Phân tích vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 52)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.Phân tích vốn huy động

4.2.1. Thực trạng huy động vốn

4.2.1.1. Vốn huy động có kỳ hạn

Bảng 4.6: Tình hình vốn huy động có kỳ hạn của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU (tháng) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T đầu năm 2013 2014 Dƣới 1 11.147 6.216 5.432 6.779 6.776 1 – dƣới 3 123.376 83.739 120.661 98.081 69.343 3 – dƣới 6 89.041 59.668 22.781 119.882 55.825 6 – dƣới 12 12.441 9.548 55.610 21.298 10.186 12 – dƣới 18 2.876 65.809 1.718 5.909 76.180 Trên 18 48 48 51 42 52 Tổng VHĐ 238.929 225.028 206.253 251.991 218.362

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời hạn tiền gửi của Saigonbank qua ba năm có rất nhiều biến động. Nhìn chung tổng nguồn VHĐ của Saigonbank không biến động nhiều, nhƣng cơ cấu các loại kỳ hạn tiền gửi thay đổi liên tục qua các năm. Đáng chú ý nhất ở năm 2012 khách hàng đồng loạt chuyển danh mục gửi tiền từ các kỳ hạn khác vào kỳ hạn từ 12 đến 18 tháng nâng mức tiền gửi ở kỳ hạn này lên con số 65.809 triệu đồng, làm cho chỉ tiêu này tăng vọt lên 2188,21% so với cùng kỳ năm 2011.

40

Bảng 4.7: So sánh tình hình vốn huy động có kỳ hạn của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014)

ĐVT: Triệu đồng So sánh chênh lệch CHỈ TIÊU (tháng) 2012/2011 2013/2012 6T đầu năm 2014 với cùng kỳ 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dƣới 1 -4.931 -44,24 -784 -12,61 -3 -0,04 1 – dƣới 3 -39.637 -32,13 37.578 44,88 -28.738 -29,30 3 – dƣới 6 -29.373 -32,99 -36.887 -62,90 -63.492 -53,26 6 – dƣới 12 -2.893 -23,25 46.062 482,42 -11.112 -52,17 12 – dƣới 18 62.933 2188,21 -64.091 -97,39 70.271 1189,22 Trên 18 0 x 3 6,25 10 23,81 Tổng VHĐ -13.901 -5,81 -18.775 -8,34 -33.629 -13,74

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Nếu ở năm 2012 khách hàng tập trung gửi tiền ở kỳ hạn 12 đến 18 tháng thì đến năm 2013 khách hàng gửi tiền tập trung vào hai kỳ hạn đó là từ 3 đến 6 tháng và kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng, đáng chú ý hơn ở kỳ hạn 6 đến 12 tháng số tiền gửi của khách hàng tăng 482,42% so với năm 2012, bên cạnh đó các loại kỳ hạn khác cũng sụt giảm khá mạnh, điển hình là kỳ hạn 12 đến 18 tháng giảm đến 97,39% so với cùng kỳ năm trƣớc, nhƣng nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2013 tƣơng đối ổn định tuy nhiên có phần sụt giảm so với năm 2012.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình huy động vốn của Saigonbank Cần Thơ theo kỳ hạn tiền gửi cũng tƣơng đối ổn định và có chiều hƣớng tăng, tăng mạnh nhất đó là kỳ hạn từ 12 đến dƣới 18 tháng so với cùng kỳ năm 2013 thì kỳ hạn này đã tăng 1189,22% với số vốn huy động đối với kỳ hạn này là 76.180 triệu đồng. Đối với kỳ hạn trên 18 tháng cũng tăng mạnh 23,81% nâng vốn huy động đối với kỳ hạn này lên mức 53 triệu đồng. Mặc khác trái với xu hƣớng tăng trƣởng của nhóm tiền gửi dài hạn là xu hƣớng sụt giảm của nhóm tiến gửi ngắn và trung hạn, cụ thể: so với cùng kỳ năm 2013 tiền gửi huy động đối với kỳ hạn từ 3 đến dƣới 6 tháng của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 55.725 triệu đồng giảm 53,26%. Kỳ hạn từ 6 tháng đến dƣới 12 tháng cũng sụt giảm 52,17% tƣơng đƣơng với số tuyệt đối giảm là 11.112 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013.

