5. Kết cấu của luân văn
3.4.1. Thực hiện quy trình quy trình quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế
huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương
Chi cục Thuế huyện Kinh Môn đã thực hiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn theo quy trình quản lý nợ thuế như hình 3.1. Theo các bước trong quy trình, ngay từ đầu năm đội Quản lý nợ căn cứ số doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế năm trước, dự kiến số tiền thuế nợ năm nay để tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho các đội thuế tham gia quy trình cũng như chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho đội Quản lý nợ. Cán bộ được giao chỉ tiêu thu nợ thực hiện rà soát đối chiếu số tiền thuế nợ trên các sổ thuế và tiến hành phân loại tiền thuế nợ đối với từng doanh nghiệp, từng khoản nợ làm căn cứ thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ. Đối với những doanh nghiệp có số tiền thuế nợ dưới 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định, cán bộ quản lý thực hiện các biện pháp đôn đốc hỗ trợ như nhắn tin, gọi điện thoại nhắc nộp thuế. Đối với những doanh nghiệp có số tiền thuế nợ lớn thời gian nợ trên 30 ngày, thực hiện đôn đốc thông qua việc ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp trình Lãnh đạo ký gửi tới doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền thuế nợ vào NSNN. Những doanh nghiệp có số tiền thuế nợ kéo dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo kê khai, hạn nộp theo thông báo của cơ quan thuế, hạn nộp theo quyết định thanh tra, kiểm tra. Cán bộ quản lý hoặc cán bộ tham gia quy trình lập danh sách trình lãnh đạo Chi cục chuyển sang việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế nhằm thu hồi được tiền thuế nợ vào NSNN. Chi cục Thuế huyện Kinh Môn ngoài việc áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ theo quy trình thì cũng đã tổ chức thực hiện nhiều biện pháp nhằm quản lý nợ và thu hồi số nợ thuế, cụ thể như sau:
Một là, Chi cục thuế huyện Kinh Môn đã tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế trong quá trình kê khai thuế đảm bảo kê khai đúng về số liệu và thời gian nhằm hạn chế việc kê khai hạch toán sai dẫn đến số thuế bị truy thu, bị phạt qua quá trình thanh kiểm tra lớn dẫn đến nợ đọng. Tăng cường công tác tuyên truyền được thể hiện:
(i)Thực hiện luân chuyển bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao cho Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế thuộc Chi cục. (ii) Chủ động xây dựng kế hoạch và có các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Tập huấn, đối thoại, tổ chức các cuộc tiếp xúc, tọa đàm, lập trang thông tin điện tử và mạng lưới tuyên truyền trên toàn địa bàn và trên các phương tiện thông tin đại chúng để hướng dẫn, giải thích cho các cơ sở kinh doanh và nhân dân nắm các chính sách, chế độ thuế, các thủ tục hành chính thuế để họ tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, giảm thiểu các sai phạm do thiếu hiểu biết chính sách về thuế và hoá đơn chứng từ. Khi đó, phần nào cũng góp phần hạn chế nợ đọng thuế, kịp thời giải đáp nhiều vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp. Do đó, mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế ngày càng thân thiện, hợp tác, trở thành người bạn đồng hành trong việc thực thi chính sách thuế. Một số kết quả điển hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
từ năm 2011 - 2013 như: Đã biên soạn và phát hành tài liệu; ấn phẩm, tờ rơi cung cấp miễn phí cho đối tượng nộp thuế và nhân dân; phối hợp với Đài truyền thanh của huyện thực hiện các chuyên đề về công tác thuế định kỳ hàng tháng, quý. Phối hợp với Phòng văn hóa lắp đặt biển quảng cáo pa nô, áp phích tuyên truyền; tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trong quá trình triển khai thực hiện các đề án lớn về thuế đã tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền các cấp và sự đồng thuận của nhân dân.
Hình 3.1. Quy trình quản lý quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn
Nguồn: Chi cục thuế huyện Kinh Môn
Chi cục Thuế huyện Kinh Môn cũng thường xuyên quan tâm, nắm bắt các vướng mắc của tổ chức, cá nhân người nộp thuế về các thủ tục và chính
Chi cục thuế
huyện Kinh Môn
Công chức quản lý nợ thực hiện đối chiếu xác định nợ, phân loại tiền thợ và đôn đốc thu nợ, báo cáo kết quả thu nợ
Đội quản lý nợ thuế
Xây dựng và giao chỉ tiêu số tiền nợ thuế cho cán bộ quản lý nợ và các đội tham gia quy trình
Phân loại tiền thuế nợ
Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ
Cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ và báo cáo kết quả thu nợ
Các đội thuế tham gia quy trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sách thuế để có biện pháp kịp thời xử lý các vướng mắc thông qua trả lời điện thoại trực tiếp và trả lời bằng văn bản hướng dẫn đăng ký cấp mã số thuế, hướng dẫn hỗ trợ phần mềm kế toán, phần mềm kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử; tuyên truyền hỗ trợ chế độ chính sách; chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Hai là, tập trung kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi gian
lận thuế, góp phần giảm thiểu số nợ thuế. Chi cục Thuế huyện Kinh Môn đã chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cử cán bộ tham gia việc nắm bắt, kê khai nhằm chuẩn hoá cơ sở dữ liệu, làm cơ sở đôn đốc thu nộp và xử lý phân loại nợ đọng về thuế, giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra có căn cứ dữ liệu để phân tích tình trạng hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả.
Thực hiện phân công cán bộ tăng cường giám sát việc kê khai, quyết toán thuế của đơn vị để phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đầy đủ có yêu cầu giải trình hoặc kê khai bổ sung. Đối với các đơn vị âm thuế kéo dài xác định có nghi vấn yêu cầu kiểm tra làm rõ. Nhờ tăng cường rà soát kiểm tra nên tình trạng sai lệch số liệu giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế (ĐTNT) đã được hạn chế rất nhiều so với trước, từng bước nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng tờ khai của ĐTNT, thường xuyên quan tâm đến việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu của ngành; tăng khả năng cung cấp thông tin, sử dụng và khai thác phần mềm ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế, giúp cho chương trình quản lý nợ và kiểm tra có kết quả. Chi cục cũng chỉ đạo bộ phận kiểm tra thường xuyên rà soát phân loại đối tượng doanh diệp có nguy cơ rủi ro cao về thuế để lập danh sách đề nghị Cục thuế tiến hành thanh tra (do cấp Chi cục chưa có chức năng thanh tra thuế) nhằm tránh những sai phạm lớn dẫn đến nợ đọng tiền thuế với NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ba là, Chi cục Thuế huyện Kinh Môn đã tích cực thu hồi nợ đọng
thuế năm trước và hạn chế nợ đọng mới phát sinh. Hiệu quả của biện pháp này thể hiện rõ qua số liệu trình bày ở biểu trên. Quá trình thực hiện quy trình quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn cũng bộc lộ những hạn chế như: Theo quy trình, cán bộ quản lý nợ phải thực hiện biện pháp đôn đốc thông qua gọi điện thoại đối với tất cả các doanh nghiệp có số thuế nợ dưới 30 ngày. Tuy nhiên, do cơ sở dữ liệu theo dõi tại cơ quan thuế không đầy đủ và doanh nghiệp có sự thay đổi số điện thoại qua thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến biện pháp này không được thực hiện triệt để. Việc lập nhật ký theo dõi quá trình đôn đốc thu nợ cũng không được đảm bảo do khối lượng công việc nhiều, mỗi doanh nghiệp lại có nhiều khoản nợ, hạn nợ khác nhau.