và trang Web của thành phố,

- Khuyến khích các HTX, trang trại sản xuất, nhóm hộ làm chè liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu (đăng ký mẫu mã giới thiệu và bán sản phẩm trên thị trƣờng).

- Cập nhật thông tin thị trƣờng hàng ngày và dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất tiêu thụ chè (tuần, tháng).

4.3.7. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè theo tiêu chuẩn VietGAP

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố Thái Nguyên là tƣơng đối khá, trong những năm vừa qua hệ thống này đã đắc lực phục vụ cho sự phát triển sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển của thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì cơ sở hạ tầng của thành phố cần phải đƣợc tập trung đầu tƣ, nâng cấp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là cần thiết.

- Phối hợp các ngành, các cấp xây dựng vùng sinh thái chè, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng chè an toàn bảo vệ môi trƣờng kết hợp đầu tƣ xây dựng hồ đập nƣớc, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống bán hàng tại gia đình, tại các chợ địa phƣơng từng bƣớc hình thành tuyến du lịch sinh thái kết hợp tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho vùng chè đặc sản của thành phố.

- Hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc kịp thời để có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chè là vấn đề quan trọng :

- Tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông cấp huyện, xã, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè.

- Đào tạo các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo quản chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân vùng dự án chè.

- Thiết lập hệ thống quản lý an toàn sản phẩm.

- Cải thiện trang thiết bị, năng lực cán bộ về chất lƣợng an toàn thực phẩm.

4.3.8. Giải pháp về các chính sách phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương theo tiêu chuẩn VietGAP

* Hỗ trợ đầu tư phát triển mở rộng diện tích, năng suất chất lượng chè.

- Mở rộng diện tích, đặc biệt là khai thác các diện tích chuyển đổi từ cây trồng kém giá trị nhƣ : vải, nhãn, hồng... thay thế bằng cây chè có giá trị kinh tế cao đặc biệt là các giống cho năng suất và chất lƣợng.

* Xây dựng mô hình sản xuất chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

- Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu nhƣ giống, canh tác, bảo vệ thực vật. Xây dựng mô hình sản xuất với quy

mô từ 30- 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tƣới nƣớc, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lƣợng cao.

- Hỗ trợ 50% kinh phí cho việc xây dựng hệ thống giàn tƣới chè và trang thiết bị cho 1 trung tâm đóng gói sản phẩm (xây trung tâm, máy hút chân không, máy ủ hƣơng, máy đóng gói sản phẩm).

- Phối hợp với các tổ chức thực hiện mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn từ khâu thẩm định điều kiện sản xuất, tổ chức sản xuất, quản lý chứng nhận sản phẩm chè chè an toàn theo tiêu chuẩn.

- Khuyến khích các hộ nông dân, doanh nghiệp và HTX xây dựng mô hình mẫu về sản xuất, chế biến, đống gói và kinh doanh an toàn.

* Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát đánh giá chất lượng chè

- Tăng cƣờng công tác bình tuyển, thẩm định và công nhận các cây chè đầu dòng, các vƣờn cây đầu dòng, đảm bảo hom giống đƣa vào sản xuất có nguồn gốc rõ ràng. Tổ chức sản xuất giống chè tại chỗ, chủ động cung cấp đủ giống cho trồng mới và trồng lại chè. Nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận chất lƣợng giống chè, đảm bảo 100% lƣợng giống chè đƣa vào sản xuất đều đƣợc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, không để giống không rõ nguồn gốc, giống không phù hợp với vùng sinh thái đƣa vào sản xuất đại trà.

- Xây dựng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, chứng nhận chất lƣợng sản phẩm chè.

* Hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ chế biến chè, xây dựng mô hình sản xuất

- Đầu tƣ xây dựng hạ tầng cho vùng sản xuất chè tập trung nhƣ hệ thống giao thông, hệ thống tƣới nƣớc, nhà sơ chế sản phẩm, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của sản xuất, chế biến chè an toàn, hiệu quả.

- Hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ chế biến chè: Tiếp tục khuyến khích các hộ áp dụng quy trình chế biến chè an toàn bằng đầu tƣ công nghệ sinh học và sử dụng INÔX thay thế tôn sắt cho máy sao và máy vò chè với mức hỗ trợ 50% giá trị thiết bị tại thời điểm đầu tƣ.

- Mở rộng diện tích chè sử dụng máy, công cụ cải tiến trong khâu làm cỏ, bón phân và đốn chè nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu quả trong sản xuất

chè. Sử dụng công nghệ cao trong bảo quản, đóng gói sản phẩm nhƣ máy hút chân không, máy ủ hƣơng, máy đóng gói nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

- Xây dựng, phát triển làng nghề truyền thống thu hút lao động. Khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, chú trọng khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái.

- Khuyến khích nông dân thực hiện các chƣơng trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm có sự tham gia của HTX, nông dân với các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học.

- Xây dựng mô hình sản xuất chè theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt với quy mô từ 30- 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tƣới nƣớc, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lƣợng cao.

* Chính sách đầu tư về vốn

- Để phát triển sản xuất chè cần có chính sách đầu tƣ, hỗ trợ vốn cho sản xuất chè. - Hỗ trợ vốn để trồng mới, ngƣời trồng chè tuỳ theo nhu cầu vay vốn để có thể vay vốn dài hơn với lãi suất ƣu đãi. Mức vay cao nhất từ 10-20 triệu đồng/hộ, thời hạn vay là 5 năm, bắt đầu trả và trả dần trong 3 năm tiếp theo. Số tiền vay đƣợc này các hộ chủ yếu đầu tƣ vào làm lƣới, máy bơm nƣớc tƣới chè, công cụ, dụng cụ vật tƣ cho sản xuất chè.

- Tăng cƣờng liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nƣớc để tạo vốn đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh phát triển sản xuất chè.

- Khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất chè để nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Nhân dân làm, Nhà nƣớc hỗ trợ theo quy hoạch.

* Chính sách hỗ trợ của thành phố

- Về giống : Hỗ trợ trồng chè giống mới theo chỉ đạo của thành phố bằng phƣơng pháp giâm cành, phục tráng giống chè trung du (tuyển chọn nhân giống và trồng ra sản xuất): 100% giá giống.

- Về đất đai : Cho chuyển đổi đất không chủ động nƣớc, gò đồi, soi bãi đủ điều kiện sang trồng chè.

- Đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật: Hỗ rợ 100% kinh phí đào tạo nâng cao kiến thức cho nông dân về kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn theo hƣớng VietGAP.

+ Khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất chế biến chè an toàn bằng đầu tƣ công nghệ sinh học và sử dụng tôn Inox thay thế tôn sắt cho máy sao và máy vò chè với mức hỗ trợ 50% giá trị thiết bị tại thời điểm đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng chè đặc sản tân cương theo tiêu chuẩn vietgap (Trang 93)