Phân chia mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ
Trên cơ sở đã phân tích môi trường kinh doanh (môi trường bên trong và môi trường bên ngoài) cho sản phẩm Gas của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, bài viết đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Trên quan điểm tiếp cận chiến lược chủ động tấn công, đây là cách hình thành chiến lược trong thực tế đem lại nhiều thành công cho Công ty. Theo quan điểm này, để hình thành chiến lược các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động sử dụng những lợi thế điểm mạnh của mình để tìm cách nắm bắt, khai thác cơ hội trên thị trường. Qua đó mà hạn chế, né tránh các nguy cơ đe dọa và hạn chế được các điểm yếu của mình. Nhờ đó đưa doanh nghiệp phát triển đi lên đạt được mục tiêu đề ra.
Bảng 4.12 : Bảng ma trận SWOT
ĐIỂM MẠNH (S)
(1) Công ty có kinh nghiệm hơn 35 năm trong lĩnh vực phân phối.
(2) Có nguồn nhân lực được đào tạo khả năng nghiệp vụ và chuyên môn tốt cùng chế độ đãi ngộ tốt. (3) Sản phẩm đa dạng cùng chất lượng tốt. (4) Có hệ thống phân phối rộng khắp ở những thị trường chính. (5) Khả năng tài chính mạnh. (6) Cơ sở vật chất vững mạnh. ĐIỂM YẾU (W)
(1) Chiến lược marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu còn hạn chế.
(2) Nguồn nhân lực chưa xứng tầm với quy mô của Công ty.
(3) Công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất yếu.
CƠ HỘI (O)
(1) Mức sống ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng gas ngày càng tăng.
(2) Xu hướng dịch chuyển nhiên liệu khác sang gas.
(3) Có nhiều nhà cung cấp giúp dễ dàng lựa chọn và đảm bảo cung cấp gas cho thị trường đúng theo nhu cầu và chất lượng.
(4) Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
NGUY CƠ (T)
(1) Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, thêm vào đó là các đối thủ nước ngoài và các sản phẩm thay thế. (2) Ngành gas phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ và tình hình chính trị thế giới.
(3) Kiến thức về gas của người tiêu dùng còn hạn chế.
(4) Chính sách quản lý và phát triển ngành gas vẫn chưa hoàn thiện. (5) Lạm phát và tỉ giá hối đoái luôn biến động theo hướng tăng .
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả năm 2014
Kết hợp S + O : Sử dụng mặt mạnh của Công ty để tận dụng các cơ hội gồm : S1,S2,S3,S4,S5 + O1,O2,O3,O4 giúp Công ty thâm nhập và dễ dàng mở rộng thị trường và kết hợp về phía trước.
Những mặt mạnh : (1) Công ty có kinh nghiệm hơn 35 năm trong lĩnh vực phân phối ; (2) Có nguồn nhân lực được đào tạo khả năng nghiệp vụ và chuyên môn tốt cùng chế độ đãi ngộ tốt ; (3) Sản phẩm đa dạng cùng chất lượng tốt ;(4) Có hệ thống phân phối rộng khắp ở những thị trường chính ;(5) Khả năng tài chính mạnh nhưng nhờ những cơ hội như : (1) Mức sống ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng gas ngày càng tăng ; (2) Xu hướng dịch chuyển nhiên liệu khác sang gas ; (3) Có nhiều nhà cung cấp giúp dễ dàng lựa chọn và đảm bảo cung cấp gas cho thị trường đúng theo nhu cầu và chất lượng ;(4) Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và đang hội
nhập vào nền kinh tế thế giới. Những điều này giúp cho Công ty thâm nhập và mở rộng thị trường.
