Vận dụng Kaizen Costing cho thành phần – cụ thể

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống kaizen costing trong việc quản lý chi phí sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ kim trúc (Trang 93 - 94)

Công ty nên áp dụng Kaizen Costing thành phần - cụ thể khi một chức năng hoặc các thành phần chính của sản phẩm có thiết kế kém dẫn đến chi phí quá nhiều. Các cơ hội để áp dụng Kaizen Costing trong một số trường hợp sau:

- Tất cả những sản phẩm có các hạng mục báo cáo lợi nhuận thấp.

- Phân tích phá hủy của một sản phẩm cạnh tranh có thể chỉ ra một cơ hội tiết kiệm chi phí đáng kể nếu các công ty thiết kế lại các hạng mục.

- Cắt giảm chi phí đạt được trong giai đoạn trước đây là không đủ, và sự can thiệp sẽ nhằm mục đích để mang lại chi phí của hạng mục đó phù hợp với kỳ vọng.

- Sự gia tăng trong chi phí nguyên liệu hoặc các chi phí đầu vào khác gây ra tình trạng vượt quá mục tiêu chi phí ban đầu, do đó cần phải thiết kế lại.

Để tiết kiệm Kaizen Costing Công ty có thể áp dụng các cách sau:

- Giảm số lượng các bộ phận.

Công ty nên ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để giải quyết công việc nhanh chóng, gọn nhẹ và chính xác hơn.

- Sử dụng vật liệu rẻ tiền hơn.

Công ty cần triển khai chương trình thử nghiệm việc thay thế các nguyên vật liệu rẻ tiền hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần phải tính toán tới chi phí cơ hội và những sự cố gặp phải khi sử dụng đồng loạt vật tư đó cho nhiều sản phẩm, để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tăng hiệu suất từ nhà cung cấp.

Với tỷ lệ phần trăm cao của các thành phần được cung cấp từ bên ngoài, Công ty có thể giảm chi phí bằng cách đàm phán, hợp tác với các nhà cung cấp nhằm giảm chi phí.

Để thực hiện điều này, theo Imai (1986), Công ty phải cải tiến mối quan hệ với các cơ sở cung cấp vật tư thiết bị. Người quản lý các bộ phận sản xuất trực tiếp kết hợp với bộ phận cung ứng vật tư phải luôn luôn quan tâm đến các vấn đề nhằm cải tiến mối quan hệ với các cơ sở cung ứng nguyên liệu. Những vấn đề đó thường là:

85

+ Phát triển thêm các nguồn cung cấp vật tư để đảm bảo việc giao hàng được nhanh hơn.

+ Cải tiến cách đặt hàng.

+ Cải tiến chất lượng thông tin cung cấp cho các cơ sở cung ứng vật tư. + Cải tiến hệ thống phân phối vật tư tốt hơn

+ Hiểu tốt hơn những đòi hỏi của các cơ sở cung ứng nguyên liệu.

Một trong những công việc của công ty là phát triển các chỉ tiêu để kiểm soát được sức mạnh tương đối của các cơ sở về các mặt giá cả. mức độ hợp tác, chất lượng, cách giao hàng, công nghệ và khả năng quản lý toàn diện. Ví dụ, Công ty Komatsu ở Nhật Bản mỗi năm đều có tặng giải thưởng đặc biệt cho các cơ sở cung ứng vật tư nguyên liệu cho công ty. Giải thưởng này dựa trên những yếu tố như đường lối hoạt động của cơ sở, phương thức quản lý, bảo đảm chất lượng, kiểm soát chi phí, cách giao hàng, phát triển công nghệ, giáo dục đào tạo, an toàn và kiểm soát môi trường.

- Giảm hàm lượng lao động. Công ty có thể giảm hàm lượng lao động của sản phẩm bằng cách tăng mức độ tự động hoặc đẩy nhanh quá trình sản xuất. Để làm tăng mức độ tự động Công ty có thể sử dụng máy móc linh hoạt hơn và đẩy nhanh quá trình sản xuất bằng cách giảm thời gian cần để thực hiện một bước trong quá trình sản xuất các sản phẩm trên dây chuyền.

Để thực hiện những điều này, Công ty cần tổ chức nhiều chương trình hướng nghiệp cơ bản, để công nhân làm quen với việc sử dụng các loại máy móc và trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống kaizen costing trong việc quản lý chi phí sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ kim trúc (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)