4.2.2.1 Môi trường vĩ mô
a)Yếu tố chính phủ và chính trị, pháp luật
Tình hình chính trị trong những năm gần đây vẫn còn gặp nhiều bất ổn ở các khu vực: Trung Đông, Trung Á, Thái Lan, tranh chấp về biển Đông…Cùng các mối đe doạ an ninh, kinh tế như : dịch bệnh, thiên tai…đã ảnh hưởng đến tình hình chính trị của các nước, khu vực và thế giới dẫn đến giá gas và xăng dầu biến động liên tục. Điều này cũng làm choc ho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm, đẩy giá gas tăng lên ở mức cao.
Các quy định pháp lý cũng tác động đến các doanh nghiệp ngành gas ngày càng rõ rệt như pháp luật bảo vệ các doanh nghiệp chống lại tình trạng sang chiết gas trái phép, luật doanh nghiệp ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, cơ chế thông thoáng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Chính phủ cũng như Bộ Thương mại sử dụng quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.
Tuy nhiên hệ thống pháp lý về việc quản lý ngành Gas còn lỏng lẻo, việc xử lý các hành vi kinh doanh hàng giả chưa nghiêm, làm cho môi trường kinh doanh không lành mạnh.
b) Yếu tố kinh tế
Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam
Qua 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2015), Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp. Do đó, Chính phủ đang nỗ lực quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế với nhiều giải pháp đồng bộ trong giai đoạn 2014 - 2015.
Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). 4,60% 4,80% 5,00% 5,20% 5,40% 5,60% 5,80% 6,00% 6,20% 6,40% 2011 2012 2013
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm
Hình 4.10: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (2011 – 2013)
Trong năm 2013, ở khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).
Lạm phát và tỉ giá hối đoái
+ Lạm phát:
Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định nhờ những chính sách kịp thời của Chính phủ theo hướng tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Lam phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số (6,81% năm 2012 và 5,92% trong 10 tháng đầu năm 2013). Năm 2011, lạm phát của Việt Nam ở mức 18,13% cao nhất kể từ năm 2008. Đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN, cao gấp 2,4 lần của Lào, nước có mức lạm phát cao thứ 2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao là do giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng, dầu, điện tăng cao, tỷ giá USD/VND tăng mạnh
Qua 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2015), Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp, do đó, Chính phủ đang nỗ lực quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế với nhiều giải pháp đồng bộ trong giai đoạn 2014 - 2015.
+ Tỷ giá hối đoái
Trong những năm gần đây, thị trường ngoại tệ và tỷ giá diễn biến ổn định, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên đưa ra các cam kết về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong từng thời kì với mức biến động trong khoảng 1% giai đoạn cuối năm 2011 và 2-3% cho các năm 2012 – 2013. Trên cơ sở cam kết này, Ngân hàng Nhà nước luôn chủ động theo dõi, phân tích các cân đối vĩ mô, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế, cung cầu ngoại tệ trên thị trường và thưc hiện các biên pháp điều hành cần thiết để nhanh chóng ổn định thị trường. Đối với Công ty về ngành gas như Hamaco thì tủ giá hối đoán có những ảnh hưởng sau:
Trường hợp tỷ giá VND/USD giảm thì Công ty nhập gas về với giá rẻ hơn. Từ đó dân dến chi phí vốn sẽ được giảm xuống, kéo theo giá gas giảm sẽ nhận được nhiều sự chấp nhận về giá từ người tiêu dùng.
Trường hợp tỷ giá VND/USD tăng thì Công ty nhập gas về với giá cao hơn, làm giá vốn tăng và nhu cầu vốn lại tăng lên. Khi đó, đẩy giá gas tăng lên làm cho người tiêu dùng khó khăn hơn. Từ đó ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.
c) Yếu tố xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng. Do đó, Gas là nhiên liệu dùng để nấu chín thức ăn, phục vụ cho các hộ gia đình, phục vụ cho các nhà hàng, quán ăn…đang ngày càng phát triển bởi sự tiện lợi và thân thiện môi trường của nó.
Tùy vào từng vùng, xã hội có các văn hóa khác nhau mà nó ảnh hưởng không ít đến các chiến lược marketing. Hiện tại, kiến thức về Gas cũng như là cách dùng của những người dân ở vùng nông thôn còn thấp, dẫn đến nhiều vụ cháy nổ gas khiến nhiều người bị thương.
Dự báo nhu cầu trong xã hội ở ĐBSCL nói chúng và trên địa bàn TP.Cần Thơ nói riêng sẽ tăng trong thời gian tới vì với mức sống ngày càng tăng, cùng tốc độ tăng dân số khá cao. Khi đó các vấn đề về: trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp,..sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí lựa chọn nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu xã hội này.
d) Yếu tố tự nhiên
Cần Thơ là trung tâm kinh tế, giáo dục quan trọng của ĐBSCL, được xem là trung tâm của ĐBSCL. Giữa một mạng lưới song ngòi kênh rạch. Cần thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang, phía đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long.