41

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự thay đổi qua các kỳ hạn gửi tiền là do trong năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, và chính sách lãi suất của NHNN có những điều chỉnh mới nên ngƣời dân đã chọn phƣơng án an toàn là gửi tiền dài hạn để hƣởng ƣu đãi về lãi suất và đây cũng là kênh đầu tƣ an toàn. Trong năm 2013, nên kinh tế bắt đầu khởi sắc, tỷ lệ đầu tƣ vào các lĩnh vực hoạt động tƣơng đối cao, ngƣời dân và doanh nghiệp có xu hƣớng gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn để đầu tƣ và xoay vòng vốn nhanh nên trong giai đoạn này các kỳ hạn ngắn đƣợc đa số khách hàng lựa chọn.

4.2.1.2. Vốn huy động theo loại hình tiền gửi

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Hình 4.4: Thể hiện tình hình huy động vốn theo loại hình tiền gửi của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014)

Vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế, đặc biệt là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp gửi vào nhằm mục đích phục vụ công tác thanh toán cho các đối tác và các hoạt động kinh tế phát sinh. Vì thế loại tiền gửi thanh toán có tính ổn định không cao, do doanh nghiệp hay cá nhân có ý định đầu tƣ hay sử dụng tiền nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời hay đang có quyết định đầu tƣ. Tại Saigonbank Cần Thơ tiền gửi thanh toán chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn huy động, chƣa đến 5% tổng vốn huy động của chi nhánh. Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm có quy mô hết sức ấn tƣợng, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm rất cao trong tổng tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm xuất phát từ các khoản tiền nhàn rổi trong dân cƣ, gửi tiền tiết kiệm cũng đƣợc xem là một kênh đầu tƣ an toàn cho nhà đầu tƣ.

2011 2012 2013 6T2013 6T2014 8.265 5.868 4.566 4.962 5.962 230.664 219.160 201.687 247.029 212.400 238.929 225.028 206.253 251.991 218.362

42

Bảng 4.8: So sánh chênh lệch vốn huy động theo loại hình tiền gửi của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014)

ĐVT:Triệu đồng

So sánh chênh lệch

CHỈ TIÊU 2012/2011 2013/2012

6T đầu năm 2014 với cùng kỳ 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % TG thanh toán -2.397 -29,00 -1.302 -22,19 1.000 20,15 TG tiết kiệm -11.504 -4,99 -17.473 -7,97 -34.629 -14,02 Tổng VHĐ -13.901 -5,81 -18.775 -8,34 -33.629 -13,74

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Qua ba năm tiền gửi tiết kiệm của Saigonbank Cần Thơ có dấu hiệu sụt giảm liên tục, tuy tốc độ này không đáng kể ở năm 2012 tiền gửi tiết kiệm giảm 4,99% so với năm 2011 và năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm nhẹ ở mức 7,97% so với năm 2012. Nổi bậc ở tiền gửi tiết kiệm đó là Saigonbank đã huy động đƣợc 230.644 triệu đồng, sau đó giảm nhẹ xuống còn 219.160 triệu đồng ở năm 2012. Tuy nhiên nhìn chung tiền gửi tiết kiệm sau ba năm có chiều hƣớng giảm nhƣng không đáng kể.

Theo đà sụt giảm của tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán của Saigonbank sau ba năm cũng có chiều hƣớng đi xuống. Năm 2011 tiền gửi thanh toán của chi nhánh là 8265 triệu đồng, năm 2012 đạt 5868 triệu đồng giảm 2397 triệu đồng, tỷ lệ giảm 29% so với năm 2011. Năm 2013 tiền gửi thanh toán của Saigonbank là 4566 triệu đồng, giảm 1302 triệu đồng tỷ lệ giảm 22,19% so với năm 2012, cũng trong năm này tiền gửi tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh có xu hƣớng giảm nhẹ 7,79%

Đến 6 tháng đầu năm 2014 là sự tăng trƣởng trở lại của nhóm tiền gửi thanh toán sau giai đoạn sụt giảm liên tiếp, tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh tăng 20,15% so với cùng kỳ năm 2013 đạt mức 5.962 triệu đồng. Trái ngƣợc với xu hƣớng gia tăng của tiền gửi thanh toán là đà sụt giảm tiếp tục của nhóm tiền gửi tiết kiệm, trong 6 tháng đầu năm 2014, tiền gửi tiết kiệm của Saigonbank Cần Thơ đã giảm 14,02% tƣơng đƣơng với số tuyệt đối giảm 33.629 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013.

