Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 97)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

5.2.4.1. Quản lý chất lượng cho vay

Thời gian qua Saigonbank đã thực hiện khá tốt công tác tín dụng tuy nhiên giai đoạn này vẫn còn phát sinh các khoản nợ xấu làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Theo kết quả nghiên cứu thì các

85

khoản nợ xấu này phát sinh từ nhóm khách hàng vay trong lĩnh vực thƣơng nghiệp là chủ yếu. Đối tƣợng khách hàng này vay nhằm mục đích sử dụng để đầu tƣ và trang trải chi phí cho hoạt động sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ vì thế cần một lƣợng vốn lƣu động lớn. Muốn kiềm chế và kiểm soát nợ xấu trong nhóm thƣơng nghiệp chi nhánh cần phải thực hiện tốt công tác thẩm định quy trình cho vay, các món vay phải đƣợc đảm bảo bằng tài sản thế chấp, hoặc cho vay tín chấp đối với các đối tƣợng là các doanh nghiệp thƣơng mại lớn thì phải thực hiện công tác kiểm tra thƣờng xuyên các khoản giải ngân và sử dụng vốn, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng để có hƣớng khắc phục kịp thời, tránh cho vay dàn trải khó thu hồi khi gặp sự cố.

Đối tƣợng cho vay chính của chi nhánh đó là nhóm khách hàng doanh nghiệp và cho vay các hoạt động phục vụ cá nhân và hộ gia đình, đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân hộ gia đình đi vay để phục vụ các hoạt động sinh hoạt hay mua sắm, khi cho vay trong hoạt động này thì đa phần là các món vay không vì mục đích sinh lời vì thế chi nhánh cần thận trọng trong công tác thẩm định hồ sơ vì nếu không làm tốt khâu này thì phần thu hồi nợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điểm đặc thù của các khoản vay này là có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn, tài sản thế chấp thƣờng không có hoặc có giá trị không cao vì thƣờng thƣờng là các khoản cho vay tín chấp hay thông qua bảng lƣơng. Vì thế muốn nâng cao chất lƣợng đối với nhóm khách hàng này chi nhánh cần kiểm tra kỹ điều kiện của từng món vay để có những mức thấu chi và hạn mức tín dụng hợp lý. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp giai đoạn kiểm tra và thẩm định đối với tài sản đảm bảo là qua trọng nhất, vì tài sản đảm bảo của doanh nghiệp có thể là nhà xƣởng hoặc máy móc thiết bị, đây là những tài sản có độ nhạy thấp và tính thanh khoản kém, vì thế công tác thẩm định của cán bộ tín dụng phải thật sự khách quan và chính xác, tránh trƣờng hợp tài sản đƣợc thế chấp ở nhiều ngân hàng đến khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể thì các TCTD đến kê biên tài sản khi đó việc giải chấp là rất khó giải quyết gây thiệt hại cho chi nhánh.

5.2.4.2. Tăng cường công tác thu nợ

Công tác thu nợ thời gian qua tại Saigonbank Cần thơ đƣợc thực hiện khá tốt nhƣng có chiều hƣớng giảm trong những năm gần đây. Trƣớc thực trạng thu nợ đối với các lĩnh vực nhƣ thƣơng nghiệp, cho vay hoạt động phục vụ cá nhân hộ gia đình mà đặc biệt là thu nợ trong lĩnh vực xây dựng gặp nhiều khó khăn, có chiều hƣớng sụt giảm trong những

86

năm vừa qua. Trƣớc tình hình đó đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác thu nợ và kiểm soát nợ trong lĩnh vực này, với đặc thù của lĩnh vực xây dựng là nguồn vốn đầu tƣ lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tƣ chậm nên chi nhánh chỉ nên cho vay các món trung và dài hạn, muốn đảm bảo công tác thu nợ của lĩnh vực này thì chi nhánh cần chú ý đến chu kỳ hoạt động cũng nhƣ các hạn mục mà doanh nghiệp đề nghị vay, từ đó có thòi hạn cho vay hợp lý và mức lãi suất phù hợp.

5.2.4.3. Đẩy mạnh đầu tư và mở rộng dịch vụ

Một trong những vấn đề mà chi nhánh cần quan tâm đó là chỉ tập trung vốn vào hoạt động tín dụng mà chƣa quan tâm nhiều đến công tác đâu tƣ, mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Một ngân hàng hiện đại luôn quan tâm và đa dạng hóa danh mục hoạt động để phân tán rủi ro và nâng cao nguồn thu cho đơn vị. Saigonbank có thế mạnh về đầu tƣ chứng khoán và đã thành lập sàn giao dịch chứng khoán SGB Curities Gateway đây là một lợi thế mà ngân hàng có đƣợc, vì thế chi nhánh đang có lợi thế rất lớn, khi sàn giao dịch chứng khoán vận hành và đi vào hoạt động thì việc tiếp cận thị trƣờng này là rất thuận tiện, với thuận lợi là sàn giao dịch chứng khoán của hội sở và đƣợc tích hợp vào hệ thống CoreBanking nên Saigonbank Cần Thơ có nhiều lợi thế khi tham gia thị trƣờng này vì có thể phân tích sâu và hệ thống cơ sở dự liệu rộng để đầu tƣ loại hình mang nhiều lợi nhuận này.

