Thực trạng quản lý chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống kaizen costing trong việc quản lý chi phí sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ kim trúc (Trang 71 - 72)

Việc quản lý các khoản mục của chi phí sản xuất chung như sau:

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

Công ty có hệ thống máy móc trên dây chuyền và nhiều tài sản cố định có giá trị lớn nên chi phí khấu hao cũng có tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất chung. Hiện tại, Công ty TNHH Gốm Sứ Kim Trúc đang trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản theo quyết định số: 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ tài chính.

Việc tính khấu hao tài sản được tiến hành như sau: cuối mỗi quý, Phòng kế toán sẽ dựa vào “ Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ” và lập “ Bảng tính khấu hao TSCĐ” phản ánh chi tiết từng tài khoản theo các chỉ tiêu: Nguyên giá, mức khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Dựa vào bảng tính khấu hao, kế toán sẽ hạch toán vào sổ sách.

Phòng kế toán đã tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu chính xác, đầy đủ và kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có. Bên cạnh đó, thông qua giám sát việc sử dụng TSCĐ của các bộ phận để quản lý tốt TSCĐ không chỉ mặt giá trị trên sổ sách mà còn cả hiện vật thực tế.

- Chi phí nhân viên phân xưởng

Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ và quản lý sản xuất ( Phòng kỹ thuật, Quản đốc phân xưởng, OTK, Tổ cơ điện…). Dựa vào “ Bảng tổng hợp tiền lương” và “ Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương” . Hiện tại, chi phí lương của những bộ phận này Công ty đang áp dụng hình thức tính lương theo thời gian. Dựa trên đánh giá công việc của các nhân viên, tính chất công việc, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác… mà mức lương của các nhân viên là khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì Công ty vẫn chưa có thang đo hiệu quả để đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của các nhân viên phân xưởng.

63

Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty (Chi phí điện, nước, chi phí phân tích thành phần hóa học, chi phí kiểm định an toàn thực phẩm, gia công ngoài…). Kế toán sẽ dựa trên các chứng từ, hóa đơn và bộ phận sử dụng để hạch toán các khoản chi phí này cho hợp lý. Việc quản lý những chi phí dịch vụ mua ngoài này chủ yếu là kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ và cập nhật vào hệ thống sổ sách. Đồng thời, vì những khoản chi phí này xảy ra khá thường xuyên nên Phòng kế toán sẽ theo dõi biến động của những mục chi phí này để phát hiện những phát sinh bất thường.

- Chi phí công cụ dụng cụ, vật tư khác

Ngoài nguyên vật liệu và hệ thống máy móc thì Công ty cũng sử dụng rất nhiều công cụ dụng cụ và một số vật tư khác phục vụ cho việc sản xuất nên chi phí công cụ dụng cụ cũng rất được quan tâm. Việc quản lý công cụ dụng cụ thường do các bộ phận sử dụng tự phụ trách. Phòng kế toán căc cứ theo chứng từ nhập xuất của Thủ kho và các bộ phận gửi về và dựa theo giá trị của công cụ dụng cụ mà phân bổ chi phí công cụ dụng cụ hợp lý và chính xác. Định kỳ, cuối năm Công ty sẽ tiến hành kiểm kê để đánh giá và xác định lại giá trị của các công cụ dụng cụ này, từ đó sẽ đánh giá việc sử dụng công cụ dụng cụ của các bộ phận.

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống kaizen costing trong việc quản lý chi phí sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ kim trúc (Trang 71 - 72)