Trƣớc xu thế giảm liên tục của tiền gửi thanh toán và tiền kiệm của Saigonbank trong giai đoạn này, nguyên nhân là do giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 NHNN liên tục điều chỉnh chính sách lãi suất, từ 14% năm 2011 xuống dần còn gần 7% tháng 6 năm 2014. Với đà giảm giảm suất này, ngƣời gửi tiền không còn mặn mà với kênh đầu

43

tƣ gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng nữa, nên việc huy động vốn của ngân hàng là cục kỳ khó khăn, khách hàng bắt đầu chuyển dần sang các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, kinh doanh chứng khoán hay các loại hình kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Cần Thơ. Tuy nhiên trƣớc tình hình đó ban giám đốc chi nhánh đã có những chính sách kiệp thời nhằm giật dậy đà suy giảm của vốn huy động bằng những hành động cụ thể nhƣ: chƣơng trình gửi tiền tiết kiệm trúng thƣởng, chính sách ƣu đãi cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm,… với những biện pháp kịp thời phần nào chi nhánh cũng giữ vững mức vốn huy động.

4.2.1.3. Vốn huy động phân theo đối tượng gửi

Vốn huy động của Saigonbank phân theo đối tƣợng gửi gồm có tiền gửi từ các TCKT và tiền gửi dân cƣ. Tiền gửi của các TCKT ở Saigonbank gồm các doanh nghiệp thuộc 4 loại hình sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân và hộ kinh tế cá thể. Đối tƣợng gửi tiền nhóm dân cƣ gồm các cá nhân, hộ gia đình tham gia gửi tiền. Việc phân loại này giúp chúng ta thấy đƣợc tỷ trọng và cơ cấu của đối tƣợng gửi tiền tại chi nhánh, nhóm tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng khá cao, trên 97% trong tổng nguồn vốn huy động phân theo loại hình này. Tình hình huy động vốn của Saigonbank Cần Thơ đƣợc thể hiện qua hình sau:

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Hình 4.5: Thể hiện tình hình huy động vốn theo đối tƣơng gửi của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014)

Nhìn chung giai đoạn từ năm 2011 đến quý 2 năm 2014 tiền gửi của các TCKT ở chi nhánh có chiều hƣớng sụt giảm liên tục, năm 2011 tiền gửi của các TCKT đạt 6855 triệu đồng, năm 2012 đạt 4675 triệu

2011 2012 2013 6T2013 6T2014 6.855 4.675 2.632 5.869 3.978 232.072 220.380 203.621 246.122 214.384 238.929 225.028 206.253 251.991 218.362 TG Tổ chức KT TG dân cư Tổng VHĐ

44

đồng giảm 1380 triệu đồng tỷ lệ giảm 31,80% so với năm 2011. Đến năm 2013 chỉ tiêu này còn tiếp tục sụt giảm 43,70% chỉ còn 2632 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

Bảng 4.9: So sánh chênh lệch vốn huy động theo loại hình kinh tế của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014)

ĐVT: Triệu đồng

So sánh chênh lệch

CHỈ TIÊU 2012/2011 2013/2012

6T đầu năm 2014 với cùng kỳ 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % TG TCKT -2.180 -31,80 -2.043 -43,70 -1.891 -32,22 TG dân cƣ -11.692 -5,03 -16.759 -7,60% -31.738 -12,89 Tổng VHĐ -13.901 -5,81 -18.775 -8,34 -33.629 -13,74

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Tiếp đà giảm sút ở nhóm tiền gửi của các TCKT thì tiền gửi dân cƣ thời gian qua có chiều hƣớng đi xuống cả về tỷ trọng lẫn quy mô huy động. Năm 2011 tiền gửi dân cƣ đạt 232.072 triệu đồng, nhƣng tiền ở các TCKT chỉ đạt 6.855 triệu đồng. Đến năm 2012 chỉ tiêu tiền gửi dần cƣ giảm nhẹ 5,03% xuống còn 220380 triệu đồng so với năm 2011, đặc biệt tiền gửi của các TCKT giảm mạnh hơn với tốc độ giảm so với năm 2011 là 31,80% nên tiền gửi của nhóm này chỉ còn 4.675 triệu đồng.

Sang năm 2013 tỷ trọng của tiền gửi dân cƣ là 98,72% trong tổng vốn huy động đạt 203.621 triệu đồng giảm 16.759 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7,60% so với năm 2012. Bên cạnh đó tiền gửi của các TCKT cũng có phần cũng tiếp đà giảm liên tục, trong năm 2013 tiền gửi của nhóm này chỉ đạt 2.632 triệu đồng, giảm 43,70% so với năm 2012.