Ngoài ra loại hình kinh doanh ngoại tệ là khá phát triển, với điều kiện là chi nhánh cấp 1 thì việc giao dịch và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh sẽ thuận tiện hơn vì đƣợc lợi thế quy mô có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, các doanh nghiệp cũng sẽ lựa chọn những điểm giao dịch uy tín và chất lƣợng để tiến hành giao dịch vì thế chi nhánh sẽ có nhiều lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh này.

Dịch vụ bảo lảnh cũng là loại hình kinh doanh chi phí thấp lợi nhuận cao, nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Muốn phát triển loại hình này tại đơn vị thì điều quan trọng là công tác thẩm định khách hàng là khâu hết sức quan trọng, vì đây cũng giống nhƣ loại hình cho vay tín chấp, ngân hàng hàng toàn có thể bị thiệt hại. Biết đƣợc nguy cơ và những rủi ro tiềm ẩn chi nhánh có thể tránh rỏi những rủi ro này và có thể phát triển loại hình dịch vụ này.

87

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN CHUNG

Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là công việc hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng, đây là cơ sở để đánh giá, nhận định những thành tựu và hạn chế, cũng nhƣ những ƣu điểm và điểm yếu mà ngân hàng đã đối mặt trong thời gian qua. Qua phân tích đề tài đã chỉ ra xu hƣớng biến động của tình hình hoạt động kinh doanh của Saigonbank Cần Thơ, cùng với với phân tích sâu các mảng hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh từ huy động cho đến sử dụng vốn và kể cả các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh nhận thấy trong thời gian vừa qua Saigonbank Cần Thơ đã có nhiều thành tựu đáng khen ngợi trên nhiều phƣơng diện nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh khá khả qua, tỷ lệ chi phí trên thu nhập đã ngày càng thấp xuống, tình hình huy động vốn đối với nhóm tiền gửi tiết kiệm của dƣ cƣ ngày một nâng cao, tình hình tín dụng ngày một cải thiện và có nhiều bƣớc tiến quan trọng.

Tuy nhiên Saigonbank Cần Thơ đang phải đối đầu với các khó khăn thách thức mà chi nhánh đang phải đối mặt, lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh bị sụt giảm nghiêm trọng mà điển hình là thu nhập thấp đỉnh điểm trong năm 2013, tình trạng nợ xấu diễn biến ngày một phức tạp và tăng cao trong thời gian vừa qua làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, tình hình chi phí còn ở mức cao so với thu nhập của chi nhánh. Từ những thành tựu và hạn chế nhận thấy trong đề tài chi nhánh cần nhìn nhận một cách khách quan, thẳng thắng nhìn nhận những hạn chế, phát huy những thành tựu đạt đƣợc để quản lý các hoạt động của ngân hàng ngày một tốt hơn nữa.

Từ những nhận định và đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể đề tài nhận thấy các chỉ tiêu về huy động và sử dụng vốn của Saigonbank Cần Thơ đạt tỷ lệ khá cao, các chỉ tiêu này đã đạt và vƣợt mức tiêu chuẩn đề ra, vốn huy động của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, tình hình dƣ nợ vẫn ở mức cao, hệ số thu nợ và vòng quay tín dụng cũng khá tốt. Đối với khả năng sinh lời của chi nhánh đề tài nhận thấy các chỉ tiêu đánh giá nhìn chung có xu hƣớng tăng và đang ở ngƣỡng cho phép, tuy nhiên tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng khá lớn thể hiện chi nhánh ít quan tâm để việc phát triển các sản phẩm dịch vụ khác, chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản còn thấp, lợi

88

nhuận ngân hàng thu về còn khá thấp so với mức tài sản bỏ ra đầu tƣ. Về đánh giá an toàn vốn và khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng đƣợc đảm bảo và đang ở ngƣỡng an toàn, tính thanh khoản của chi nhánh ở mức tƣơng đối cao.

Qua phân tích và đánh giá đề tài đã đề ra các biện pháp từ nâng cao thu nhập, cắt giảm chi phí cho đến nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động và sử dụng vốn, trên cơ cơ các tồn tại và hạn chế mà chi nhánh đang mắc phải. Từ đó góp phần đƣa Saigonbank Cần Thơ hoạt động ngày một hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh của chi nhánh đối với các ngân hàng hàng trên cùng địa bàn.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Điều hành thu nhập và quản lý chi phí

Điều hành thu nhập

Trong quá trình phân tích và nghiên cứu đề tài nhận thấy tình hình thu nhập của Saigonbank Cần Thơ thời gian qua là khá ổn định nhƣng còn một số tồn tài nhất định đề tài góp ý nhƣ sau:

Thứ nhất, trong thời gian tới chi nhánh cần đa dạng hóa các hoạt động, mỡ rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhƣ: đẩy mạnh dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, phát triển sản phẩm khác nhƣ bảo lảnh ngân hàng, kinh doanh thẻ,… để đa dạng hóa nguồn thu, chi nhánh không quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Thứ hai, dựa vào tiềm năng thế mạnh của mình là Saigonbank có hẳn một sàn giao dịch chứng khoán SBG Securies Gateway đƣợc phát triển dựa trên dự án phát triển công nghệ ngân hàng CoreBanking mà hội sở đã đầu tƣ, những năm vừa qua nguồn thu từ kinh doanh chứng khoán đầu tƣ của chi nhánh tuy có nhƣng chƣa cao, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của đơn vị trực thuộc, vì thế chi nhánh cần quan tâm phát triển loại hình đầu tƣ này hơn nữa trong thời gian tới, góp phần nâng cao thu nhập và đa dạng hóa loại hình đầu tƣ cho đơn vị.

