Imai (1986) mô tả rằng sự cải tiến có thể được chia thành Kaizen và đổi mới. Kaizen nghĩa là cải tiến nhỏ, là kết quả của những nỗ lực liên tục. Đổi mới liên quan đến một sự cải thiện mạnh mẽ như là một kết quả của sự đầu tư lớn về tài nguyên trong công nghệ mới, thiết bị. Trong khi phương Tây chú trọng "đổi mới" có tính tức thời, đột phá về công nghệ, kỹ thuật… với kết quả rõ ràng, người Nhật thường quan tâm đến "cải tiến liên tục", cải tiến hàng ngày với mục tiêu làm thế nào để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, dù chỉ một chút. Hiệu quả của Kaizen vì thế rất tinh tế, nhỏ bé và không nhận thấy ngay, nhưng về lâu dài Kaizen giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và có sức cạnh tranh cao.
18
Những điểm khác nhau cơ bản của Kaizen và Đổi mới đã được Imai (1986) khái quát theo bảng sau:
Bảng 1.1: So sánh Kaizen và Đổi mới
Nội dung Kaizen Đổi mới
Tính hiệu quả Dài hạn nhưng không gây ấn tượng
Ngắn hạn nhưng gây ấn tượng
Tốc độ Những bước đi nhỏ Những bước đi lớn
Khung thời
gian Liên tục và tăng lên dần Gián đoạn và không tăng dần
Thay đổi Từ từ và liên tục Đột ngột và dễ thay đổi Cách tiếp cận Nỗ lực tập thể Ý tưởng và nỗ lực cá nhân Liên quan Tất cả mọi người Lựa chọn vài người xuất sắc Cách thức Duy trì và cải tiến Đột phá và xây dựng
Bí quyết Bí quyết truyền thống, kỹ thuật thường kết hợp hiện đại
Đột phá kỹ thuật mới, sáng kiến và lý thuyết mới Yêu cầu Đầu tư ít nhưng cần nổ lực lớn để
duy trì
Đầu tư lớn nhưng ít nổ lực để duy trì
Định hướng Con người Công nghệ
Đánh giá Quá trình và nỗ lực để có kết quả
tốt hơn Kết quả đối với lợi nhuận
Nguồn: Imai (1986)
Tuy nhiên, Kaizen không thay thế hoặc ngăn cản sự đổi mới. Thay vào đó, cả hai bổ sung cho nhau. Kaizen sẽ hỗ trợ cải thiện các hoạt động hiện tại, nhưng nó sẽ không cung cấp bước tiến lớn. Điều quan trọng là để các công ty duy trì một sự cân bằng giữa sáng tạo và một chiến lược Kaizen tập trung vào cải thiện.