Kết hợp S + T : Sử dụng mặt mạnh của Công ty để vượt qua những nguy cơ, gồm : S1,S2,S5,S6 + T1,T2,T3,T5 Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Những mặt mạnh (1) Công ty có kinh nghiệm hơn 35 năm trong lĩnh vực phân phối ; (2) Có nguồn nhân lực được đào tạo khả năng nghiệp vụ và chuyên môn tốt cùng chế độ đãi ngộ tốt ; ( 5) Khả năng tài chính mạnh ; (6) Cơ sở vật chất vững mạnh. Sử dụng những mặt mạnh này để vượt qua những nguy cơ như : (1) Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, thêm vào đó là các đối thủ nước ngoài và các sản phẩm thay thế ; (2) Ngành gas phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ và tình hình chính trị thế giới ; (3) Kiến thức về gas của người tiêu dùng còn hạn chế ; (5) Lạm phát và tỉ giá hối đoán luôn biến động theo hướng tăng . Những điều này giúp công ty thực hiện chiến lược phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu.
Kết hợp W + O: Hạn chế điểm yếu để tận dụng các cơ hội, gồm : W1, W2, W3 + O2, O4 Phát triển sản phẩm
Những điểm yếu (1) Chiến lược marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu còn hạn chế ; (2) Nguồn nhân lực chưa xứng tầm với quy mô của Công ty ; (3) Công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất yếu cùng các cơ hội như : (2) Xu hướng dịch chuyển nhiên liệu khác sang gas ; (4) Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những điều này giúp cho công ty đưa ra chiến lược để phát triển sản phẩm.
Kết hợp W + T : Tối thiểu hoá các điểm yếu và tránh khỏi các mối đe doạ, gồm : W1, W2, W3 + T1, T3, T4 Sắp xếp lại cơ cấu nhân sự
Những điểm yếu (1) Chiến lược marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu còn hạn chế ; (2) Nguồn nhân lực chưa xứng tầm với quy mô của Công ty ; (3) Công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất yếu ; cùng các mối nguy cơ như : (1) Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, thêm vào đó là các đối thủ nước ngoài và các sản phẩm thay thế ; (3) Kiến thức về gas của người tiêu dùng còn hạn chế ; (4) Chính sách quản lý và phát triển ngành gas vẫn chưa hoàn thiện. Những điều này giúp cho Công ty thực hiện việc sắp xếp lại cơ cấu nhân sự.
Tóm lại, trong chương 4 từ những số liệu mà Công ty cung cấp cùng với dựa trên tình hình thực tế mà tác giả thấy được. Chương gồm các phần chính như :
Doanh số tuy giảm qua 3 năm nhưng với tình hình kinh tế nhưng hiện nay thì có thể chấp nhận được, Công ty cũng có những chính sách khuyến mãi, chú trọng và quản lý nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ người lao động có chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Về tình hình tài chính : tỉ lệ thanh khoản tăng ổn định, tỉ lệ nợ trong tổng nguồn vốn giảm. Tuy vậy nguồn vốn là thế mạnh của Công ty nhưng
Công ty nên phân bổ nguồn vốn hợp lý bằng cách phân bổ nguồn vốn này cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư các hoạt động tài chính khác như đầu tư chứng khoán, đồng thời duy trì thích hợp với nguồn nợ phải trả.
Phần quan trọng nhất của chương này là phân tích SWOT, bao gồm :
Điểm mạnh :
Công ty có kinh nghiệm hơn 35 năm trong lĩnh vực phân phối.
Có nguồn nhân lực được đào tạo khả năng nghiệp vụ và chuyên môn tốt cùng chế độ đãi ngộ tốt.
Sản phẩm đa dạng cùng chất lượng tốt.
Có hệ thống phân phối rộng khắp ở những thị trường chính.
Khả năng tài chính mạnh.
Cơ sở vật chất vững mạnh.
Điểm yếu :
Chiến lược marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu còn hạn chế.
Nguồn nhân lực chưa xứng tầm với quy mô của Công ty.
Công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất yếu.
Cơ hội :
Mức sống ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng gas ngày càng tăng.
Xu hướng dịch chuyển nhiên liệu khác sang gas.
Có nhiều nhà cung cấp giúp dễ dàng lựa chọn và đảm bảo cung cấp gas cho thị trường đúng theo nhu cầu và chất lượng.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Thách thức :
Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, thêm vào đó là các đối thủ nước ngoài và các sản phẩm thay thế.