Cần Thơ có nhiều hệ thống song ngòi kênh rạch như: sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn. Khí hậu Cần Thơ điều hòa, dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ấm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 27ºC.
Về giao thông, Cần Thơ cách Vĩnh Long 34km, Long Xuyên 62km, Sóc Trăng 63km, Mỹ Tho 104km, Rạch Giá 116km, Châu Đốc 117km, thành phố Hồ Chí Minh 169km và Cà Mau 179km. Đường bộ:Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 91 đi An Giang; quốc lộ 80 đi Kiên Giang.Bến xe buýt cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía tây bắc, dọc theo đường Nguyễn Trãi. Đường thủy: Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam bộ, nối liền với Cam-pu-chia. Thành phố có cảng quốc tế Cái Cui khá lớn tiếp nhận tàu 5.000 tấn. Đường không: Sân bay Trà Nóc.
Cần Thơ có các cảng như: cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc và càng Cái Cui và cảng Hoàng Diệu (nằm ven sông Hậu). Các cảng này được hoàn thiện cơ sở hạ tầng với các hạng mục chính là càng xăng dầu, khí hóa lỏng; có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng từ 5000 – 6500 tấn/chiếc; công suất vận chuyển 400.000 tấn/năm. Tại cảng Hoàng Diệu, xây dựng thêm một cầu tàu cho tàu có tải trọng 5000 tấn cập bến; đầu tư chiều sâu mua sắm trang thiết bị bốc dỡ hàng container, có năng lực bốc dỡ 350.000 tấn hàng/năm. Hàng bốc dỡ tại các cảng Cần Thơ rẻ hơn các cảng TP. Hồ Chí Minh khoảng từ 5-10 USD/tấn.
e) Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Công nghệ và kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân sự, đảm bảo an toàn, nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. Ngành Gas có thể dựa vào công nghệ và kỹ thuật để góp phần xây dựng kho bồn chứa, cửa hàng, trang thiết bị đo bồn bể chứa gas tự động, máy dò tìm rò rỉ hơi gas….
Công nghệ kỹ thuật giúp cho các thông tin của Công ty đến gần hơn với khách hàng hơn khi vào trang web của Hamaco. Giúp khách hàng cập nhật và có nhiều thông tin về công ty cũng như về sản phẩm, từ đó tạo niềm tin và sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
Cuối năm 2013,để đáp ứng yêu cầu quản lý, Phòng Công nghệ thông tin đã thử nghiệm chương trình mới về quản lý kế toán và kinh doanh để có thể ứng dụng ngay vào trong năm 2014 nhằm giúp công ty cập nhật các số liệu về kế toán, kinh doanh bán hàng được kịp thời và nhanh chóng. Mang lại hiệu quả cho công tác quản lý của Công ty Hamaco.
4.2.2.2 Môi trường vi mô
a) Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh gas ở khu vực ĐBSCL nói chung, ở TP.Cần Thơ nói riêng có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Hamaco gồm: Công ty TNHH Huy Hoàng, Công ty TNHH Cường Thịnh, Công ty TNHH Hakia,
- Công ty TNHH Huy Hoàng
Địa chỉ: 5A HOÀNG VĂN THỤ, Q.NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ Điện thoại: (0710)3823456 Fax: (0710)3812018
Điểm mạnh: Tổng sản lượng: 1000 tấn/ tháng, sản lượng cao đối với thương hiệu Thành Tài gas: 250 tấn/ tháng, có 7 phương tiện vừa lớn và nhỏ để giao hàng đi các tỉnh, chi phí nhân công thấp, phục vụ khách hàng không gián đoạn các ngày nghĩ, ngày lễ, cạnh tranh ở thị trường ĐBSCL.
Điểm yếu: Các thương hiệu lớn có sản lượng thấp hơn Công ty Vật tư, Nhân viên giao nhận và thủ tục giao hàng chưa chuyên nghiệp, Chính sách bán hàng không ổn định, tập trung tiêu thụ sản lượng các loại gas có thương hiệu giá rẽ.
- Công ty TNHH Cường Thịnh:
Địa chỉ: C2 MẬU THÂN, TP. CẦN THƠ Điện thoại: (0710)3834008
Là một nhà bán lẻ nhưng Công ty này có những chính sách bán hàng rất tốt và được thị trường hiện tại chấp nhận.
o Là một nhà kinh doanh phân phối các mặt hàng của ngành khí hóa lỏng và các sản phẩm liên quan thì Cường Thịnh có những điểm mạnh nhất định như:
Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên rất thân thiết với khách hàng.
