Nội dung quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của luân văn

1.1.2.Nội dung quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp

1.1.2.1. Xây dựng quy trình quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp

Xây dựng quy trình quản lý nợ thuế * Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ - Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện - Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch

- Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định ở trên cho cơ quan thuế cấp trên:

+ Chi cục Thuế báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ về Cục Thuế. + Cục Thuế báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ về Tổng cục Thuế. - Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

- Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở đã được phê duyệt

* Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ - Phân công quản lý nợ thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ - Đối chiếu số liệu

- Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ.

- Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu (trừ trường hợp đã được xóa nợ tại điểm 6) và một số nguyên nhân gây chênh

lệch tiền thuế nợ

- Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị ủy nhiệm thu

- Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ - Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ

1.1.2.2. Tổ chức công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp

- Xác định nợ thuế, phân loại nợ thuế

Tại Việt Nam, trong xu thế hội nhập quốc tế, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, số lượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế những năm vừa qua liên tục gia tăng. Cùng với việc đóng góp có hiệu quả về số thu đối với NSNN, thì số tiền thuế nợ đọng phát sinh từ lĩnh vực này cũng ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp. Nợ thuế từ các loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số tiền nợ thuế. Do đó, việc xác định số nợ thuế và phân loại nợ đối với doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Căn cứ số thuế kê khai của các doanh nghiệp, cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp, thời hạn phải nộp, số thuế đã nộp để xác định chính xác số thuế nợ. Từ đó, tiến hành phân loại nợ thuế theo thời hạn nợ và tính chất nợ bao gồm:

Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, căn cứ kỳ thuế kê khai phân loại thành các khoản nợ thuế thông thường có hạn nợ dưới 90 ngày, nợ trên 90 ngày. Đối với các khoản nợ đã có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chứng từ nộp hoặc đang có hồ sơ xin miễn giảm, xóa nợ theo chính sách cần phân loại vào nhóm nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh, chờ miễn giảm…

Đối với các doanh nghiệp đã kê khai thuế và phát sinh khoản nợ nhưng hiện tại đã ngừng hoạt động do lâm vào tình trạng phá sản, bỏ trốn, mất tích hoặc đang trong quá trình khởi tố điều tra thì cần được phân loại vào nhóm nợ khó thu

- Thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN:

Từ kết quả phân loại nợ, cơ quan thuế thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nộp thuế, hướng dẫn lập hồ sơ miễn giảm, xóa nợ, hồ sơ điều chỉnh giảm số thuế nợ đối số nợ chờ điều chỉnh, chờ xử lý.

Vận động các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, tạm ngừng hoạt động thực hiện hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi chuyển đổi, nghỉ kinh doanh để tránh bị phạt cũng như chuyển hồ sơ sang cơ quan công an…

- Thực hiện đôn đốc thu nợ thuế:

Cơ quan thuế căn cứ vào số thuế nợ của từng doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ đảm bảo hiệu quả:

+ Thực hiện điện thoại nhắc nộp tiền thuế nợ đối với các doanh nghiệp có số thuế nợ dưới 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.

+ Ban hành và gửi thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp tới doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền thuế nợ đối với doanh nghiệp có khoản nợ thuế trên 30 mười ngày kể tà ngày hết thời hạn nộp thuế.

+ Cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình không nộp tiền thuế nợ đối với các khoản nợ tiền thuế trên 90 ngày.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)