Ngành gas phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ và tình hình chính trị thế giới.
Kiến thức về gas của người tiêu dùng còn hạn chế.
Chính sách quản lý và phát triển ngành gas vẫn chưa hoàn thiện.
CHƯƠNG 5
HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO MẶT HÀNG GAS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG ĐẾN
NĂM 2016 5.1 XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU
5.1.1 Xác định sứ mạng
Hamaco quyết tâm là đơn vị đứng đầu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng: Vật liệu xây dựng ; Gas đốt (công nghiệp và dân dụng), bếp gas và phụ kiện ngành gas ; Đại lý xăng, dầu, dầu nhờn, .. trên cơ sở phát triển bền vững về mọi mặt;
Không ngừng thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của khách hàng;
Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp, được làm việc trong môi trường thuận lợi, có cơ hội thăng tiến và cùng sở hữu doanh nghiệp;
Bảo toàn và phát triển vốn, đem lại lợi nhuận và cổ tức ngày càng cao cho các cổ đông;
Xây dựng thương hiệu Hamaco ngày càng lớn mạnh góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Hamaco luôn đặt quyền lợi của mình gắn liền với quyền lợi của khách hàng và hoạt động kinh doanh theo phương châm: “Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả”. Với vai trò là Nhà phân phối Cấp I của các nhà máy sản xuất uy tín trong và ngoài nước.
5.1.2 Xác định mục tiêu
5.1.2.1 Căn cứ xác định mục tiêu
a) Căn cứ vào nhu cầu thị trường
Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng gas của người dân ngày càng tăng khi có một lượng lớn hộ gia đình có thu nhập tăng lên sẽ chuyển sang sử dụng gas thay cho các nhiên liệu khác nhằm tiết kiệm thời gian, tiện lợi, thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Người dân ngày càng thay đổi nhận thức về giá trị sử dụng của việc dùng gas nhờ vào công tác công tác tiếp thị của các công ty gas.
Nhu cầu của thị trường gồm nhiều đối tượng, và tùy vào đối tượng đó mà Công ty có những chiến lược tiếp thị, chiến lược sản phẩm khác nhau. Đối với một số người tiêu dùng họ cần bình nhỏ, gọn khoảng 0,5 kg để đi du lịch hay dùng cho sinh viên. Các bình gas 50 kg thích hợp cho các nhà hàng, quán ăn,…
b) Căn cứ vào sự phát triển của ngành
Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngành gas cũng ngày càng phát triển hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực dân dụng và thương mại.
Hội thảo về ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015 cho thấy, nước ta sẽ tiêu thụ 17 tỉ m3/ năm, trong khi đó PV Gas là nhà cung cấp khí chiếm ưu thế chỉ có thể cung cấp 14 tỉ m3/năm. “Vì vậy PV Gas đang chuẩn bị đảm bảo nguồn khí đốt từ nước ngoài để nhập khẩu 3 tỉ m3 khí/năm”. Nghĩa là 3 m3/năm sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài như: Trung Quốc, Trung Đông,…
Trong nước PV gas đang dẫn đầu về việc cung cấp gas hóa lỏng cho toàn quốc chiến 70% nhu cầu khí hóa lỏng toàn quốc. Trong chiến lược sản xuất kinh doanh, PV Gas tiếp tục xây dựng, vận hành an toàn, hiệu quả các hệ thống khí Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, kết nối đường ống Đông – Tây, từng bước hình thành đường ống khí quốc gia; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn khí trong nước, tăng cường nhập khẩu LNG/LPG nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tham gia thị trường quốc tế
c) Căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty
Phát triển bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Kinh doanh hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn. Đem lại lợi nhuận và cổ tức ngày càng cao cho các cổ đông đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.
Trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp, hàng đầu ở khu vực ĐBSCL. Chú ý phát triển ở các thị trường nông thôn và thị trường bán lẻ.