Được sự hỗ trợ của các nhà sản xuất về các chương trình tập huấn Gas, giáo dục về Gas cho khách hàng, sự kiện những khách hàng thân thiết,….
Hưởng các chính sách khuyến mại của các nhà sản xuất.
Không bị ảnh hưởng mạnh bởi các chính sách của Nhà nước, hiệp hội ngành Gas.
Nguồn tài chính mạnh.
Đa dạng hóa được các mặt hàng.
Là điểm nhắm đến của các nhà sản xuất trong kênh phân phối.
o Mặt dù vậy nhưng nhà phân phối này cũng bị những ràng buột hay bất lợi là:
Giá bị ràng buột và lệ thuộc vào các nhà sản xuất.
Trực tiếp chịu trách nhiệm khi xảy ra các vấn đề an toàn của người tiêu dùng.
Bị động trong vấn đề về giá và sản lượng.
Giá cao hơn các cửa hàng kinh doanh Gas của nhà sản xuất.
b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngoài những đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp tương đương với Hamaco. Công ty còn phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác khi mà ngành gas đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh quyết liệt, cùng với khả năng phát triển mạnh và lơi nhuận mà nó mạng lại ko ít. Do đó, ngành Gas đã thu hút nhiều công ty nhỏ, các nhà cung cấp, nhà phân phối tham gia vào thị trường béo bở này. Những nguyên nhân khiến cho ngành Gas là một thị trường khá thuận lợi :
Mang lại một lượng khách hàng lớn, đa dạng.
Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Đô thị hóa tăng cao.
Tiếp cận nguồn nguyên liệu dễ dàng
Hệ thống phát luật chưa thật sự chặt chẽ trong quá trình quản lý. Những yếu tố trên đã góp phần cho các công ty nhỏ, các hộ gia đình cá nhân kinh doanh gas một cách dễ dàng và mọc lên ngày càng nhiều. Từ đó lợi nhuận có thể bị giảm khi mà có quá nhiều người kinh doanh với giá không thống nhất.
c) Khách hàng
Khách hàng như là sự sống của Công ty nên là một phần không thể thiếu của công ty. Khách hàng trung thành là một lợi thế lớn của công ty. Sự trung thành này được tạo nên từ cung cách phục vụ, thái độ phục vụ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đặc biệt là phải đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Khách hàng có nhiều lợi thế khi được lựa chọn nhiều sản phẩm ở nhiều nơi bán, đối với ngành gas thì khách hàng còn được vận chuyển hàng đến tận nhà, và nhận được dịch vụ lắp đặt miễn phí, khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại và sẽ được giao hàng đúng thời gian.
Do Công ty có hệ thống mạng lưới phân phối rộng khắp và có hiệu quả. Tại mỗi địa điểm kinh doanh, Công ty luôn chú trọng đến khâu bố trí, trưng bày cũng như đảm bảo khả năng truyền tải một cách đầy đủ nhất về thông tin sản phẩm đến khách hàng. Hơn nữa, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp của Công ty luôn phục vụ tận tình, chu đáo, sẵn sang cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm và dịch vụ của Công ty đến khách hàng.
Nhờ vào uy tín nên trong những năm qua số lượng khách hàng có nhu cầu đến với công ty ngày càng cao. Riêng đối với Phòng kinh doanh Gas vẫn duy trì tốt với những khách hàng truyền thống và phát triển thêm hách hàng mới.
Bảng 4.10 : Tình hình tiêu thụ Gas theo đối tượng khách hàng (2011-2013)
Gas (Tấn)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Khách hàng mua lẻ 725 1.032 474 Khách hàng thương mại 10.726 8.820 12.115 Công ty xây dựng (Gas công nghiệp) 799 1.138 801 Tổng cộng 12.250 10.990 13.390
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của Công ty năm (2011- 2013)
Qua bảng 4.8, ta thấy lượng tiêu thụ trong toàn bộ đối tượng khách hàng trong năm 2011 là 12.250 tấn đến năm 2012 lại giảm xuống còn 10.990 giảm 10,29% do tình hình cạnh tranh gay gắt mà chính phủ lại không có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bước qua năm 2013, sản lượng lại tăng lên 13.390 tấn tăng 17,92% so với năm trước đó.
d) Nhà cung cấp
Nhà cung cấp hàng hóa, sản phẩm đầu vào
Nhà cung cấp hàng hóa, sản phẩm đầu vào của sản phẩm Gas đóng vai trò rất quan trọng, vốn dĩ Gas là một mặt hàng có điều kiện và mang tính độc quyền. Vì thế nhà cung cấp đóng vai trò quyết định trong việc định giá đầu vào, quyết định tăng giảm giá, tăng giảm chất lượng. Ngoài ra, nhà cung cấp