Tình hình lãng phí chi phí sản xuất tại Công ty

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống kaizen costing trong việc quản lý chi phí sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ kim trúc (Trang 72 - 76)

Theo số liệu thu thập cùng với kết quả khảo sát một số công nhân viên và trưởng các bộ phận sản xuất (tác giả đã phát 50 bảng khảo sát, thu được 48 bảng hợp lệ và có kết quả như trình bày ở Phụ lục 8) và quan sát thực tế tác giả nhận thấy hiện tại Công ty đang gặp phải những vấn đề lãng phí chi phí sản xuất như sau:

- Lãng phí do sản xuất dư, lãng phí do sửa lỗi sản phẩm sai, lãng phí do sản phẩm hỏng phải hủy bỏ.

64

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ sản xuất dư 2013-2014

Trong quá trình sản xuất, Công ty luôn thiết lập tỷ lệ sản xuất dư cho các đơn hàng, phụ thuộc vào số lượng đặt hàng cũng như mức độ khó dễ của các sản phẩm (các sản phẩm dễ hao hụt do gãy, mẽ... trong quá trình sản xuất thì tỷ lệ sản xuất dư cao hơn). Tuy nhiên, việc xác định tỷ lệ sản xuất dư vẫn còn cứng nhắc và thiếu chặt chẽ. Điều này đã dẫn tới nhiều sản phẩm có tỷ lệ tồn kho cao, gây lãng phí lớn trong việc lưu kho, quản lý. Bên cạnh đó, khả năng khách hàng đặt lại các sản phẩm rất ít nên hàng tồn kho thường không có giá trị với Công ty. Hiện nay, hằng năm Công ty đều tốn chi phí cho việc đập bỏ những hàng tồn kho này do thời gian quá lâu mà khách hàng không đặt lại, trong khi đã hết không gian lưu kho.

+ Sản xuất lại (sửa lỗi), Sản phẩm hỏng

Việc để tỷ lệ sửa lỗi, tỷ lệ sản phẩm hỏng cao và tăng trong những năm gần đây đã làm tốn nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí nhân công để khắc phục các sản phẩm sai hay chi phí hủy bỏ các sản phẩm hỏng và tốn thêm chi phí cho việc phải sản xuất lại đủ số lượng giao hàng.

0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 2013 2014 2.8% 3.9% Tỷ lệ sản xuất dư

65

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ sửa lỗi 2013-2014

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ sản phẩm hỏng 2013-2014

- Lãng phí phát sinh do tổ chức và bố trí mặt bằng không thuận tiện, gây khó khăn trong quá trình di chuyển và sản xuất. Với mặt bằng hai tầng lầu của Công ty, các Công đoạn sản xuất ở cách xa nhau nên tốn nhiều chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm từ công đoạn này tới công đoạn kia. Cụ thể, theo bố trí mặt bằng hiện tại, công đoạn tạo phôi và tô màu ở tầng trệt, sau khi thực hiện xong công nhân phải đưa hàng lên lầu tập trung ở bộ phận Lò để nung, sau khi nung xong bộ phận Kiểm phẩm ở tầng trệt lại lên lầu đưa sản phẩm xuống để kiểm tra…

- Lãng phí phát sinh do cách đặt đồ vật, cách biểu thị kém: do mất thời gian tìm kiếm các đồ vật, dụng cụ, công cụ phục vụ sản xuất. Công ty có rất nhiều công cụ dụng cụ để phục vụ sản xuất nhưng chưa bố trí nơi đặt phù hợp mà thường giao

37.0% 37.5% 38.0% 38.5% 39.0% 39.5% 40.0% 2013 2014 38.1% 39.8% Tỷ lệ sửa lỗi 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 2013 2014 8.2% 14.6% Tỷ lệ sản phẩm hỏng

66

cho công nhân tự bảo quản và sắp xếp nên thường có tình trạng công nhân này lấy dụng cụ của công nhân khác…

- Lãng phí do người lao động có những động tác thừa, chưa chuẩn dẫn đến giảm năng suất, những động tác này không tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Người lao động thường chỉ được hướng dẫn cách làm để sản phẩm đạt yêu cầu ( ví dụ: tô màu nào thì đúng yêu cầu, dán decal ở vị trí nào thì đúng yêu cầu của sản phẩm mẫu…), chưa được hướng dẫn cách để thực hiện nhanh nhất ( ví dụ: cầm cọ vẽ thế nào, đặt sản phẩm đứng hay nằm, cầm sản phẩm thế nào để vẽ nhanh và đạt yều cầu…), thường công nhân thực hiện theo kinh nghiệm của mình nên năng suất không cao.

- Lãng phí phát sinh do quy trình cân bằng kém như một số bộ phận phải chờ đợi hàng do thiếu nguyên vật liệu, thiếu bán thành phẩm. Thực tế như, nhiều thời điểm Công ty vẫn để tình trạng công nhân tạo phôi không cung cấp phôi kịp cho công nhân tô màu để sản xuất trong khi đã tới hạn giao hàng…. Ngoài việc làm gián đoạn sản xuất, nhiều thời điểm Công ty phải xin dời ngày giao hàng làm ảnh hưởng uy tín với khách hàng và các chi phí hải quan do thay đổi hồ sơ thủ tục giao hàng…

- Lãng phí phế phẩm phát sinh do nguyên nhân từ thiết bị: thiết bị sản xuất cài đặt sai thông số, chạy không ổn định, chập chờn. Cụ thể như: Bộ phận Lò nung vẫn để tình trạng cài sai nhiệt độ nung hàng, dẫn đến sản phẩm nung không đạt yêu cầu và bị hỏng. Hoặc tình trạng Lò đang nung nhưng bị ngắt điện đột ngột mà không có nguồn điện dự phòng hoặc sự cố kỹ thuật làm sản phẩm bị hư hỏng.

- Lãng phí phát sinh do nguyên vật liệu kém phẩm chất làm chất lượng sản phẩm không ổn định, phát sinh nhiều sản phẩm hỏng. Cụ thể như: Bộ phận mua nguyên liệu không kiểm tra hết chất lượng của lô hàng dẫn tới nguyên liệu bị pha nhiều tạp chất, khi sản xuất làm sản phẩm bị nứt gãy, mẫu mã xấu không đạt yêu cầu.

- Phí nhân công phát sinh do cần nhiểu nhân sự theo dõi, thống kê và cập nhập số liệu sản xuất vì chưa ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tại Công ty đang tự thiết kế quy trình CNTT để cung cấp số liệu sản xuất, tuy nhiên do chưa hoàn

67

thiện nên vẫn cần nhiều thời gian và nhân sự trong việc thống kê số liệu sản xuất. Thực tế hiện nay: Hằng ngày các phân xưởng tạo phôi hoặc tô màu đều có một nhân viên thống kê và cập nhật số liệu (số lượng sản xuất, số lượng hao hụt, số lượng đạt…) để phục vụ cho các quản đốc phân xưởng ra quyết định sắp xếp nguồn lực hợp lý.

- Lãng phí do tính chất công việc mang tính thời vụ nên thời gian nhàn rỗi không hoạt động hết công suất của Công ty ( tháng 10 –tháng 2), gây nên sự lãng phí rất lớn. Bên cạnh đó, vì công việc không ổn định, làm nguồn thu nhập của người lao động cũng bếp bênh nên Công ty khó giữ được người lao động có tay nghề, dẫn tới hàng năm luôn tốn chi phí đào tạo nghề cho các công nhân mới vào làm.

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống kaizen costing trong việc quản lý chi phí sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ kim trúc (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)