Trong giai đoạn này tình hình lãi suất biến động liên tục đã phần nào gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Saigonbank Cần Thơ, nên trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình huy động vốn của chi nhánh giảm liên tục đối với cả nhóm tiền gửi của các TCKT, lẫn tiền gửi tiết kiệm, so với cùng kỳ năm 2013 tiền gửi của các TCKT, tiền gửi tiết kiệm giảm lần lƣợt là 32,22 % và 17,89%, nên mức vốn huy động của tiền gửi tiết kiệm chỉ còn 214.384 triệu đồng và tiền gửi của các TCKT ở mức 3.987 triệu đồng.

Nguyên nhân của đà sụt giảm vốn huy động về tiến gửi của các TCKT và tiền gửi dân cƣ là do trong giai đoạn này chi nhánh phải đối mặt một phần nguyên nhân khách quan từ phía NHNN về chính sách lãi

45

suất, một phần là do ngƣời dân và các TCKT trên địa bàn chuyển danh mục đầu tƣ từ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng sang đầu tƣ các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp sử dụng vốn của mình để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh nên dòng vốn chuyển từ ngân hàng sang các dự án đầu tƣ mới, ngƣời dân có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn do tác động của các chính sách kích cầu của Chính phủ. Tiền gửi dân cƣ có tính ổn định cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động của Saigonbank Cần Thơ nên chi nhánh đặc biệt quan tâm với đối tƣợng này và có nhiều chính sách để giữ vững và phát huy kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua.

4.2.2. Phân tích nguồn vốn

ĐVT: %

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Hình 4.6: Thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014)

Tổng nguồn vốn của Saigonbank Cần Thơ chủ yếu từ nguồn vốn huy động, tuy nhiên VĐC cũng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, riêng năm 2011 VĐC có tỷ trọng khá cao ở mức 20,79% thì các năm khác tỷ lệ này khá thấp. Trong năm 2013 nổi bậc là đà tăng trƣởng của VHĐ nên trong cơ cấu phấn vốn này chiếm tỷ trọng khá lớn so với các năm trong giai đoạn phân tích. Đồng thời VĐC có xu hƣớng giảm qua các năm và đỉnh điểm là năm 2013, điều này chứng tỏ chi nhánh đang từng bƣớc cải thiện hoạt động, nâng cao chất lƣợng kinh doanh, tự lực phấn đấu nhờ vào nguồn vốn huy động, dần ít phụ thuộc vào nguồn vốn mà hội sở cung cấp.

2011 2012 2013 6T2013 6T2014

69,27 87,6 90,56 89,39 86,13

9,94

6,67 8,93 2,98 10,56

20,79 5,73 0,51 7,63 3,32

46

Bảng 4.10: Thể hiện tình hình nguồn vốn của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T đầu năm 2013 2014 Vốn Điều Chuyển 71.709 14.722 1.160 6.740 8.409 Vốn huy động 238.929 225.028 206.253 251.991 218.362 Vốn khác 34.301 17.122 20.343 16.086 26.763 Tổng Nguồn vốn 344.939 256.872 227.756 274.817 253.534

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Bảng 4.11: So sánh trên chênh lệch nguồn vốn của Saigonbank Cần Thơ giai đoạn (2011 – 6/2014) ĐVT: Triệu đồng So sánh chênh lệch CHỈ TIÊU 2012/2011 2013/2012 6T đầu năm 2014 với cùng kỳ 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % VĐC -56.987 -79,46 -13.562 -92,12 1.669 24,76 VHĐ -13.901 -5,81 -18.775 -8,34 -33.629 -13,34 Vốn khác -17.179 -50,08 3.221 18,81 10.677 66,37 Tổng NV -88.067 -25,53 -29.116 -11,33 -21.283 -7,74

Nguồn: Phòng kế toán Saigonbank Cần Thơ

Năm 2011 VĐC của chi nhánh là 71.709 triệu đồng, năm 2012 là 14.722 triệu đồng giảm 79,46% so với năm 2011 và tiếp đà sụt giảm ở năm 2013 ở mức 1160 triệu đồng giảm 92,12% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 VĐC của chi nhánh ở mức 18.647 triệu đồng tăng 24,76% so với cùng kỳ năm 2013.

Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn của chi nhánh có chiều hƣớng giảm sút qua các năm, năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 256.872 triệu đồng giảm 25,53% so với năm 2011, năm 2013 là 227.756 triệu đồng giảm 11,33%. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng nguồn vốn tiếp tục đà giảm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 52)