Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 32 - 33)

5. Kết cấu của luân văn

1.2.1.Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số nước trên thế giới

Tại Châu Á, Hàn Quốc là nước đi đầu trong công tác quản lý nợ nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng. Đối với các khoản nợ lớn thực hiện đàm phán lại với các ngân hàng ngoại để gia hạn thêm nợ. Đối với các tập đoàn kinh tế lớn Chính phủ có chính sách quản lý thuế riêng biệt như hiện nay chính quyền Tổng thống Park Geun Hye đã công bố dự thảo kế hoạch đánh thuế 10% đối với lượng tiền mặt thặng dư, vốn nên được chuyển thành lương, khoản đầu tư hoặc trả cổ tức cho cổ đông thay vì được cất trong ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thụy Điển xây dựng và phát triển Cơ chế một cửa quốc gia từ năm 1989 bắt đầu với việc ngành Hải quan phát triển Hệ thống thông tin Hải quan dành cho quy trình xuất khẩu hàng hóa và gửi thông tin thống kê điện tử cho Tổng cục thống kê. Đến nay, Cơ chế một cửa quốc gia Thụy Điển đã thu được những kết quả rất tốt đẹp. Hàng năm, có 94% tờ khai hải quan được gửi bằng phương pháp điện tử qua XML hoặc EDIFACT. Hệ thống thông tin của Hải quan Thụy Điển hiện nay quản lý hơn 100.000 thông điệp điện tử/ngày.

Thông qua cơ chế một cửa quốc gia, doanh nghiệp có thể tiến hành nộp tờ khai hải quan điện tử; nộp đơn xin giấy phép xuất nhập khẩu và giấy phép đối với các mặt hàng chiến lược. Tờ khai xuất nhập khẩu có thể được gửi qua Internet hoặc qua hệ thống EDIFACT của doanh nghiệp. Hiện nay, cơ chế một cửa quốc gia Thụy Điển có sự tham gia của cơ quan Hải quan, Nông nghiệp, Thương mại, Ủy ban quốc gia về giám sát hàng hóa chiến lược và Cảnh sát. Trong đó, Hải quan là cơ quan đầu mối quốc gia về cơ chế một cửa. Đối với thu thuế VAT nhập khẩu (Thuế giá trị gia tăng): Các khoản thuế này được cơ quan Hải quan thu, sau đó chuyển lại cho Tổng cục Thuế. Đối với thuế Hải quan: Việc chuyển các khoản thuế hải quan được thực hiện một cách tự động giữa cơ quan quản lý nợ quốc gia, cơ quan Hải quan và Ủy ban Châu Âu (Quang Hiệp, 2014).

Các nước (như Hàn Quốc, Thụy Điển,...) không bắt buộc thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo trình tự, mà hơn nữa còn cho phép thực hiện đồng thời các biện pháp để đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 32 - 33)