Quản lý chi phí

Vấn đề chi phí của chi nhánh thời gian qua đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hƣởng nghiệm trọng đến lợi nhuận của chi nhánh. Saigonbank cần trú trọng phát triển công nghệ ngân hàng, áp dụng phƣơng thức thanh toán hiện đại vào dây chuyền quản lý và hoạt động nghiệp vụ, làm đƣợc vấn đề này không những cắt giảm đƣợc chi phí phát

89

sinh của ngân hàng mà còn phát triển nghiệp vụ, tối đa hóa tiện ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ.

6.2.2. Chú trọng công tác huy động và sử dụng vốn

Trong công tác huy động vốn

Cần có những biện pháp cụ thể nhằm thu hút lƣợng tiền gửi thanh toán khá lớn từ các TCKT, tăng doanh số tiền gửi trong nhóm doanh nghiệp nhƣ: ký kết hợp tác thanh toán, thực hiện thu chi chuyển trả và nhận đối với các doanh nghiệp tiềm năng. Làm đƣợc điều này sẽ làm tăng đáng kể lƣợng vốn huy động tại chi nhánh, hơn thế nữa ngân hàng còn có thêm những mối quan hệ mới và đẩy hoạt động tín dụng cũng phát triển theo.

Trong công tác sử dụng vốn

Quá trình sử dụng vốn tại Saigonbank Cần Thơ thời gian qua là khá tốt doanh số cho vay có dấu hiệu tăng trƣởng, công tác thu nợ đạt ở mức cao. Tuy nhiên chi nhánh còn đối mặt với những tồn tại trong hoạt động tín dụng của mình đó là tình trạng nợ xấu diễn biến phức tạp trong thời gian qua, nợ xấu không ngừng tăng cao, đây là vấn đề đáng báo động trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần có những chiến lƣợc phù hợp trong công tác tín dụng, khâu quan trong nhất là thẩm định hồ sơ khách hàng, đánh giá năng lực tài chính và khả năng chi trả đối với khoản nợ vay, làm tốt công tác này sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho chi nhánh.

Bên cạnh đó chi nhánh còn quá tập trung vốn vào công tác tín dụng mà chƣa sử dụng vốn để đầu tƣ vào các loại hình khác nhƣ: kinh doanh ngoại tệ, hay đầu tƣ chứng khoán,… kinh doanh ngoại tệ là loại hình khá phát triển trong các TCTD trong những năm gần đây, tạo nguồn thu lớn cho các ngân hàng. Sử dụng vốn để đa dạng hóa loại hình đầu tƣ và kinh doanh sẽ góp phần đƣa ngân hàng ngày một phát triển và phân tán rủi ro trong kinh doanh.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

3. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí khoa học, số 21a, trang 158 – 168.

4. Tô Thị Thƣ Nhàn, 2012. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Xuân Nhật, 2007. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM CP Đông Á đến năm 2015. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Hoàng Văn Thắng, 2009. Ứng dụng mô hình Camel trong phân tích tài chính tại NHTM CP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học ngoại thƣơng.

7. Ngân hàng nhà nƣớc, 2008. Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về ban hành quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 3 năm 2008.

8. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật số 47/2010/QH12 - Luật các tổ chức tín dụng. Tháng 6 năm 2010.

9. Thƣ viện điện tử bách khoa toàn thƣ (Wikipedia), 2014. Hệ tống đánh giá CAMEL <http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91 ng_%C4%91%C3%A1nh_gi%C3%A1_CAMEL>. [Ngày truy cập: 09 tháng 9 năm 2014]

10. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, 2011. Tỷ lệ an toàn vốn tự có của tổ chức tín dụng <http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=articl e&id=1596&catid=43&Itemid=90>.[Ngày truy cập: 08 tháng 9 năm 2014]

11. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, 2011. Đôi điều cần biết về mô hình CAMEL <http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view= article&id=1562:oi-iu-cn-bit-v-mo-hinh-camels-&catid=43:aoto&Itemid=90>. [Ngày truy cập: 08 tháng 9 năm 2014].

12. Thời báo ngân hàng, 2013. Thanh tra giám sát bằng mô hình CAMEL có thể áp dụng đầy đủ từ năm 2015 <http://thoibaonganhang.vn/index.php /tin- tuc/2-thanh-tra-giam-sat-theo-mo-hinh-camels--co-the-ap-dung-day-du-tu- nam-2015-11146.html>. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2014].

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 97)