Xây dựng các hệ thống đại lý mạnh và rộng khắp ở các tỉnh ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trên cơ sở cũng cố hệ thống đại lý đã thiết lập và phát triển hệ thông đại lý mới tại các khu vực còn hạn chế và mở rộng thị trường mới.
Đa dạng hóa các ngành hàng đem lại hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cao.
5.1.2.2 Mục tiêu
Phân tích lịch sử phát triển hơn 37 năm qua, tình hình thị trường cạnh tranh cùng với các cơ hội, nguy cơ trong thời gian tới. Bài viết sẽ hoạch định các chiến lược marketing cho công ty nói chung và cho mặt hàng gas nói riêng đến năm 2016.
Phát triển thêm hệ thông các đại lý tại khu vực ĐBSCL, trong đó lấy thị trường TP. Cần Thơ làm trung tâm.
Phát triển các hệ thống cửa hàng bán lẻ trực tiếp cho dân dụng. Nâng cao năng lực cạnh tranh và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ để thương hiệu Hamaco luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trên địa bàn.
Đào tạo người lao động có đủ trình độ năng lực cần thiết để thực hiện tốt công việc được giao, được làm việc trong môi trường thuận lợi, có cơ hội thăng tiến. Đặc biệt, chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ cao và mang tính chuyên nghiệp nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng và sự phát triển bền vững của Công ty.
Để thể hiện trách nhiệm với môi trường, Công ty luôn thực hiện đúng các quy định của các cơ quan chức năng có liên quan để giảm thiểu về bụi, tiếng ôn, ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Đối với xã hội và cộng đồng, Công ty luôn vận động cán bộ, nhân viên tích cực tham gia công tác xã hội với các hoạt động như hiến máu nhân đạo, xây dựng nhà tình thương, đóng góp Qủy vì người nghèo, Qủy tấm long vàng, ủng hộ đồng bào bị thiên tại, lũ lụt,…
5.2 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
5.2.1 Chiến lược cấp công ty (ma trận SPACE)
Ma trận SPACE là một trong những công cụ phổ biến để hình thành các chiến lược có khả năng lựa chọn. Thường xuyên kết hợp với các ma trận khác để đưa ra các chiến lược đúng đắn (đặc biệt là là kết hợp với ma trận SWOT) như chiến lược phòng thủ, chiến lược thận trọng bảo thủ, chiến lược cạnh tranh, chiến lược tấn công. Đối với Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, khi đã phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức qua ma trận SWOT ở trên , ta có thể dễ dàng xây dựng ma trận SPACE như sau:
Bảng 5.1: Ma trận SPACE của công ty Hamaco
MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Sức mạnh tài chính (FS) Lợi thế cạnh tranh (CA)
Biến Điểm Biến Điểm
1. Khả năng thanh khoản 2. Rủi ro trong kinh doanh 3. Nguồn tài chính
4. Doanh lợi đầu tư
5. Sự dễ dàng rút lui khỏi thị trường. 6 3 4 3 3
1. Mối quan hệ tốt với nhà phân phối.
2. Chất lượng sản phẩm. 3. Thị phần
4. Thương hiệu
5. Sự kiểm soát đối với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. -1 -4 -3 -2 -2
Điểm trung bình 3.8 Điểm trung bình -2.4
Sự ổn định của thị trường (ES) Sức mạnh của ngành (IS)
Biến Điểm Biến Điểm
1. Sự biến đổi của nhu cầu 2. Áp lực cạnh tranh 3. Rào cản xâm nhập ngành. 4. Tỉ lệ lạm phát -1 -3 -4 -2
1. Mức tăng trưởng tiềm năng 2. Cơ hội kiếm lợi nhuận tiềm năng. 3. Sự ổn định về tài chính. 4. Quy mô vốn. 5 3 4 4
Điểm trung bình -2.5 Điểm trung bình 4.0
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả năm 2014
Hình 5.1: Đồ thị biểu diễn các yếu tố trên ma trận SPACE
Qúa trình xây dựng ma trận SPACE của Công ty cho thấy, một số cơ hội và những đe dọa đến của môi trường kinh doanh, ngành nghề đang hoạt